Tưng bừng khai Hội Báo Xuân Kỷ Hợi - Hà Nội 2019

Nguyễn Hường| 26/01/2019 08:06

Sáng ngày 25/1/2019, tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra Lễ khai mạc Hội Báo xuân Kỷ Hợi - Hà Nội 2019 và Lễ trao giải Báo chí Ngô Tất Tố thành phố Hà Nội năm 2018.

Gần 30 đơn vị tham gia Hội Báo Xuân Kỷ Hợi 2019
Lễ khai mạc Hội Báo Xuân 2019

Từ nhiều năm nay, hội Báo xuân Hà Nội luôn là một sự kiện chính trị - văn hóa của giới báo chí Thủ đô và của các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương, báo ngành trên địa bàn Hà Nội.

Lễ khai mạc có sự tham dự Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Trần Xuân Hà, Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hà Nội Tô Quang Phán và đại diện các sở, ngành của Hà Nội…

Hội báo Xuân Kỷ Hợi - Hà Nội 2019, ngoài sự tham gia của các đơn vị báo chí Hà Nội như: Báo Người Hà Nội, Hà Nội Mới, An ninh thủ đô, Kinh tế & Đô thị,… còn có 7 đơn vị báo chí trung ương và các thành phố khác gồm: Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Sài Gòn giải phóng, Tiền Phong, Đại đoàn kết, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Tài chính.

Với chủ đề “Xây dựng Thủ đô: Giàu đẹp, văn minh, hiện đại”, Hội báo Xuân Kỷ Hợi - Hà Nội 2019 thu hút sự tham gia của gần 30 gian hàng của các cơ quan báo chí Trung ương, báo chí Hà Nội và báo chí các ngành với nhiều ấn phẩm được trình bày sinh động.

Gần 30 đơn vị tham gia Hội Báo Xuân Kỷ Hợi - Hà Nội 2019

Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam và ông Trần Xuân Hà, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cùng các đại biểu thăm gian trưng bày báo Người Hà Nội

Phát biểu khai mạc Hội báo xuân Kỷ Hợi – Hà Nội năm 2019, đồng chí Tô Quang Phán – Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hà Nội cho biết: “Hội báo Xuân cho thấy toàn cảnh các sự kiện nổi bật về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của đất nước và Thủ đô năm 2018; những dự báo định hướng phát triển 2019”.

Trong khuôn khổ Hội báo Xuân cũng diễn ra Lễ trao giải báo chí Ngô Tất Tố năm 2018, trao giải bài báo hay viết về Hà Nội đăng trên báo Tết, bìa báo, gian trưng bày đẹp… Ngoài ra, còn có các hoạt động văn hóa, văn nghệ, viết thư pháp của Câu lạc bộ Thư pháp Hương Nam học đường.

Ban Tổ chức đã trao Giải báo chí Ngô Tất Tố TP Hà Nội năm 2018 cho 29 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả đến từ các cơ quan báo chí của Thủ đô Hà Nội, gồm: 2 giải Nhất, 3 giải Nhì, 4 giải Ba, 20 giải Khuyến khích.

Trong đó có hai giải Nhất gồm: Tác phẩm báo điện tử: “Loạt bài: “Hà Nội 10 năm tôi kể” của nhóm phóng viên - Báo Hà nội mới; Tác phẩm Truyền hình: “Quyết định 3814 - Giải pháp đánh giá cán bộ thực chất và hiệu quả” của tác giả Thanh Nhàn, Đặng Tuấn, Nguyễn Tuân, Hải Trung, Đài Phát thanh - truyền hình Hà Nội.

Gần 30 đơn vị tham gia Hội Báo Xuân Kỷ Hợi 2019
Các đơn vị đạt giải nhất

Ba giải Nhì gồm: Loạt bài “Lật tẩy âm mưu gây rối, kích động bạo loạn” của tác giả Bảo Trâm, Trần Quân, Hà Trung - Báo An ninh Thủ đô; Loạt bài “Lừa đảo “chặt chém” khách nước ngoài”: Vụ việc nhỏ tác hại to của tác giả Hồng Hạnh-Công Thọ, Báo Kinh tế & đô thị; Tác phẩm truyền hình: "Thăng trầm nghề vẽ tranh truyền thần ” của các tác giả Lưu Bích Hường, Tiến Đạt, Phi Sơn - Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Gần 30 đơn vị tham gia Hội Báo Xuân Kỷ Hợi 2019
Các đơn vị đạt giải nhì

Bốn giải Ba gồm: Loạt bài “Nét đẹp người Hà Nội " của tác giả Trần Hoàng Lan - Báo Phụ nữ Thủ đô; Loạt bài “Cuộc đại phẫu vì một Hà Nội văn minh, thanh lịch” của tác giả Lê Hà, Bảo Thoa - Báo Lao động Thủ đô; Loạt bài “Sông Hồng không yên" của tác giả Khắc Hạnh, Báo Pháp luật & xã hội; Loạt bài “Khoác áo mới” cho nông thôn Thủ đô" của tác giả Nam Trang, báo Tuổi trẻ Thủ đô.

Gần 30 đơn vị tham gia Hội Báo Xuân Kỷ Hợi 2019
Các đơn vị đạt giải ba

Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao 20 giải Khuyến khích: Loạt bài “ Để quy hoạch đô thị Thủ đô xứng tầm” của tác giả Trần Dũng – Báo Lao động thủ đô; Phóng sự ảnh: “ Nhọc nhằn người dân vùng rốn lũ Chương Mỹ” của tác giải Phùng Hồng Hạnh – Báo Kinh tế & Đô thị; Tác phẩm “ Chuyện về bức ảnh hai người lính” của tác giả Chu Chí Thành – Báo Người Hà Nội,….

Hội báo Xuân mở cửa tự do trong hai ngày 25,26/1/2019.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Đền Phù Ủng – Nơi thờ danh tướng thời Trần giữa lòng phố cổ
    Đền Phù Ủng tọa lạc tại số 25 phố Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một ngôi đền cổ kính, nằm giữa khu phố sầm uất của trung tâm Thủ đô, nhưng vẫn giữ được không gian tôn nghiêm và linh thiêng, là nơi duy nhất cùng thờ Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão ở Thủ đô hiện nay.
  • [Podcast] Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Khúc trữ tình sâu đậm về vùng đất nhãn
    Trước đây, tôi đã đọc nhiều thi phẩm của nhà thơ Ngọc Lê Ninh và luôn ấn tượng, thích thú với phong cách thơ của anh. Thơ anh đậm chất thế sự, trăn trở trước những biến động của cuộc sống hôm nay. Thế nhưng, điều khiến tôi yêu thơ Ngọc Lê Ninh hơn cả chính là tình yêu đắm say của anh với con người, cuộc đời và thiên nhiên, được thể hiện mãnh liệt trong những vần thơ sâu lắng. Điều ấy càng được khắc họa rõ nét qua "Tình đất phù sa", một sáng tác mới đầy cảm xúc của anh.
  • Hà Nội: Hàng nghìn người về khai hội đền Tam Tổng
    Ngày 15/3 (tức ngày 16 tháng Hai năm Ất Tỵ) Đảng ủy- HĐND- UBND- UBMTTQ Việt Nam xã Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội đền Sọ (đền Tam Tổng).
  • Hoàng Thuỳ Linh ra mắt phim tài liệu "Chúng ta là người Việt Nam"
    Phim “Chúng ta là người Việt Nam” sẽ có những suất chiếu giới hạn sau 18h từ ngày 14/3, tại 5 thành phố. Nữ ca sĩ tiết lộ, hiện đã có bản đầy đủ “Vietnamese Concert” và đang cân nhắc đưa đến khán giả trong thời gian tới qua hệ thống rạp, DVD hoặc trên nền tảng số.
Đừng bỏ lỡ
Tưng bừng khai Hội Báo Xuân Kỷ Hợi - Hà Nội 2019
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO