Tuần thời trang VIFW - Cảm hứng di sản, nhằm tôn vinh giá trị truyền thống.

Kim Thoa (T/h)| 30/11/2022 09:29

Sự kiện Tuần thời trang Quốc tế Việt Nam (Vietnam International Week - VIFW) vừa được tổ chức ở Hà Nội, thu hút hàng nghìn người. Trong lần thứ 14, ban tổ chức chọn chủ đề Taste of Heritage - Cảm hứng di sản, nhằm tôn vinh giá trị truyền thống.

tuan-thoi-trang-8317-1669638787.jpg
Khoảnh khắc bế mạc Tuần lễ Thời trang Việt Nam Quốc tế Thu Đông 2022. Ảnh: Kiếng Cận

Nhiều bộ sưu tập bám sát, khai thác sâu về chủ đề này. Bộ sưu tập của Vũ Việt Hà được xem là điểm sáng nhất của tuần lễ khi chinh phục khán giả bằng 33 thiết kế tôn vinh văn hóa trang phục của người Mông đen tại Sapa. Ký gửi người Mông vào tương lai sử dụng chủ yếu chất liệu len kết hợp lanh và thổ cẩm. Các thiết kế đột phá khi được phát triển phom dáng một cách ngẫu hứng trên ma-nơ-canh, mang tính ứng dụng cao. Mỗi thiết kế có thể biến thành cấu trúc mới bằng cách thay đổi cách lớp khăn.

h-hen-nie-5303-1669638787(1).jpg
H'Hen Niê hóa cô gái Mông khi diễn vedette bộ sưu tập của Vũ Việt Hà, tối 27/11. Ảnh: Kiếng Cận

Cùng chọn chất liệu nhung gắn liền với hình ảnh Hà Nội xưa, nhưng nhiều nhà thiết kế đều có cách xử lý riêng. Trong khi Đức Hùng chọn kỹ thuật chần bông, Adrian Anh Tuấn đưa nhung lên đầm lệch vai giấu dáng, Hà Linh Thư thổi vào bộ sưu tập nhung lụa chất rock chic mạnh mẽ. Thương hiệu Tracy Studio khai thác nhung trên phong cách đầm phương Tây thế kỷ 18.

Với Hoàng Minh Hà, anh chọn hình ảnh nón quai thao, khăn mỏ quạ, áo yếm kết hợp với váy áo hiện đại, giúp tạo diện mạo mới cho trang phục. Metiseko gây ấn tượng với bộ sưu tập Verticale Hanoi lấy cảm hứng từ những di sản của Thủ đô Hà Nội như Tháp Rùa, cầu Long Biên, chợ hoa Quảng Bá hay những hàng cây phượng rực đỏ xung quanh Hồ Hoàn Kiếm... Bộ đôi nhà thiết kế Audrey Charles và Erwan Perzo của Metiseko táo bạo khi lần đầu khai thác lãnh Mỹ A - "nữ hoàng của các loại lụa" Việt Nam.

Hình ảnh đặc trưng của miền Bắc như hoa đào, sen, chim hạc, rồng, phượng hoàng, tranh Đông Hồ, cây lúa, ruộng bậc thang... cũng được nhiều nhà thiết kế dùng làm cảm hứng, để làm bật tinh thần văn hóa, di sản.

Trên nhiều fanpage, diễn đàn về thời trang, chủ đề mùa 14 khiến nhiều người thấy thích thú bởi tôn vinh được giá trị văn hóa, nét đẹp truyền thống. Nguyễn Minh Công - nhà thiết kế từng tham gia Tuần lễ thời trang mùa 13 - đánh giá cao bộ sưu tập của Vũ Việt Hà. "Việc quảng bá văn hóa qua ngôn ngữ thời trang nên phát huy vì mang tính lưu giữ cao", anh nói.

Theo các nhà tổ chức Aquafina VIFW 2022, tôn vinh những di sản văn hóa cũng chính là cách để lan tỏa các giá trị bền vững trong thời trang. Bởi lẽ định nghĩa về thời trang bền vững và lối sống xanh không dừng lại ở tính thẩm mỹ hay phong cách mà còn thể hiện qua ý thức bảo tồn, duy trì giá trị văn hóa di sản từ những hành động nhỏ nhất. Xuất hiện từ những năm 1980, song "bền vững" mới trở thành yếu tố đóng vai trò quan trọng trong ngành thời trang những năm gần đây khi những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ngày một rõ rệt.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Xây dựng người Hoàn Kiếm hiện đại, thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện
    Để cụ thể hóa Chỉ thị số 30-CT/TU, Ban Thường vụ Quận ủy Hoàn Kiếm đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch của Quận ủy để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, tập trung quán triệt, tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU trong các cấp ủy Đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong toàn quận.
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
Đừng bỏ lỡ
Tuần thời trang VIFW - Cảm hứng di sản, nhằm tôn vinh giá trị truyền thống.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO