Về làng lụa quê tôi

Nguyễn Thị Kim Oanh| 14/05/2018 09:34

Từ trung tâm quận Hà Đông, rẽ vào lối Cầu Am, đi chừng vài ba trăm mét là đến cổng làng Vạn Phúc. Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc vốn đã nổi tiếng nay lại được nhiều người biết đến, khách trong nước và nước ngoài đến tham quan làng ngày một đông hơn.

Về làng lụa quê tôi
Cửa hàng bán lụa ở làng Vạn Phúc. Ảnh: Giang Nguyên Thái
Tiếng thoi đưa lách cách, nhịp nhàng từ những khung cửi trong xưởng dệt từ đầu làng đến ngõ xóm - đó là những âm thanh rất đỗi thân quen của người làng Vạn Phúc. Tùy từng sản phẩm dệt mà tiếng thoi đưa, tiếng máy kéo go xà, go võng và tiếng cữ dập cũng có âm thanh khác biệt. Tiếng thoi của cha cũng khác tiếng thoi của bà, của mẹ. Tiếng thoi của cha nghe khỏe khoắn mạch lạc còn tiếng thoi của bà, của mẹ lại khoan nhặt dịu dàng. Nếu là người làng, nghe quen tai thì khi đi qua nhà nào là biết ngay nhà đó đang dệt mặt hàng gì. Thường nhà nào cũng có ít nhất vài ba khung dệt, có gia đình đông con thì phải tới năm bảy khung. Vạn Phúc chủ yếu là dệt lụa Vân, ngoài ra còn có Sa, The, Đũi… được dệt bằng chất liệu tơ tằm truyền thống.
Khung cửi để dệt các mặt hàng này cao tận nóc nhà, vì nó cõng trên lung cả cỗ máy đồ sộ để kéo go xà và trục các tông. Từng lớp hoa bóng hoa mờ cứ dần dần hiện hình trên mặt lụa bóng nõn nà qua tiếng thoi đưa.

Để có được những tấm lụa đẹp mắt làm say lòng du khách, người làm canh cửi phải trải qua nhiều công đoạn. Từ khâu chọn tơ cũng có nguyên tắc riêng, tơ dọc, tơ ngang cũng khác nhau. Tơ dọc thì sợi to dày dặn chắc chắn, tơ ngang để cải hoa thì mềm mỏng mượt mà. Tơ dọc thì phải hồ, công đoạn này cũng thật vất vả. Khung hồ dài bằng cả 5 gian nhà. Sợi tơ được nhấn trong nước hồ bằng gạo xay nhuyễn và nấu chín. Bởi vậy sợi tơ sau khi được hồ, quạt khô sẽ trở nên dai và săn chắc hơn.

Muốn có được những tấm lụa tơ tằm với hoa văn cầu kỳ và tinh xảo như Lan Mai Trúc Điệp, Hoa Cúc Thọ hay Song Hỷ… thì phải kể đến công đoạn làm go và đục lỗ các tông theo mẫu cho từng loại hoa văn. Các mẫu này còn có thể thay đổi theo sự sáng tạo của những người thợ tài hoa lành nghề và khéo léo. Đây là công việc cực kỳ quan trọng, chỉ có số ít thợ có kỹ thuật cao đảm nhiệm và thường là cha truyền con nối.

Bà tôi kể rằng, con gái Vạn Phúc xưa vụng lắm, không giỏi nội trợ đâu. Việc nấu nướng là của bà hay mẹ, còn con gái sáng sớm ra là đã ngồi vào khung cửi. Dệt từ sáng tới trưa, rồi lại từ trưa đến tối. Khi nào chuẩn bị lấy chồng, lúc ấy mẹ mới dạy con gái làm nội trợ và các việc nữ công gia chánh. Chả thế mà chị nào đi lấy chồng thiên hạ, thì sớm muộn cũng thuyết phục bằng được chồng về Vạn Phúc ở rể, chứ các cô chả chịu làm dâu. Con gái làng Vạn Phúc, gót đỏ như son, lại được cái nết na, chăm chỉ, hiền lành và đôn hậu.

Ở làng Vạn Phúc có nhiều nhà còn giữ nguyên truyền thống, chỉ bán lụa do người làng Vạn Phúc làm ra, nhưng đa phần là bán thêm một số mặt hàng nhập ngoại, màu sắc, hoa văn tuy bắt mắt, giá thành lại rẻ nhưng độ bền kém. Nhưng những vị khách cầu kỳ, kỹ tính, họ phải mua bằng được món hàng bằng tơ tằm được dệt bằng kỹ thuật thủ công của những người thợ quê hương Vạn Phúc. 

Tiếng tăm của lụa tơ tằm Vạn Phúc từ lâu đã vượt qua biên giới. Du khách quốc tế đến đây rất ưa chuộng những tấm lụa mềm mại, mượt mà, óng ả, cầm vào là mát rượi tay. Và không chỉ tự hào bởi những sản phẩm trang nhã, tinh tế mà độc đáo được làm bằng tơ tằm chính hiệu từ những đôi bàn tay khéo léo do những người thợ thủ công truyền thống của làng nghề, những người dân quê tôi còn luôn tự hào vì những giá trị văn hóa lịch sử đã được gìn giữ vun đắp qua bao thế hệ. 
(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Hà Nội phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn rộng hơn 1.400ha
    Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 6396/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 3, tỷ lệ 1/2000 tại các xã Phù Linh, Tiên Dược, Tân Minh, Xuân Giang, Đức Hoà, Đồng Xuân, Kim Lũ và thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
  • Nối thông đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó đến Mũi Cà Mau năm 2025
    Bộ GTVT đặt mục tiêu hoàn thành các dự án thành phần đường Hồ Chí Minh với chiều dài gần 170km vào năm 2025 nhằm cơ bản nối thông từ Cao Bằng đến Cà Mau.
Đừng bỏ lỡ
Về làng lụa quê tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO