Trưng bày "Khoảng lặng” của 12 ngày đêm khói lửa

Thạch Vũ| 09/12/2022 14:47

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 - 12/2022); 50 năm trao trả phi công Mỹ bị bắt giam tại các trại giam miền Bắc (1973 - 2023), sáng 9/12, Ban quản lý (BQL) Di tích Nhà tù Hỏa Lò ra mắt Trưng bày với chuyên đề “Khoảng lặng”.

z3946038701362_e1d86376bc49770ad2249d06df6d4958.jpg
Thuyết minh khu trưng bày trước các nhân chứng và khách tham quan.

Trưng bày “Khoảng lặng” gồm 2 phần: “Những ngày đỏ lửa” và “Sau bức tường đá”, gợi nhớ về những khoảng lặng sau các trận bom rải thảm, các trận đánh khốc liệt để lại bao mất mát, hi sinh của quân và dân ta sau 12 ngày đêm khói lửa cuối năm 1972; những suy nghĩ, cảm nhận của phi công Mỹ về cuộc chiến phi nghĩa mình tham dự, tác động lên đời sống con người Việt Nam và khoảng lặng sau 50 năm, những cựu binh Mỹ quay trở lại thăm chiến trường xưa và thăm “Hilton - Hà Nội” (tên mà các phi công Mỹ dùng để gọi nhà tù Hỏa Lò).

Trong phần nội dung “Những ngày đỏ lửa”, trưng bày tái hiện những ngày cuối năm 1972, cả bầu trời miền Bắc rung chuyển trong “vòng cung lửa” của các loại vũ khí hiện đại; từng ngôi nhà, dãy phố Hà Nội, Hải Phòng phải hứng chịu những trận bom rải thảm của máy bay B52, khiến cho “đất rung, ngói tan, gạch nát”.

Nhưng với niềm tin chiến thắng, Hà Nội, Hải Phòng và các TP khác đều trở thành “chiến trường” đặc biệt. Nhân dân nhanh chóng thích ứng với cuộc sống vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Đặc biệt, bằng sự dũng cảm, sáng tạo, bộ đội ra-đa đã “vạch nhiễu tìm thù”; bộ đội phòng không không quân thành “Rồng lửa”, “Én bạc” xuất kích đánh bại cuộc tập kích chiến lược của địch, góp phần quyết định làm nên kỳ tích “Điện Biên Phủ trên không” của thế kỷ XX.

z3946038236292_76a462ee3c62eb42f26aff0a7598f41f.jpg
Tài liệu, hiện vật được trưng bày.

Trong nội dung “Sau bức tường đá”, trưng bày gợi lại hình ảnh những phi công thuộc lực lượng không quân và hải quân Mỹ bị bắt giam tại Nhà tù Hỏa Lò (lúc này có tên là Trại giam Hỏa Lò), trong đó phần lớn là những phi công đã tham chiến trong trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

Tại đây, phi công Mỹ có thời gian lắng lại, để hiểu về cuộc chiến mình tham gia và cảm nhận về cuộc sống, con người Việt Nam, thông qua từng lá thư, từng nét vẽ gửi về gia đình từ Trại giam Hoả Lò.

Bên cạnh đó, trưng bày giới thiệu nhiều hiện vật giá trị, như: Huy hiệu Bác Hồ của phi công Nguyễn Văn Cốc được trao tặng khi bắn rơi máy bay Mỹ năm 1967; Máy đo huyết áp, ống nghe của Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai sử dụng để khám bệnh cho người dân sau những trận ném bom của máy bay Mỹ tại Hà Nội, năm 1972; Thư của Trung tá Hải quân Walter Eugene Wilber viết gửi con trai trong thời gian ở Trại giam Fafilm đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) nhân dịp Giáng sinh, năm 1970.

Trưng bày là dịp để công chúng và du khách gặp gỡ, giao lưu với các nhân chứng lịch sử là các cựu tù chính trị từng bị bắt giam trong các nhà tù thực dân, đế quốc, như: Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương; Trung tướng Nguyễn Đức Soát; Trung tướng Phạm Tuân; Trung tướng Phạm Phú Thái; thân nhân phi công Mỹ từng bị bắt giam tại Trại giam Hỏa Lò.

Bài liên quan
  • Trưng bày “Từ nhà Bác cổ đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia”
    Chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2022) và kỷ niệm 90 năm ngày khánh thành công trình tòa nhà bảo tàng (1932 - 2022), sáng ngày 18/11/2022, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Từ nhà Bác cổ đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia” và tổ chức tiếp nhận hiện vật do Hoa Kỳ trao trả cho Việt Nam.
(0) Bình luận
  • Tái hiện không gian Hà Nội thời chiến qua triển lãm trực tuyến 3D
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, vào ngày 20/9, UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức khai mạc triển lãm trực tuyến 3D “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.
  • Ngọn đèn vàng trong căn bếp phố cổ
    Mỗi lần đi du lịch ở trong và ngoài nước, điều tôi không thích nhất ở các khách sạn là họ toàn dùng ánh sáng đèn vàng, cứ nhờ nhờ, sáng chả ra sáng, tối không ra tối. Đa phần mọi người đều nói dùng đèn vàng như thế mới sang trọng, nhưng tôi thì không. Cũng là bởi cứ mỗi khi gặp ánh đèn vàng, ký ức tôi lại dội về căn nhà xưa cũ trên phố cổ những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước với căn bếp ám khói và ngọn đèn vàng mờ mịt.
  • Khôi phục và bảo tồn giống sen Bách Diệp nổi tiếng của Tây Hồ
    Chiều 12/7, Sở NNNT thành phố Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả (Bộ NNPTNN), UBND quận Tây Hồ và Hội khoa học phát triển nông thôn Việt Nam tọa đàm, thảo luận về việc bảo tồn và phát triển hoa Sen Việt Nam. Đây là một trong những sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024.
  • Rước quạt thờ ở hội làng Canh Hoạch
    Canh Hoạch tên xưa là Cổ Hoạch, tên Nôm là làng Vạc hay làng Vác thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai.
  • Nghề truyền thống làm diều sáo làng Bá Dương Nội
    Thả diều là thú chơi quanh năm của người làng Bá Dương Nội từ nhiều đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tích về hội diều vẫn tồn tại trong lòng mỗi người dân nơi đây như một dấu tích khó thể phai mờ. Ngày 21/2/2024, Hội thả diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà (Huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Ký ức không quên mùa thu năm ấy...
    70 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về ngày Giải phóng Thủ đô dường như chưa bao giờ phai nhạt trong tâm trí của những người từng sống trong những ngày thu lịch sử. Mỗi người đều mang trong mình những kỷ niệm riêng, mà khi gợi nhắc, những ký ức ấy lại tô điểm thêm bức tranh toàn cảnh ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nét thanh lịch trong trang phục của người Hà Nội xưa
    Theo thời gian, trong nhịp sống hối hả của thời hội nhập, có rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị "cuốn trôi", song với người Thăng Long - Hà Nội, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu việc dậy bảo con cháu về cách mặc sao cho đẹp, cho nền nã; chọn trang phục sao cho giữ được nét thanh lịch, mặc sao cho "đậm chất kinh kỳ”....
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Quận Đống Đa: Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề nhân dân quan tâm
    Sáng 19/9, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024.
  • Hà Nội: Ấm lòng tinh thần “lá lành đùm lá rách” của các trường học tại quận Hoàn Kiếm
    Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, mới đây, 2 trường: THCS Ngô Sĩ Liên và THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức ủng hộ, hỗ trợ cho các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn cùng quận bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Đừng bỏ lỡ
Trưng bày "Khoảng lặng” của 12 ngày đêm khói lửa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO