Văn học - Nghệ thuật

Văn chương từ góc nhìn của những nhà văn là người khuyết tật

Linh Nguyễn 19/12/2024 13:53

Hội thảo “Viết từ và vượt “giới hạn” cơ thể” diễn ra tại Viện Goethe Hà Nội tối ngày 18/12 đã mở ra một cuộc trò chuyện sôi nổi về văn chương từ góc nhìn của những nhà văn là người khuyết tật.

Trong trường hợp tác giả văn chương là người khuyết tật, họ thường được tiếp cận theo một khuôn mẫu câu chuyện điển hình như hành trình vượt qua nghịch cảnh, vai trò của văn chương như “liều thuốc chữa lành”,… Những khuôn mẫu này có thể trói buộc các nhà văn, và một mặt khác, giới hạn cách hiểu khi tiếp nhận một tác phẩm văn chương viết bởi một nhà văn là người khuyết tật. Từ vấn đề này, Viện Goethe Hà Nội đã chủ trì sự kiện trò chuyện thú vị: “Viết từ và vượt những “giới hạn” của cơ thể”.

dien-gia-eva-eikhout-va-nguyen-thi-kim-hoa-cung-tro-chuyen-voi-su-dieu-phoi-cua-quyen-nguyen-2(1).jpg
Từ trái sang phải: nhà văn Eva Eikhout (đến từ Hà Lan) và Nguyễn Thị Kim Hòa (đến từ Việt Nam) - dưới sự điều phối của tiến sĩ văn học Anh Quyên Nguyễn cùng chia sẻ về góc nhìn, quan điểm văn chương. Ảnh: Goethe-Institut Hà Nội

Trong khuôn khổ của sự kiện, hai nhà văn Eva Eikhout (đến từ Hà Lan) và Nguyễn Thị Kim Hòa (đến từ Việt Nam) - dưới sự điều phối của tiến sĩ văn học Anh Quyên Nguyễn đã cùng nhìn lại hành trình văn học, những điều truyền cảm hứng để họ xây dựng ý tưởng và bắt đầu cầm bút, quan niệm văn chương, những ảnh hưởng của trải nghiệm thân thể và văn hóa đến góc nhìn văn chương của mỗi người.

Có thể thấy, một trong những cách tiếp cận với các tác phẩm văn chương phổ biến là thông qua việc đi tìm hiểu tiểu sử của tác giả. Nhưng cả Eva Eikhout dù bị cụt cả 2 tay, 2 chân và Nguyễn Thị Kim Hòa dù bị liệt tay phải vẫn đều là những tác giả đã lựa chọn hành trình viết vượt khỏi giới hạn cơ thể. Nếu Eva viết câu chuyện về bản thân mình nhưng luôn xây dựng một thế giới đời thường với đầy đủ những vui vẻ, hóm hỉnh thì Kim Hòa lại lựa chọn một thế giới để gửi gắm ước mơ, hy vọng trong những số phận nhân vật trong những tác phẩm của mình…

khan-gia-tham-gia-dat-cau-hoi(1).jpg
khong-khi-tai-su-kien2(1).jpg
Sự kiện thu hút đông đảo các độc giả, những người quan tâm đến thế giới văn chương dành cho người khuyết tật tham gia. Ảnh: Goethe-Institut Hà Nội

Phần chia sẻ của các diễn giả tại sự kiện đã tái khẳng định lại thông điệp: Trải nghiệm của việc là người khuyết tật có thể không phải là một chướng ngại cần phải vượt qua trên hành trình văn chương. Đó có thể là một nguồn cảm hứng, đưa đến cho mỗi người một góc nhìn khác biệt về thế giới.­­­­

Phần hỏi đáp của sự kiện cũng mở ra thêm nhiều góc nhìn thú vị, sâu rộng về chủ đề “Viết từ và vượt “giới hạn” cơ thể” khi có nhiều độc giả là những người khuyết tật đang quan tâm hoặc có nhu cầu được kể câu chuyện của họ với thế giới. Những rào cản được nhắc đến là họ không biết bắt đầu từ đâu, khác biệt và hạn chế về ngôn ngữ viết, khó khăn khi tiếp cận văn bản đọc cho đến câu hỏi lớn cuộc sống như thế nào là cuộc sống có hy vọng… Câu trả lời của những diễn giả đã tháo gỡ phần nào vướng mắc, tiếp thêm động lực để mỗi người đi tiếp trên hành trình của mình.

Hội thảo kết lại với sự mong đợi trong tương lai sẽ có thêm nhiều những những tác phẩm văn chương dành cho cộng đồng người khuyết tật truyền tải được đúng góc nhìn họ chờ đợi: Thay vì tập trung vào những khiếm khuyết, thần thánh hóa những số phận thì hãy truyền tải những cuộc sống với đầy đủ cung bậc cảm xúc như một người bình thường. Từ đó, văn chương có thể tạo nên một xã hội mà mỗi người đều có không gian để kể câu chuyện của mình, ai cũng được bao hàm, là một phần tạo nên sự đa dạng trong thế giới này.

Eva Eikhout là nhà sản xuất chương trình và người dẫn chương trình người Hà Lan của tổ chức truyền thông BNNVARA, và cũng là người điều phối sự kiện và diễn giả truyền cảm hứng.
Vào mùa xuân năm 2024, tác phẩm đầu tay của cô, “This Is Not a Book by a Girl Without Arms & Legs” (Đây không phải là cuốn sách của một cô gái không có tay và không có chân) đã được xuất bản. Eva đảm đương các cột báo (chuyên mục) hằng tuần cho nhiều tạp chí/ ứng dụng/ mạng xã hội ở Hà Lan, và đã từng làm biên tập viên khách mời.

Nguyễn Thị Kim Hòa nhà văn đến từ vùng đất “tiểu sa mạc” Ninh Thuận. Chị bắt đầu tham gia sáng tác năm 25 tuổi, viết nhiều về phụ nữ và trẻ em. Cho tới nay Nguyễn Thị Kim Hòa đã in 15 quyển sách (trong đó có 8 quyển cho thiếu nhi) và có một số giải thưởng văn chương. Một số sáng tác của chị đã được đưa vào giảng dạy ở nhà trường. Nguyễn Thị Kim Hòa chia sẻ bản thân chị vẫn đang dùng văn chương để được sống nhiều cuộc đời trong một kiếp người./.

Bài liên quan
  • Nỗ lực cho những bước tiến của văn học nghệ thuật
    Năm 2024, Hà Nội đang vững bước tiến tới mốc son 70 năm giải phóng Thủ đô, đưa Thủ đô ta bước lên tầm cao mới trên mọi lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế, thu nhập và mức sống từng người dân đủ chứa đựng những cứ liệu hùng hồn nhất về sự phát triển ngoạn mục vượt bậc này.
(0) Bình luận
  • 7 tác phẩm đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024
    Hội Nhà văn Việt Nam vừa công bố danh sách Giải thưởng Văn học năm 2024. Theo đó, giải thưởng năm nay được trao cho 7 tác phẩm xuất sắc thuộc các lĩnh vực: Văn xuôi, Thơ, Lý luận phê bình và Văn học thiếu nhi.
  • Công bố 15 sự kiện văn học nghệ thuật tiêu biểu năm 2024
    Ngày 1/1/2025, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã chính thức công bố danh sách 15 sự kiện văn học nghệ thuật tiêu biểu của năm 2024. Đây là một hoạt động nhằm đánh giá và ghi nhận những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực văn học nghệ thuật trong suốt một năm qua.
  • Bình chọn 15 sự kiện Văn học nghệ thuật tiêu biểu năm 2024
    Sáng 27/12, Thời báo Văn học nghệ thuật phối hợp với Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức lễ bình chọn 15 sự kiện Văn học nghệ thuật tiêu biểu năm 2024 nhằm đánh giá những kết quả nổi bật của văn học nghệ thuật trong một năm vừa qua.
  • Di sản văn hoá, văn nghệ đặc sắc, quý giá của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay và mai sau
    Nguyễn Đình Thi là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền văn hóa, văn nghệ Việt Nam hiện đại, nổi trội ở sự thông tuệ, đa tài, xuất sắc, đặc sắc ở nhiều lĩnh vực cả sáng tạo văn hóa và lãnh đạo văn hóa. Ông sinh ngày 20/12/1924 ở Luang Prabang (Lào), nguyên quán là làng Vũ Thạch, nay là phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ra mắt sách về trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam
    Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp với Ủy ban Dân tộc vừa tổ chức ra mắt cuốn sách song ngữ "Du khảo - Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" của tác giả Nguyễn Bông Mai.
  • Huyện Chương Mỹ đón Xuân mới với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”
    Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) Nguyễn Anh Đức vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn huyện. Người đứng đầu chính quyền huyện Chương Mỹ nhấn mạnh công tác tổ chức cho nhân dân đón Xuân mới vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”.
  • Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong thực hiện phong trào thi đua “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”
    Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trên địa bàn, phong trào thi đua xây dựng Thủ đô “Sáng – Xanh - Sạch - Đẹp” tại quận Tây Hồ đem lại những kết quả khả quan, tích cực, giúp người dân được thụ hưởng chất lượng sống tốt nhất.
  • Hà Nội lọt top 10 điểm đến thú vị dịp Tết 2025
    Chuyên trang du lịch Booking.com vừa giới thiệu tới du khách tốp những điểm đến đáng để trải nghiệm tại Việt Nam vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hà Nội là một trong những điểm đến hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
  • [Podcast] Chùa Quán Sứ - Cổ tự linh thiêng của tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam
    Chùa Quán Sứ tọa lạc giữa lòng Thủ đô từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh đối với người dân Hà Nội. Ẩn mình giữa phố phường đông đúc, ngôi chùa này gây ấn tượng bởi lối kiến trúc cổ kính, mang đậm nét linh thiêng của tín ngưỡng Phật giáo. Khi bước vào khuôn viên chùa, du khách sẽ cảm nhận ngay sự tĩnh lặng khác biệt, thoát khỏi sự hối hả của nhịp sống hiện đại. Với những nét chạm trổ tinh tế, những mái ngói rêu phong càng làm tăng thêm vẻ cổ kính cho chùa Quán Sứ.
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sóc Sơn: Thăm, tặng quà các đơn vị, đối tượng chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
    Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, từ ngày 07 đến ngày 10/01, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã đi thăm, tặng quà, chúc Tết các đối tượng chính sách, các đơn vị trên địa bàn xã Đông Xuân, Phú Minh, Phú Cường.
  • Thị xã Sơn Tây tiếp tục nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo bước vào kỷ nguyên mới
    Chiều 10/1, Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ thị xã Sơn Tây tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.
  • [Video] Đúc đồng Ngũ Xã - Tinh hoa làng nghề đất Thăng Long
    Là một trong “tứ nghiệp” của đất Thăng Long xưa, nghề đúc đồng Ngũ Xã được coi là tinh hoa của làng nghề truyền thống Thủ đô với lịch sử gần nửa thế kỷ. Rất nhiều tác phẩm của người thợ đúc đồng làng Ngũ Xã đã trở thành một phần của kho tàng di sản văn hóa dân tộc và sẽ còn trường tồn mãi mãi với thời gian.
  • Thức quà ấm đêm đông
    Hà Nội đã vào đông! Trong tiết trời giá rét, người ta lại thèm vô cùng cái cảm giác ngồi co ro bên bếp lửa hồng, hít căng lồng ngực hương thơm hấp dẫn của những mẻ ngô khoai nướng dở. Bàn tay lạnh cóng dần được sưởi ấm, da dẻ căng khô vì lửa nóng nhưng miệng vẫn xuýt xoa để nhấm nháp từng miếng ngô khoai thơm ngon.
  • Phát huy giá trị di sản Huế đúng với tiềm năng và lợi thế, hình hài kinh đô xưa dần được tái hiện
    Nhiều thành tựu đã đạt được trong năm 2024 của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế mang tính đột phá và có thể khẳng định hình hài kinh đô xưa đã được tái hiện, giá trị di sản Huế phát huy đúng với tiềm năng, lợi thế vốn có.
Văn chương từ góc nhìn của những nhà văn là người khuyết tật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO