Văn chỉ Bát Tràng

Hanoimoi| 22/06/2022 18:31

Văn chỉ là loại hình di tích thờ Khổng Tử cùng các học trò, người sáng lập và phát triển Nho giáo. Tại Hà Nội có nhiều di tích thờ Khổng Tử, tiêu biểu nhất là Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Tại làng Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) có văn chỉ (văn từ) Bát Tràng - nơi thờ Khổng Tử và nhà giáo Chu Văn An. Đây cũng là nơi lưu danh 364 vị đỗ đạt trong các kỳ khoa bảng từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, trong đó có Trạng nguyên Giáp Hải (1507 - 1586) và 8 vị tiến sĩ.

Văn chỉ Bát Tràng

Văn chỉ Bát Tràng nằm sau đình làng, đến nay, dân làng không ai còn nhớ chính xác thời gian xây dựng. Văn chỉ quay mặt theo hướng nam. Từ ngoài đi vào là tam quan có lối kiến trúc phảng phất giống Khuê Văn Các trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám, theo kiểu “thượng gia hạ môn”, phía trên đề 3 chữ: “Ngưỡng di cao” mang hàm ý nhắc nhở dân làng phải luôn phấn đấu vươn lên trong học hành. Tiếp nối tam quan là một khoảng sân rộng, bên phải đặt một tấm bia trên lưng rùa. Tấm bia này hoàn toàn trắng trơn, không khắc chữ, mang ý nghĩa nhắc nhở người làng luôn phấn đấu học hành, khi thành công cũng không được tự mãn. 

Khu vực chính của văn chỉ có kết cấu theo kiểu chữ “Nhị”, gồm tiền tế và hậu cung. Mỗi tòa được thiết kế theo kiểu 3 gian 2 dĩ, nối liền với sân. Ngoài hệ thống hoành phi, câu đối, vào ngày thường, trong cung chỉ có các bệ thờ với bát hương mà không có long ngai, cỗ kiệu như thường thấy ở đình. Song, vào những ngày tế “đinh” (xưa kia, mỗi tháng được chia thành 3 tuần gồm: Thượng tuần, trung tuần, hạ tuần. Mỗi tuần có 1 ngày “đinh” được gọi là “thượng đinh”, “trung đinh” và “hạ đinh”), trên các bệ thờ sẽ đặt bài vị. Ở vị trí trên cùng là bài vị Khổng Tử, tiếp đến là “tứ phối”, “thập triết”, “thất thập nhị hiền” (các lớp học trò của Khổng Tử). Bên dưới là bài vị Trạng nguyên Giáp Hải và 8 vị tiến sĩ.

Văn chỉ còn là nơi sinh hoạt của hội tư văn. Thành viên của hội phải là người đỗ tú tài trở lên và khao vọng đủ lệ; hoặc phải là con, cháu của một vị tiến sĩ và phải bỏ tiền riêng sửa chữa văn chỉ. Vào ngày “đinh” của tuần đầu trong tháng Hai và tháng Tám, tại văn chỉ, hội tư văn sẽ tổ chức tế lễ cầu mong cho làng có thêm nhiều người đỗ đạt. Đầu thế kỷ XX, văn chỉ là nơi học của trẻ em trong làng. 

Năm 2009, văn chỉ Bát Tràng đã được xếp hạng Di tích lịch sử - nghệ thuật cấp thành phố.

(0) Bình luận
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Văn chỉ Bát Tràng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO