Chính sách & Quản lý

Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới lần thứ 43 khẳng định vai trò của công nghiệp văn hóa tại Việt Nam

Phương Lan 15:45 05/08/2024

Sáng 5/8, tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới lần thứ 43 và Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO đối với công nghiệp văn hóa”. Đây là sự kiện quốc tế đặc biệt quan trọng do Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đăng cai chủ trì.

Tới dự Hội nghị có ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; Nhà ngoại giao, nhà báo Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Ủy viên mặc nhiên BCH Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới; Ông Bolat Akchulakov - Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới; Bà Assel Utegenova, Đại diện Tổ chức UNESCO Thế giới; cùng đại diện các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ ban ngành, các tổ chức văn hóa xã hội, giáo dục, khoa học, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và 40 đại diện đến từ các quốc gia thành viên Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới (WFUCA) như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Hy Lạp, Kazakhstan, Rumani...

anh-2.-nha-ngoai-giao-nha-bao-nguyen-xuan-thang-chu-tich-lien-hiep-cac-hoi-unesco-viet-nam-uy-vien-mac-nhien-bch-lien-hiep-cac-hoi-unesco-the-gioi.jpg
Nhà ngoại giao, nhà báo Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Ủy viên mặc nhiên BCH Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới phát biểu tại hội nghị.

Hội nghị Ban Chấp hành WFUCA được tổ chức thường niên, nhằm thúc đẩy giáo dục, khoa học, văn hóa và truyền thông toàn cầu. Năm nay, với việc đăng cai tổ chức của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Hội nghị lần thứ 43 đã trở thành diễn đàn quan trọng để thảo luận và định hình các hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên toàn cầu.

Tại hội nghị Ban Chấp hành, các quốc gia thành viên của WFUCA báo cáo, tổng kết, đánh giá các hoạt động thực thi trong giai đoạn 2023-2024; thông qua, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới; bầu các vị trí lãnh đạo của nhiệm kỳ mới và thảo luận một số nội dung liên quan đến công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị lần thứ 44.

“Hội nghị lần này đánh dấu bước phát triển mới của phong trào UNESCO phi chính phủ trên toàn thế giới, tạo ra những điều kiện mới để tăng cường sự hợp tác giao lưu giữa các Hiệp hội và Câu lạc bộ UNESCO các nước thành viên, cùng nhau hướng đến những chương trình, hoạt động lớn hơn nữa, lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa trên các lĩnh vực Giáo dục, Khoa học, Văn hóa và Thông tin Truyền thông theo tư tưởng nhân văn trong sáng của UNESCO vì mục tiêu chung của nhân loại.” – Ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam chia sẻ tại Hội nghị.

anh-3.-toan-canh-hoi-nghi.jpg
Toàn cảnh hội nghị.

Điểm nhấn đáng chú ý của Hội nghị năm nay là việc các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về vai trò của công nghiệp văn hóa và nền kinh tế sáng tạo trong thúc đẩy tǎng trưởng kinh tế, tạo sinh kế và bảo tồn di sản vǎn hóa.

Cũng tại sự kiện, Hội đồng các giá trị văn hoá của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã tặng bằng khen, chứng nhận cho các cá nhân, tổ chức có nhiều đóng góp cho các phong trào UNESCO, phát huy các giá trị di sản văn hoá trong lĩnh vực mình hoạt động.

Kết thúc hội nghị, các quốc gia thành viên đã đưa ra Tuyên ngôn Hạ Long về "Kinh tế sáng tạo - Kết nối Văn hóa vì Hoà bình và Phát triển bền vững". Bản tuyên ngôn cam kết thúc đẩy các mô hình kinh tế trên cơ sở công bằng và bền vững, nâng cao chất lượng sống của mọi thành viên cộng đồng; ủng hộ các chính sách kinh tế thân thiện với môi trường và xã hội, đảm bảo rằng sự phát triển không gây hại đến các thế hệ tương lai; bảo vệ và bảo tồn các di sản văn hoá, thúc đẩy những sáng kiến biến các di sản này thành tài sản phục vụ cho sự phát triển và gia tăng hạnh phúc của nhân loại; tôn trọng và khuyến khích sự đa dạng văn hóa, coi việc thấu hiểu và tôn trọng giữa các nền văn hóa là tiền đề của hòa bình và thinh vượng./.

Bài liên quan
  • Chuyên gia UNESCO khảo sát bãi cọc Bạch Đằng để góp ý vào hồ sơ đề cử Di sản thế giới
    Tháng 8 tới đây đoàn chuyên gia quốc tế UNESCO/ICOMOS (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc /Hội đồng di tích và di chỉ Quốc tế) cùng với các chuyên gia Việt Nam đã khảo sát, thẩm định thực địa tại các Bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) để góp ý vào hồ sơ đề cử Di sản Thế giới đối với Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Triển vọng hợp tác bền vững của nghệ thuật múa châu Á
    Trong hai ngày 2/12 và 3/12/2024, Liên hoan Múa Châu Á năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của đông đảo các nghệ sĩ quốc tế.
  • Mở cơ hội mới cho sự phát triển văn hóa trong kỷ nguyên hội nhập
    Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 (sau đây gọi là Chương trình) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 8, có thiết kế như một chiến lược toàn diện để khắc phục các điểm nghẽn về nguồn lực, mở ra cơ hội mới cho sự phát triển văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên hội nhập và hiện đại hóa.
  • Gần 1.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15
    Sáng 2/12, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí-Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân và Ngân hàng TMCP Bắc Á phối hợp tổ chức gặp mặt báo chí, giới thiệu Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 (2023-2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ 16 (2024-2025).
  • Sắp diễn ra triển lãm quốc tế sản phẩm và đồ chơi trẻ em 2024 (IBTE)
    Nối tiếp sự thành công của IBTE 2023, Triển lãm Quốc tế Sản phẩm và Đồ chơi trẻ em Việt Nam sẽ quy tụ hơn 200 thương hiệu hàng đầu đến từ 5 quốc gia và vùng lãnh tham gia IBTE để giới thiệu các sản phẩm mới với chất lượng cao
  • [Podcast] Cháo sườn – Thức quà của mùa đông Hà Nội
    Bên cạnh những món ăn đặc sản Hà Nội như chả cá, phở cuốn, bún chả… thì món cháo sườn cũng rất quen thuộc. Cháo sườn, không chỉ đơn giản là một món ăn dân dã mà còn là thức quà chứa nhiều hoài niệm của người Hà Nội. Những ngày Hà Nội chớm đông như thế này mà được bưng bát cháo sườn nóng hổi, thủ thỉ to nhỏ với nhau những câu chuyện thường ngày quả là thú vị.
Đừng bỏ lỡ
Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới lần thứ 43 khẳng định vai trò của công nghiệp văn hóa tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO