UBND Thành phố giao ban công tác tháng 1/ 2018

Bảo Hân/ảnh: Anh Tuấn/HNM| 29/01/2018 11:38

Sáng 29-1, phát biểu mở đầu cuộc họp giao ban công tác UBND TP tháng 1-2018, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết sẽ mời đại diện các công ty thuỷ lợi phát biểu về việc nợ tiền lương như báo chí nêu. Lãnh đạo Sở Tài chính sẽ có báo cáo thêm về nội dung này.

UBND Thành phố giao ban công tác tháng 1/ 2018
Tập thể lãnh đạo UBND TP họp giao ban công tác tháng 1-2018.

Trước đó, báo chí đã đưa tin về việc hàng nghìn công nhân thủy lợi Hà Nội bị nợ lương hai năm. Một số công nhân đã viết tâm thư gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội kể về nỗi khổ này. 

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cũng nêu, trong phần thảo luận tại cuộc họp giao ban, sẽ mời các đơn vị chủ lực báo cáo về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Đầu buổi họp, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Mạnh Quyền báo cáo tóm tắt về kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội tháng 1 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 2 -2018. Theo đó, kinh tế trong tháng 1-2018 tiếp tục phát triển khá, các chỉ số chủ yếu đều tăng cao hơn tháng 1-2017. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 14,7% (tháng 1-2017 tăng 4,26%). 

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ tăng 16,9% (tháng 1-2017 tăng 9,3%). Các doanh nghiệp đã chủ động chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết, giá trị hàng dự trữ ước đạt 26 nghìn tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,1 tỷ USD, tăng 24% (tháng 1-2017 tăng 3,6%); kim ngạch nhập khẩu đạt 2,9 tỷ USD, tăng 39,2% (tháng 1-2017 giảm 0,9%). 

Khách quốc tế lưu trú tại Hà Nội đạt 373 nghìn lượt, tăng 34,8% (tháng 1-2017 tăng 30,9%); khách nội địa 871 nghìn lượt, tăng 7,1% (tháng 1-2017 tăng 5,5%); doanh thu dịch vụ du lịch đạt 5,56 nghìn tỷ đồng, tăng 14,3% (tháng 1-2017 tăng 5,4%). 

Sản xuất nông nghiệp ổn định; dịch bệnh được kiểm soát; đã thu hoạch được 76,4% diện tích cây vụ đông và bắt đầu triển khai sản xuất vụ xuân.

Thu hút đầu tư tiếp tục được đẩy mạnh. Thành phố đã phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án vốn ngoài ngân sách với 2.465 tỷ đồng; vốn đầu tư FDI đạt 62,77 triệu USD; có 1.911 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 16.054 tỷ đồng.

Ngoài ra, công tác quản lý giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường được tăng cường, đảm bảo tốt nhất phục vụ nhân dân đón Tết. Công tác trang trí đường phố, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật được chuẩn bị tốt cho việc kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và phục vụ nhân dân vui xuân, đón Tết. Các hoạt động văn hóa – xã hội được duy trì và phát triển tốt theo kế hoạch.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được đảm bảo. Quốc phòng địa phương được tăng cường. Thành phố đã triển khai kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2018; kế hoạch bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán. 


Ông Nguyễn Mạnh Quyền cũng nêu một số vấn đề cần chú ý như chỉ số giá tiêu dùng tháng 1-2018 khá cao, chủ yếu do một số nhóm hàng tăng cao là thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng. Do đó, cần quan tâm các giải pháp ổn định thị trường, ổn định giá cả trong dịp Tết Nguyên đán và những tháng tiếp theo. Ngoài ra, tình hình cháy nổ vẫn còn diễn biến phức tạp, công tác phòng chống cháy nổ cần được quan tâm hơn, đặc biệt là dịp trước, trong và sau Tết.

Sau khi nghe thêm các báo cáo của Văn phòng UBND TP, Sở Lao động Thương binh và xã hội cùng 13 phát biểu của các Phó Chủ tịch TP, lãnh đạo các đơn vị, quận huyện, sở, ngành... Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã phát biểu kết luận về từng nội dung cụ thể. 

Theo Chủ tịch UBND TP, năm 2017 khép lại với việc Hà Nội hoàn thành 20/20 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội, trong đó có 7 chỉ tiêu hoàn thành vượt kế hoạch. Thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, bước vào năm 2018, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu, Hà Nội đã quyết liệt chỉ đạo các nội dung về kinh tế - xã hội. Kết quả đáng mừng khi nhiều chỉ số tăng so với cùng kỳ năm 2017. 

Liên quan đến thu ngân sách, năm 2018 với số thu gần 239.000 tỷ đồng nên công tác này sẽ đối mặt với nhiều khó khăn. Do đó, Chủ tịch UBND TP đề nghị các đơn vị phải quyết liệt ngay từ đầu, tránh để nợ đọng thuế, phí. 

"Tới đây phải dứt khoát yêu cầu đơn vị thực hiện nghiêm túc, không để tình trạng nợ đọng, ngay cả nợ tiền sử dụng đất với khoản nợ từ 2012, 2013 đến nay" - Chủ tịch Nguyễn Đức Chung kiên quyết.

Chủ tịch UBND TP đề nghị các đơn vị phải đôn đốc triển khai việc thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Thành ủy, Chính phủ và các bộ, ban, ngành. 

Từng sở, ngành, đơn vị của thành phố cũng được giao nhiệm vụ cụ thể như: Sở Văn hoá và Thể thao làm tốt công tác kiểm tra lễ hội, phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng trang trí đường phố với hệ thống đèn led và hoa, cây cảnh hài hòa; Sở Lao động Thương binh và Xã hội quan tâm, chăm lo đến việc đón Tết của các công nhân lao động nghèo. 

Sở Y tế được yêu cầu tăng cường việc kiểm tra, đôn đốc xét nghiệm tiêu chuẩn nước sạch; bảo đảm công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trong dịp Tết, đặc biệt vào thời điểm giao mùa không để dịch sốt xuất huyết bùng phát; kết hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội chăm lo Tết cho bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo. 

Về vấn đề này, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung giao cho Sở Y tế và Sở Công Thương, mỗi đơn vị tiếp nhận, quản lý 1 xe chuyên dụng về xét nghiệm nhanh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế để tăng cường kiểm tra ATTP trong dịp Tết.

Sở Công Thương phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện tổ chức chợ hoa gọn gàng, ngăn nắp và hiệu quả; các chuyến xe bán hàng cho vùng sâu, vùng xa; phối hợp CATP chống hàng lậu, hàng giả, chống buôn bán pháo nổ và đặc biệt tăng cường cùng lực lượng quản lý thị trường kiểm tra đơn vị cung cấp rượu, không để ngộ độc rượu do Methanol như năm 2017.

Về tiến độ thực hiện các dịch vụ công trực tuyến cấp 3, 4 thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Thông tin Truyền thông, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nêu các Sở Tư pháp, Lao động Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ là 3 đơn vị đang thực hiện chậm, đề nghị rà soát lại các thủ tục để hoàn thành đúng tiến độ.

Sở Xây dựng đôn đốc đơn vị cung cấp nước sạch; Tổng công ty Điện lực bảo đảm hệ thống cung cấp điện, không để mất điện, nước trong dịp Tết.

"Kế hoạch trồng cây xanh của các đơn vị phải lên danh mục cụ thể từng loại cây và tuyến phố trồng; sau trồng giám sát, kiểm tra chặt chẽ chứ không phải trồng theo phong trào" - Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nêu.

Chủ tịch cũng giao Sở Giao thông Vận tải và CATP bảo đảm trật tự xã hội, an toàn giao thông vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán; bảo đảm 100% người dân có phương tiện về quê ăn Tết; không để ùn tắc, đặc biệt tại luồng tuyến đi các tỉnh.

Riêng CATP tiếp tục triển khai đợt cao điểm phòng chống tội phạm; bảo đảm an toàn cho các hoạt động chính trị, các địa bàn trọng điểm; hoạt động vui chơi, các khu vực diễn ra lễ hội và lưu ý tuyên truyền, vận động người dân không đốt pháo nổ...
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Hành trình “Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ” đưa văn nghệ sĩ TPHCM đến Tây Bắc
    Hành trình "Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ" diễn ra từ ngày 26 đến 30/11 với các hoạt động ý nghĩa như: Trao quà hỗ trợ bà con khó khăn, bị ảnh hưởng bởi bão lũ, chương trình tri ân văn nghệ sĩ từng tham gia kháng chiến... do các cá nhân hảo tâm là văn nghệ sĩ TPHCM và các đối tác của văn nghệ sĩ thành phố ủng hộ.
  • Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết, Lễ hội Xuân năm 2025
    Để đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác truyền thông, phổ biến Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
UBND Thành phố giao ban công tác tháng 1/ 2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO