“Về miền Quan họ” tái hiện vùng đất Kinh Bắc

HOA DƯƠNG| 23/10/2022 15:33

“Về miền Quan họ” của ca sỹ Mai Thương là câu chuyện tái hiện bức tranh hoàn mỹ về giá trị của bản sắc dân tộc ở vùng quê Bắc Ninh.

Hình ảnh về Bắc Ninh - một miền quê bình yên và đẹp như cổ tích được tái hiện trên màn ảnh, sự giao hòa giữa hình ảnh và âm nhạc tạo nên một bức tranh hoàn mỹ về giá trị của bản sắc dân tộc thông qua câu chuyện trong MV “Về miền Quan họ” của ca sỹ Mai Thương.

12.jpg
Mai Thương đạt giải Ba cuộc thi Sao Mai năm 2017 phong cách âm nhạc dân gian

Sinh ra ở một làng quê miền Quan họ nên từ bé Mai Thương đã được đắm mình trong một không gian văn hóa đậm đặc hồn quê và những giá trị âm nhạc quý giá như là Quan họ, Chèo. Vì thế, từ nhỏ tâm hồn cô đã đầy ắp những thanh âm của cuộc sống từ thực tế đến âm nhạc.

Lớn lên, Mai Thương theo học thanh nhạc và trở thành ca sỹ chuyên nghiệp và cô chọn dòng nhạc dân gian để theo đuổi. Sẵn có những ký ức và cảm xúc về đời sống của làng quê nên khi Mai Thương cất tiếng hát, người ta ngay lập tức được “chạm” vào bức tranh quê hương đậm nét mà cô vẽ nên bằng giọng ca của mình.

Mai Thương đạt giải Ba cuộc thi Sao Mai năm 2017 phong cách âm nhạc dân gian. Giọng hát Mai Thương đang ở độ chín của nghề, đủ ngọt ngào mà không quá “đậm đặc” dân gian, đủ sâu lắng và tinh tế để biến những câu hát trở nên có hồn và ngấm sâu vào trái tim người nghe. Những ca khúc mang âm hưởng dân gian được phối khí mới mẻ, hiện đại đã tạo nên nguồn cảm hứng mạnh mẽ để Mai Thương có thể thả hồn mình vào từng giai điệu.

1.jpg
Mai Thương đã lựa chọn những ca khúc rất nổi tiếng của vùng Kinh Bắc để đưa vào CD “Về miền Quan họ”

Mai Thương miệt mài với âm nhạc vừa sở hữu 1 CD “Về miền Quan họ” và 2 MV có tên “Làng”, “Chuyện tình của mẹ”. Mảnh đất Kinh Bắc là một trong những cái nôi văn hóa đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, thế nên có rất nhiều ca khúc hay về mảnh đất này. Mai Thương đã lựa chọn những ca khúc rất nổi tiếng của vùng Kinh Bắc để đưa vào CD như: Những cô gái Quan họ (Phó Đức Phương), Câu Quan họ người ơi (Ngọc Lĩnh), Nhớ đêm giã bạn (Nguyễn Tiến), Ngẫu hứng giao duyên (Trần Tiến). Bên cạnh đó, cô cũng đưa vào hàng loạt những ca khúc mới sáng tác gần đây cùng những ca khúc “mới toanh” chưa được phổ biến, trong đó có thể kể đến các tác phẩm như: Về miền Quan họ người ơi (Vũ Quốc Nam, Anh Tuấn), Về Quan họ giao duyên (Quang Hưng, Anh Tuấn), Hội làng (Bá Quang), Làng (Bá Quang) và Chuyện tình của mẹ (Chiêu Thanh).

14.jpg
“Về miền Quan họ" là món quà Mai Thương tri ân quê hương Bắc Ninh

MV “Làng” được đạo diễn Anh Quân dàn dựng đưa khán giả trở về miền quê Kinh Bắc bình yên và đẹp đến nao lòng. Những giá trị văn hóa đặc trưng đồng bằng Bắc Bộ được đưa vào MV rất khéo léo và nên thơ như Hội làng, con sông, bến đò, cánh đồng, mái ngói rêu phong, cổ kính,… tạo nên một không gian xưa cũ, mộc mạc nhưng thấm đậm tình quê. MV “Chuyện tình của mẹ” được khai thác một cách nhẹ nhàng câu chuyện về người mẹ (do chính mẹ đẻ của Mai Thương diễn xuất), người mẹ ấy cũng giống như bao bà mẹ quê khác, luôn hi sinh bản thân mình, tảo tần, gánh gồng nuôi đàn con khôn lớn, phụng sự nhà chồng và thủy chung son sắt với người mình yêu. Một câu chuyện nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng nói lên được công lao to lớn của người mẹ.

“Về miền Quan họ" chính là món quà mà tôi tri ân quê hương tôi, mảnh đất sinh ra và đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi để có một ca sỹ Mai Thương như ngày hôm nay. Tôi luôn tự hào về quê hương Kinh Bắc giàu bản sắc văn hóa của mình. Và đây cũng là món quà tôi dành tặng người mẹ tảo tần của mình, người luôn tạo cho tôi cảm giác bình yên nhất, an toàn nhất và hạnh phúc ấm áp nhất mỗi khi tôi trở về nhà. Đó cũng là món quà mà tôi dành tặng cho tất cả những người mẹ, những người phụ nữ Việt Nam tuyệt vời nhất” – Mai Thương chia sẻ.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
  • Giới thiệu 150 bức ảnh quý về “Hà Nội ngày tiếp quản”
    150 bức ảnh quý về ngày đoàn quân tiến về Hà Nội, giải phóng Thủ đô (ngày 10/10/1954) vừa được giới thiệu với công chúng trong triển lãm ảnh “Hà Nội ngày tiếp quản” tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm - số 2 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm Hà Nội.
  • Chuyện kể ngày tiếp quản Thủ đô
    Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 10/10 là các cựu thanh niên xung phong (TNXP) công tác tiếp quản Thủ đô trong ngày giải phóng năm xưa lại gặp nhau. Dẫu số lượng người tham dự ngày càng ít đi vì người mất, người ốm đau, bệnh tật nhưng mỗi lần gặp lại, những kỉ niệm về ngày tiếp quản Thủ đô lại ùa về trong họ, như chưa từng có dấu vết của thời gian…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
“Về miền Quan họ” tái hiện vùng đất Kinh Bắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO