Tưởng con thông minh, hóa ra mắc bệnh

Phương Thuận/Gia đình| 19/06/2019 10:44

“Con chưa nói được sẽ biết nói, con nghịch như thế mới thông minh, những đứa trẻ mà không biết nghịch mới là những đứa trẻ đáng lo”… là rất nhiều lý do các bậc cha mẹ nói về con mình khi được chẩn đoán con tự kỷ, tăng động giảm chú ý. Không chịu chấp nhận sự thật, nhiều cha mẹ có thể cướp đi cơ hội can thiệp sớm của con.

Bố mẹ luôn đồng hành giúp trẻ sớm hòa nhập (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa không liên quan đến bài viết). Ảnh: T.L

Bố mẹ luôn đồng hành giúp trẻ sớm hòa nhập (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa không liên quan đến bài viết). Ảnh: T.L

Sốc khi con bị tăng động

Thấy con biểu hiện hiếu động, nghịch ngợm quá đà hơn những bạn đồng trang lứa, chị Nguyễn Thị Huyền (ở Bắc Ninh) đưa con đi khám và chị thật sự sốc khi biết con mình mắc tăng vận động giảm chú ý. Trong quá trình chia sẻ, người mẹ này đã không giấu nổi nỗi buồn về con mình. Chị kể, khi con hai tuổi rưỡi không nói được trong khi nghịch luôn chân tay, ông bà đã mách vợ chồng chị đi “cướp” đồ của người khác làm mẹo cho con nói nhanh. Chị làm theo, con chẳng có chút tiến bộ nào.

Thời điểm đó, chị có ý định đưa con đi khám thì ai cũng bảo con còn nhỏ nên theo dõi thêm, đầy trẻ còn 4-5 tuổi mới nói, không phải lo? Hay con có nghịch nhiều thì mới nhanh nhẹn, thông minh. Và chị lại tự an ủi mình như vậy.

Mãi sau này chị mới đưa con đi khám ở Bệnh viện nhi TƯ. Kết luận của bác sỹ con chị tăng động giảm chú ý, chị đã rất sốc. “Ngay cả khi đã chấp nhận là con phát triển không bình thường, tôi vẫn không đồng hành cùng con. Chỉ tới khi cho con theo học ở Cơ sở mầm non chuyên biệt Bình Minh, tôi mới hiểu ra rằng việc cha mẹ đồng hành cùng con là rất quan trọng để con tiến bộ mỗi ngày. Ngoài thời gian học ở trường, tôi được hướng dẫn cách tương tác cùng con ở nhà bài bản. Giờ con đã 4 tuổi, bớt tăng động, ngồi thiền được còn trước cứ mở cửa ra là con lao về phía trước và đi đâu cũng không biết về nhà”, chị Huyền vui mừng nói.

Cũng giống như chị Huyền, khi con được chẩn đoán chậm phát triển, vợ chồng anh Nguyễn Văn Trường (ở Nam Định) không chấp nhận con mình bị như vậy.

“Khi con còn nhỏ, tôi không để ý tới hành động và ngôn ngữ của con. Khi con hơn 2 tuổi vẫn không hề nói chuyện, tôi cứ nghĩ con mình chậm nói. Mắt con phản xạ kém, không tập trung nhìn vào vật gì lâu và rất hiếu động. Gần như con không ngồi im được 1, 2 phút mà chân lúc nào cũng phải động đậy. Con lại rất hay leo trèo, thường leo lên ghế salon nhảy xuống và cười thích thú. Tôi lo lắng và đưa cháu tới bệnh viện khám.

Bác sỹ kết luận con mắc chứng tự kỷ mức độ nhẹ. Không chấp nhận kết quả khám từ bác sỹ này, tôi đưa con đi khám nhiều nơi khác, vẫn cùng kết luận và khuyên tôi cần can thiệp cho bé càng sớm càng tốt. Lúc này tôi mới chấp nhận sự thật và lo chữa trị cho con”, anh Trường chia sẻ.

Cha mẹ có vai trò rất quan trọng

Chuyên gia tâm lý Lê Khanh cho rằng, đa phần các trường hợp khi chuyên gia tâm lý thông báo về tình trạng trẻ có hội chứng tăng động, kém chú ý (ADHD) hay trẻ tự kỷ, nhiều bậc cha mẹ vẫn không chấp nhận. Nhiều trẻ khi đến khám dù đã ở thể nặng nhưng gia đình vẫn không tin con mình bị như vậy. Con tăng động thì nghĩ con rất thông minh. Họ chỉ cho rằng con mình “thừa năng lượng” hay quá nhạy cảm thôi và tỏ thái độ khó chịu. Đó thực sự là những khó khăn lớn mà các chuyên viên thường phải đối diện với cha mẹ các trẻ.

Khi cha mẹ không chịu chấp nhận sự thật, trẻ sẽ mất đi cơ hội được can thiệp sớm. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp phụ huynh khi biết con mắc ADHD thì quá lo lắng, bi quan. Họ đã tìm mọi cách đem con đi chữa cho dù phải hao tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian. Nhưng một chương trình can thiệp không chỉ là các kỹ thuật được tiến hành tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt hay hòa nhập, còn là các hoạt động ngay tại nhà và người thầy tốt nhất không ai khác, chính là bố mẹ của các em.

ThS giáo dục đặc biệt Đỗ Thị Nhị cho biết, để trẻ được can thiệp đúng cần phải có sự phối hợp giữa các nhà chuyên môn với phụ huynh và có thời gian. Bố mẹ của trẻ ADHD có một vai trò quan trọng và góp phần tích cực trong việc giúp cho con em mình ngày càng ổn định hơn. Sai lầm lớn nhất của rất nhiều bậc cha mẹ là không đồng hành cùng con, bỏ mặc cho các thầy cô ở các trung tâm giáo dục.

Việc các em có cải thiện được khả năng về ngôn ngữ và hành vi của mình hay không là nhờ vào sự quan tâm với những tác động hợp lý của bố mẹ chứ không phải là trách nhiệm của các giáo viên tại trường học.

ADHD là một hội chứng phức tạp, có sự khác biệt về mức độ từ nặng – trung bình - nhẹ không đồng đều ở các trẻ có tình trạng này. Do đó, mỗi gia đình cần có những phương pháp can thiệp khác nhau tùy vào mức độ và khả năng nhận biết của trẻ. Hơn nữa, hội chứng này cần phải can thiệp trong một thời gian dài. Có nhiều gia đình khi con vừa mới tiến bộ được một chút đã cho con nghỉ, đứa trẻ đó chưa thực sự được “an toàn”. Và khi bị ngắt quãng việc cải thiện, hồi phục chức năng cho trẻ rất khó.

Những việc cần làm tại gia đình

Chuyên gia tâm lý Lê Khanh cũng cho hay, một chương trình can thiệp tại gia đình chính là các hoạt động chơi đùa kết hợp với hoạt động hàng ngày và chính đó góp phần hiệu quả trong việc trẻ đạt được những kỹ năng về ngôn ngữ, hành vi và giao tiếp tại trường chuyên biệt hay hòa nhập sau này.

Để tiếp cận trẻ thông qua đồ chơi, cha mẹ lưu ý thu hút sự chú ý của trẻ:

Nên chọn lựa các hoạt động phù hợp với mức độ phát triển của trẻ.

Hãy theo sự dẫn đường của trẻ. Bạn không thể bắt trẻ thích thú với những gì mà bạn chọn.

Tập trung quan sát cách trẻ chơi trong suốt thời gian bạn ở bên.

Khuyến khích trẻ tham gia nhiều trò chơi khác nhau. Không tập trung vào một loại chơi nào.

Thể hiện sự thích thú khi chơi với trẻ qua khuôn mặt và giọng nói của mình.

Thường xuyên khen ngợi và khuyến khích trẻ.

Chỉ nên chơi trong một thời gian ngắn dưới 30 phút. Khi trẻ bắt đầu mất hứng thú, hãy chuyển sang một hoạt động khác.

Tưởng con thông minh, hóa ra mắc bệnh

“Các trường hợp khi chuyên gia tâm lý thông báo về tình trạng trẻ có hội chứng tăng động, kém chú ý (ADHD) hay trẻ tự kỷ, nhiều bậc cha mẹ vẫn không chấp nhận. Khi cha mẹ không chịu chấp nhận sự thật, trẻ sẽ mất đi cơ hội được can thiệp sớm.

Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp phụ huynh khi biết con mắc ADHD thì quá lo lắng, bi quan. Họ đã tìm mọi cách đem con đi chữa cho dù phải hao tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian. Nhưng một chương trình can thiệp không chỉ là các kỹ thuật được tiến hành tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt hay hòa nhập, còn là các hoạt động ngay tại nhà và người thầy tốt nhất không ai khác, chính là bố mẹ của các em”.

Chuyên gia tâm lý Lê Khanh

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động văn hoá, giải trí được tổ chức dịp lễ 30/4 - 1/5
    Hà Nội tổ chức gần 20 sự kiện phục vụ du khách và người dân trong 5 ngày nghỉ dịp lễ 30/4 - 1/5/2024, kéo dài từ ngày 19/4 đến 10/5/2024. Theo Sở Du lịch Hà Nội, ngoài thu hút du khách, loạt sự kiện cũng là các gợi ý dành cho người dân Thủ đô không đi chơi xa và muốn tham gia các hoạt động trong ngày.
Tưởng con thông minh, hóa ra mắc bệnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO