Vỉa hè, lòng đường bị tái lấn chiếm: Cần mạnh tay xử lý

hanoimoi| 10/05/2020 08:59

Những ngày qua, sau khi Hà Nội thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều hàng quán, người bán hàng rong lại tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, bán hàng. Vi phạm này diễn ra ở hầu khắp các quận, huyện, thị xã đòi hỏi các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần mạnh tay xử lý nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, đặc biệt là ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng.

Vỉa hè, lòng đường bị tái lấn chiếm: Cần mạnh tay xử lý
Vỉa hè quốc lộ 21B đoạn qua thị trấn Vân Đình (huyện Ứng Hòa) bị nhiều hộ lấn chiếm để bày bán hàng. Ảnh: Gia Huy

Nhiều vi phạm tái diễn

Khảo sát của phóng viên Báo Hànộimới tại quận Long Biên, khu vực quanh chợ Ngọc Lâm, chợ Ô Cách..., hàng rong bày bán la liệt dưới lòng đường gây cản trở giao thông. Phố Ngọc Lâm cũng nhan nhản hàng quán lấn chiếm vỉa hè để bán hàng ăn uống. Trong khi đó, tại quận Hà Đông, vỉa hè ở nhiều tuyến đường thuộc các khu đô thị mới như: Văn Khê, Văn Quán, Xa La, Mỗ Lao... cũng là nơi họp chợ "cóc", quán trà đá, nước mía, thậm chí cả bia hơi. Đáng nói, khách ngồi uống bia, trà đá trên vỉa hè ở những nơi này rất đông, không ai đeo khẩu trang nhưng không thấy lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý. Chị Bùi Thị Phương, chung cư CT1, Khu đô thị Văn Khê bức xúc: Sau khi Hà Nội thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, hầu hết vỉa hè quanh các chung cư trong khu đô thị đều bị chiếm dụng để bán hàng, người dân không còn chỗ vui chơi.

Tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè cũng diễn ra ở nhiều tuyến phố trên địa bàn quận Cầu Giấy. Đoạn vỉa hè trong ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch dài khoảng 200m nhưng có tới 5 quán trà đá. Tương tự, vỉa hè ven Công viên Nghĩa Đô (phố Tô Hiệu) cũng tập trung 8 hàng cắt tóc. Ngay trước cổng công viên là quán trà đá, từ chủ quán đến khách đều không đeo khẩu trang phòng, chống dịch.

Tương tự, nhiều tuyến đường, phố trên địa bàn quận Nam Từ Liêm cũng tái diễn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Tại quận Đống Đa, trước sự ra quân tuyên truyền, xử lý liên tục, vi phạm lấn chiếm vỉa hè giảm nhiều. Tuy nhiên, tại một số tuyến phố như: Tây Sơn, Tôn Đức Thắng, Khâm Thiên, Láng, Phương Mai... vi phạm vẫn xảy ra. Anh Nguyễn Văn Hoàng, phường Phương Mai chia sẻ: Hằng ngày, lực lượng chức năng phường liên tục xử lý lấn chiếm lòng đường, vỉa hè; thậm chí cử người "cắm chốt" giải tỏa vi phạm dọc phố Phương Mai và các ngõ. Song, vi phạm vẫn tái diễn ở một số điểm dọc phố, đặc biệt trong ngõ 4 Phương Mai, gây cản trở giao thông.

Tình trạng nêu trên cũng diễn ra ở vùng ngoại thành. Nhiều chủ hàng quán dọc quốc lộ 21B qua thị trấn Vân Đình (huyện Ứng Hòa) bày mũ bảo hiểm, quạt điện, xe máy, xe đạp... tràn hết ra vỉa hè từ sáng sớm. Việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường quốc lộ này cũng lặp lại đoạn qua huyện Thanh Oai. Tương tự, khu vực quốc lộ 32 qua địa phận xã Chu Minh (huyện Ba Vì), có nhiều hộ chiếm dụng vỉa hè để bán hoa, quả, dựng biển quảng cáo...

Xử lý chưa kiên quyết

Trước thông tin Báo Hànộimới phản ánh, đại diện các địa phương đều thừa nhận thực tế và nêu nhiều vướng mắc. Trong đó, do ý thức của người dân còn kém, cố tình vi phạm trong khi nhiều địa phương chưa kiên quyết xử lý. Đơn cử, dọc đường Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm), thường xuyên có nhiều hộ lấn chiếm vỉa hè để bán hàng. Khi lực lượng chức năng đến kiểm tra thì họ dọn vào nhà, nhưng khi lực lượng chức năng đi khỏi, họ lại tái phạm. 

Trước tình trạng hàng quán, người bán hàng rong tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, Đại úy Nguyễn Việt Anh, Phó Trưởng Công an thị trấn Vân Đình (huyện Ứng Hòa) thông tin: "Chúng tôi đã lập kế hoạch và sẽ cương quyết xử lý vi phạm, nhất là vi phạm dọc quốc lộ 21B, đoạn qua thị trấn Vân Đình...".

Còn Phó Chủ tịch UBND phường Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm) Nguyễn Viết Hùng cho biết, trong số những hộ bán hàng ở lề đường Đại Mỗ đoạn qua địa phận phường cũng có những gia đình có đất thổ cư ra đến sát mặt đường nên khó quản lý.

Chủ tịch UBND phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy) Nguyễn Hải Đăng chia sẻ, vừa qua, phường đã tập trung tháo dỡ lều lán, xóa hàng chục điểm bán hàng lấn chiếm vỉa hè. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi thành phố thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường lại tái diễn. "Tiếp thu phản ánh, chúng tôi sẽ giao lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý dứt điểm các vi phạm, đặc biệt tại các "điểm đen" như vỉa hè ngõ 136 Hồ Tùng Mậu. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ tịch thu phương tiện, đồ dùng, xử phạt nghiêm và duy trì lực lượng chống tái lấn chiếm", ông Nguyễn Hải Đăng nói.

Theo Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Đống Đa Lê Kế Việt, hằng ngày, 21 tổ công tác của quận đều ra quân kiểm tra, xử phạt vi phạm, thiết lập lại trật tự, văn minh đô thị trên địa bàn. Đặc biệt, quận sử dụng ứng dụng Zalo để cập nhật thông tin và lãnh đạo quận sẽ chỉ đạo xử lý ngay khi có vi phạm xảy ra...

Thực tế, vi phạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn xảy ra, lặp đi lặp lại, người vi phạm tìm mọi cách đối phó... Để xử lý được thực trạng này, đòi hỏi chính quyền các địa phương phải kiên quyết thì tình hình vi phạm mới có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.

Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 28-4-2020 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới quy định rõ: Cấm toàn bộ hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh bán hàng dưới bất kỳ hình thức nào.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • “Dạ Lan Canh”: Hòa mình vào không gian hát quan họ cổ xứ Kinh Bắc
    Tối 13/5, Little Stars – nhóm sinh viên chuyên ngành Quản trị Sự kiện thuộc Khoa Du lịch học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức sự kiện Talkshow & Biểu diễn nghệ thuật “Dạ Lan Canh”.
  • Gìn giữ nét Việt cùng giấy Dó giữa lòng Hà Nội
    Vùng Bưởi xưa nổi danh Hà thành với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến nghề làm giấy dó làng Yên Thái. Nghề làm giấy dó xưa đã đi vào ca dao người Việt, niềm tự hào nét tinh hoa văn hóa của người Kẻ Bưởi: Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
  • Một ngày với Hồ Tây
    10 giờ đêm, nhận được tin nhắn từ một người bạn cũ: “Hò hẹn mãi cuối cùng em chẳng đến/Chỉ sợ ngày xuân vội vã đi rồi. Xin lỗi phải nhại thơ Hoàng Nhuận Cầm để chuyển tải hết những mong ngóng của anh. Mai là chủ nhật, có rảnh để về Hà Nội với anh không?”. Tôi phì cười. Hò hẹn từ đầu năm sẽ lên thăm anh, nhờ anh làm hướng dẫn viên du lịch một vòng Thủ đô, vậy mà gần 6 tháng trôi qua, lời hẹn vẫn chưa thành hiện thực. Tôi nhìn lịch, nhắn cho anh: “Mai em rảnh, em lên nhé!”. Ngay lập tức anh trả lời: “OK nhé,
  • Công an quận Tây Hồ: Điểm sáng trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
    Những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, là trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân quận Tây Hồ với người dân trên địa bàn Thủ đô.
  • Phát động Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024
    Chiều 13/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức phát động Festival Mỹ thuật trẻ năm 2024.
  • Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"
    Triễn lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11/2024 tại Bảo tàng Đắk Lắk và Thủ đô Hà Nội. Đây là hoạt động nhằm giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc về 54 dân tộc Việt Nam đến với công chúng trong nước và ngoài nước.
  • Phim truyền hình “Những nẻo đường gần xa”: Khơi dậy khát vọng tuổi trẻ
    Bộ phim sẽ lên sóng vào lúc 21h00 các ngày thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên VTV1, bắt đầu từ ngày 22/5.
  • Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Lễ hội truyền thống làng Keo thuộc thôn Giao Tất, xã Kim Sơn (huyện Gia Lâm, Hà Nội) gắn liền với tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng, vị thần bảo trợ của cộng đồng làng Keo là tướng quân Đào Phúc và Tiên Anh công chúa đã có công cùng đại danh tướng Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, đánh tan quân Tống, quân Chiêm Thành xâm lược.
  • Tìm kiếm tài năng trẻ “Festival Guitar Talent toàn quốc 2024” dành cho thí sinh từ 7 tuổi
    Cuộc thi Festival Guitar Talent toàn quốc năm 2024 dành cho thí sinh từ 7 tuổi trở lên, nhằm tìm kiếm và phát triển tài năng âm nhạc Việt Nam. Cuộc thi diễn ra từ ngày 1.8 đến 27.10.2024.
  • Cần thực hiện có hiệu quả quy hoạch tổng thể, có chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn
    Tham luận tại Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao” diễn ra sáng 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy, cho rằng chúng ta cần thực hiện 4 nhóm giải pháp phát triển thiết chế văn hóa theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Vỉa hè, lòng đường bị tái lấn chiếm: Cần mạnh tay xử lý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO