Sự kiện & Bình luận

Truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam

Phạm Quỳnh 14:29 03/02/2025

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra một trang sử mới, đưa đất nước ta từ thân phận nô lệ trở thành một quốc gia độc lập, tự do và phát triển. Trong suốt 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

thanh-lap-dang.jpg
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Đó là truyền thống trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chỉ có đi theo con đường cách mạng mà Đảng ta và Bác Hồ đã lựa chọn thì cách mạng Việt Nam mới giành được thắng lợi trọn vẹn, đất nước ta mới thật sự được độc lập; dân tộc ta mới thật sự được tự do; Nhân dân ta mới có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Là truyền thống giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối; nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tham khảo kinh nghiệm của quốc tế để đề ra đường lối đúng đắn và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cách mạng. Trong mỗi giai đoạn, Đảng ta luôn thấm nhuần quan điểm chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam để xác định phương hướng, nhiệm vụ, phương pháp của cách mạng Việt Nam.

Đó là truyền thống gắn bó máu thịt giữa Đảng với Nhân dân, luôn luôn lấy việc phục vụ Nhân dân làm lẽ sống và mục tiêu phấn đấu. Nhân dân ta đã nuôi dưỡng và bảo vệ Đảng từ những ngày đầu, hết lòng tin yêu Đảng, ủng hộ và ra sức phấn đấu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Sức mạnh vô tận của Nhân dân làm nên sức mạnh vô địch của Đảng; nguồn gốc sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó máu thịt với Nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.

chao-mung-ngay-thanh-lap-dang.jpg
Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ 2025, đường phố Thủ đô được trang hoàng cờ hoa. (Ảnh: Hữu Nghị).

Truyền thống đoàn kết thống nhất, có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình, phê bình và tình thương yêu đồng chí. Trải qua những thử thách khắc nghiệt trong nhà tù đế quốc, trước lưỡi lê, họng súng của kẻ thù hay trên chiến trường lửa đạn, những người cộng sản Việt Nam đã nêu những tấm gương sáng ngời về tinh thần đoàn kết gắn bó, thương yêu nhau; về tình đồng chí, đồng đội. Chính tình nghĩa cộng sản đó đã gắn kết những người cách mạng Việt Nam thành một đội tiên phong gang thép được Nhân dân tin yêu, bạn bè ngưỡng mộ, kẻ thù khiếp sợ; tạo thành sức mạnh để Đảng ta vượt qua mọi thử thách, hy sinh, giữ vững niềm tin và giương cao ngọn cờ lãnh đạo.

Truyền thống đoàn kết quốc tế thủy chung, trong sáng dựa trên những nguyên tắc và mục tiêu cao cả. Đây là cơ sở vững chắc để Đảng ta hình thành và thực hiện thành công đường lối đối ngoại đúng đắn qua các thời kỳ, phát huy đến đỉnh cao sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đưa cách mạng Việt Nam liên tục phát triển.

Những truyền thống quý báu của Đảng ta là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân quốc tế trên một tầm cao mới của thời đại; là sức mạnh bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng; là kết quả của quá trình vun trồng, xây đắp bền bỉ, là sự hy sinh xương máu, phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ cán bộ, đảng viên.

Những truyền thống ấy của Đảng có ý nghĩa dân tộc và ý nghĩa quốc tế sâu sắc, thể hiện tinh thần cách mạng triệt để. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã nắm bắt đúng xu thế phát triển của thời đại, gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới, giải quyết đúng đắn vấn đề độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Trên con đường phát triển, Đảng ta đã không ngừng đưa ra những quyết sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu lịch sử, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lễ hội xuân miền di sản
    Địa linh, tự bản thân nó đã là nơi chung đúc nên linh khí và kiến tạo các giá trị vật thể của vùng đất. Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, “nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây” (Chiếu dời đô), là một địa linh từ ngàn xưa. Ở nơi này, người người tụ họp, do cố kết với nhau, cộng mệnh cộng cảm mà thành ra những lễ hội của cộng đồng.
  • Hà Nội - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người
    “Lương tri” và “phẩm giá” con người, cùng sự kết tinh và thăng hoa của nó, - hai tiêu chí thiêng liêng và cao quý này, không dễ gì mà bạn bè quốc tế đã từng trân trọng dành cho chúng ta, coi đó là biểu tượng khí phách của Thủ đô Hà Nội và toàn dân tộc.
  • Tết Việt dưới góc nhìn di sản
    Tết Nguyên đán còn được gọi là Tết Cả. Đã có nhiều huyền thoại, truyền thuyết, truyện cổ dân gian xưa phản ánh nguồn gốc của Tết Cả mang tính thuần Việt như “Truyện Lang Liêu” (hay còn gọi là “Sự tích bánh chưng, bánh dày”), “Sự tích Táo Quân”, “Sự tích cây nêu”,… Và trong lịch sử hàng nghìn năm qua, Tết Cả không ngừng duy trì và củng cố mối liên kết tình cảm giữa các cá nhân, gia đình và đất nước, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong sự tiếp nối của nền văn minh nông nghiệp.
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
    Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), sáng 3/2, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
  • Các trường học ở Hà Nội sẵn sàng đón học sinh đi học an toàn sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán
    Sáng nay 3/2, hơn 2 triệu học sinh Hà Nội quay trở lại trường học tập sau kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày. Nhiệt độ sáng sớm tại Hà Nội xuống tới 14 độ, học sinh đến trường được bố mẹ mặc cho nhiều lớp áo và che chắn kín mặt.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội đón 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ đô Hà Nội đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng khách du lịch quốc tế tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
  • Mùa xuân và tục khai bút của người Việt
    Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có rất nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong mỹ tục. Trong đó, tục khai bút được xem như là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tinh thần trọng học, trọng cái đẹp của người Việt mỗi khi Tết đến Xuân về. Tương truyền, tục khai bút xuất hiện ở Việt Nam gắn với việc tưởng niệm nhà giáo Chu Văn An - một con người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về Chí Linh (Hải Dương) để mở trường dạy học và dược lưu danh là “Ông tổ của đạo Nho ở Việt Nam”.
  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Đón hơn 65.000 lượt khách trong 3 ngày đầu năm mới
    Thông tin từ Trung tâm Hoạt động văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tính riêng trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón trên 65.000 lượt du khách. Dự kiến, trong cả 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, số lượng người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm tại di tích sẽ còn tăng cao.
  • Dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi
    Sáng 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng các đại biểu đã dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn nhân kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).
  • Đền Sóc nhộn nhịp trước ngày khai hội
    Lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) năm 2025 sẽ khai hội vào ngày 3/2 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội cũng như khu vực phía Bắc. Những ngày đầu năm mới, trước thời điểm khai hội đã có rất đông người dân và du khách đến với Khu di tích đền Sóc để du xuân, vãn cảnh và cầu bình an.
  • Trang trọng Lễ rước kiệu đền Hai Bà Trưng
    Sáng 1/2 (tức mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), nghi thức rước kiệu Hai Bà Trưng năm 2025 mở đầu cho lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã trang trọng diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.
  • Ban mai
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ban mai của tác giả Nguyễn Bình Phương.
  • 9 lễ hội đặc sắc của Hà Nội
    Là một địa danh ngàn năm văn hiến, những lễ hội truyền thống ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại từ đời này qua đời khác. Như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân Thủ đô, chứa đựng những giá trị văn hóa tiêu biểu tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Ra mắt phần 2 phim tài liệu "Hồ Chí Minh - Con đường phía trước"
    Với độ dài 2 tập (20 phút/tập), bộ phim tái hiện 1 giai đoạn lịch sử khi Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô với giấy thông hành mang tên người thợ ảnh “Chen Vang”.
  • Đền Hai Bà Trưng: Di tích quốc gia đặc biệt, điểm du lịch văn hóa tâm linh
    Đền Hai Bà Trưng là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam, thờ hai nữ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị - hai vị anh hùng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên) giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc. Ngày nay, nơi đây còn là điểm đến tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch khắp nơi đến tham quan, chiêm bái.
Truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO