Sự kiện & Bình luận

Trọn vẹn tinh thần nhà báo - chiến sĩ

Hà An 21/06/2024 05:53

Trong thời kỳ kháng chiến, hàng nghìn thanh niên nam nữ làm công tác báo chí đã đi vào chiến trường với cây súng trên vai, cây bút trong tay. Hàng trăm người đã ngã xuống trên khắp các chiến trường, trong đó nhiều nhà báo đến nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Và mỗi một cuộc đời ngã xuống vì sự tồn vong của dân tộc là một câu chuyện riêng không thể gói gọn trong đôi lời.

img_3516.jpg
Trưng bày báo chí chiến khu tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam.
phan-trung-bay-hien-vat-cua-cac-nha-bao-liet-si-tai-bao-tang-bao-chi-viet-nam.jpg
Phần trưng bày hiện vật của các nhà báo liệt sĩ tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Cuốn sách “Chân dung các nhà báo liệt sĩ” do Hội Nhà báo Việt Nam ấn hành năm 1996 đã thống kê tiểu sử gần 400 nhà báo liệt sĩ. Cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống Pháp ghi nhận một lực lượng trí thức là những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng bước vào làm báo. Đó là Nam Cao, Thôi Hữu, Thâm Tâm, Ngô Tất Tố, Trần Mai Ninh… Các nhà văn làm công việc của một phóng viên lấy tin, viết bài rồi lại kiêm luôn vai trò người thợ “viết chữ trên các bản in đá, xếp chữ và kiêm luôn công tác phát hành đến tay người đọc”. Những tờ báo mang tin tức chiến trường nóng hổi, tin tăng gia sản xuất, gương chiến sĩ, đồng bào đánh giặc… đã trở thành nguồn động viên to lớn, gia tăng sức mạnh cho các mặt trận chiến đấu chống kẻ thù.

Để có được những trang viết đồng hành cùng dân tộc, các nhà báo đã hiến dâng cả sự sống của mình. Nhà báo Trần Kim Xuyến, phụ trách Thông tấn xã Việt Nam là một trong những nhà báo đầu tiên hy sinh trên chiến trường (năm 1947). Có thể nhiều bạn đọc trẻ sẽ không biết, nhà văn nổi tiếng trên trang sách nhà trường, tác giả của “Chí Phèo”, “Sống mòn” - nhà văn Nam Cao, là người phụ trách thư ký tòa soạn báo Tiên phong, Cứu quốc, Văn nghệ. Ông đã ngã xuống khi đang làm công tác thuế ở vùng địch hậu Ninh Bình.
Những gương mặt của thế hệ nhà báo đầu tiên đến với cách mạng và sự hy sinh trong vai trò người chiến sĩ cầm bút ấy đã góp phần thôi thúc lớp lớp người làm báo lên đường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhà báo Trần Mai Hạnh khi đang giữ vai trò Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam đã viết: “Thời kỳ chống Mỹ, cùng với đoàn quân xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, cùng với những chiến sĩ giải phóng dày dạn trong phong trào Đồng khởi, trong các chiến khu U Minh, Tây Ninh, Tây Nguyên, Trị Thiên -Huế… hàng nghìn thanh niên nam, nữ làm công tác báo chí đã chiến đấu anh dũng bằng ngòi bút, máy ảnh, máy quay phim, điện đài dưới bom đạn, chất độc hóa học, các cuộc bố ráp vây càn của địch… Hàng trăm người đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ”.
Nhưng mỗi một tình huống hy sinh lại thổi bùng lên ý chí đánh đuổi quân xâm lược và nuôi lớn khát vọng hòa bình. Phóng viên Thông tấn xã Giải phóng khu 8 Trương Thị Mai bị địch bắt, tra tấn rồi thủ tiêu. Các nhà báo khác, người bị thương nặng nhưng đã kịp huỷ tài liệu và chiến đấu tới viên đạn cuối cùng trước khi hy sinh như phóng viên Nguyễn Ngọc Tứ, tạp chí Học tập và báo Nhân dân; người lại chiến đấu ngoan cường bắn cháy 2 xe bọc thép của địch trước khi ngã xuống như liệt sĩ Trần Ngọc Đặng. “Họa sĩ Cá Mòi” - bút danh của phóng viên Trương Công Nghĩa (thuộc báo Chiến đấu, Vệ quốc quân, Hình ảnh Quân đội) bị đạn pháo địch bắn thủng ruột đã anh dũng bình thản tự nhét ruột vào bụng, yêu cầu đồng đội đỡ dậy, hô to “Hồ Chủ tịch muôn năm!” rồi tắt thở.

to-dien-bao-thong-tan-xa-giai-phong-nay-la-ttxvn-dien-tin-tu-mat-tran-ve-can-cu-trong-khang-chien-chong-my-cuu-nuoc.jpg
Tổ điện báo Thông tấn xã Giải phóng (nay là TTXVN) điện tin từ mặt trận về căn cứ trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Đặc biệt, trên khắp các chiến trường còn in dấu chân các nữ nhà báo chiến sĩ. Họ để lại phía sau ánh mắt và hơi ấm con thơ để cầm súng, cầm bút như bất cứ đồng đội nam nhi nào khác. Nữ Tổng Biên tập báo Phụ nữ Cứu quốc Nam Bộ, thư ký tòa soạn báo Phụ nữ Việt Nam - nhà báo Lê Đoan rứt ruột để lại 2 con nhỏ ở miền Bắc trở về Nam Bộ chiến đấu và hy sinh. Chị là nữ nhà báo đầu tiên ngã xuống trên chiến trường miền Nam (năm 1966).

Các nhà báo, nhà văn chiến sĩ hy sinh khi trong ba lô bản thảo còn hơi ấm, trang viết, bản tin, đoạn phim… còn dang dở. Đến nay, trong Bảo tàng Báo chí cách mạng Việt Nam, trong các bộ sưu tập cá nhân, thế hệ sau vẫn còn được tiếp cận các tài liệu quý này. Đó là những dòng nhật ký, bút tích, tác phẩm, bài viết… của các nhà báo liệt sĩ như Lê Anh Xuân, Nguyễn Thi, Chu Cẩm Phong, Dương Thị Xuân Quý, Nguyễn Mỹ, Nguyễn Trọng Định… Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều tư liệu, tác phẩm báo chí dở dang… của các nhà báo chiến sĩ đến nay chưa xác định được tác giả.

liet-sy-nha-bao-luong-nghia-dung-da-hy-sinh-tren-chien-truong-quang-tri.jpg
Nhà báo Lương Nghĩa Dũng tại mặt trận đường 9 Nam Lào.

Lật giở những trang viết về những đồng nghiệp tiền bối, thấy đã nhiều chục năm trôi qua, mà ánh mắt, bước chân đi vào cuộc chiến tranh vệ quốc của các nhà báo như thể mới hôm qua. Nhà báo, nhà văn, liệt sĩ Hoàng Lộc sinh năm 1922, hoạt động báo chí từ năm 1946 thuộc cơ quan báo Vệ quốc quân và hy sinh 3 năm sau đó khi đang làm nhiệm vụ tại Phú Thọ. Hoàng Lộc là học trò trường Bưởi, yêu thơ của nhà thơ cộng sản nổi tiếng Louis Aragon. Ra chiến trường, Hoàng Lộc viết bài thơ nổi tiếng “Viếng bạn” ngay trên đường số 4 và những bài phóng sự trên đường ra trận. “Không khí những đêm khuya, trên cái nền âm thành rì rào xao động, điểm tiếng mang tác hổ gầm, tiếng cối giã gạo nhịp ngoài suối, dưới ánh nến nhựa trám bập bùng tuôn khói khét lẹt, Hoàng Lộc cởi trần, đầm đìa mồ hôi ngồi viết phóng sự “Chặt gọng kìm số 4”, trong đó có bài thơ “Viếng bạn” với những dòng chữ to như hòn bi, tập giấy bản hút mực nhòe nhoẹt. Anh vừa cùng Đông Hoài từ biên giới về, sau khi đã dự trận Bông Lau. Mắt anh sáng lên một cách kỳ lạ, ánh sáng của phút phân thân sáng tạo và của cơn sốt âm ỉ báo hiệu anh chớm bị bệnh lao” (Ngô Vĩnh Bình).

Nhà báo liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý (sinh năm 1941) tại Hà Nội, sinh thời sống ở ngôi nhà 195 phố Hàng Bông, nơi in dấu đời sống báo chí, văn học đương thời. Địa chỉ này từ năm 1941 - 1945 là trụ sở tạp chí Tri Tân - nơi đi lại của những cây bút tên tuổi như Nguyễn Văn Tố, Trần Văn Giáp, Nguyễn Huy Tưởng, Chu Thiên… Trước đó, tờ Văn học tạp chí - chủ nhiệm là Dương Tụ Quán, ra năm 1932 - 1934 cũng đặt trụ sở tại đây. Dương Tụ Quán chính là thân phụ của Dương Thị Xuân Quý. Không khí làm văn, làm báo từ thuở ấu thơ ấy đã theo Dương Thị Xuân Quý vào chiến trường, góp phần đốt lên ngọn lửa sống và chiến đấu của nữ nhà báo chiến sĩ trên tuyến đầu chống Mỹ cam go. “Cơ quan là một căn lều cất trong rừng, cách đó không xa là khu rẫy, nơi tỉa lúa, trồng ngô” (Dương Thị Lục Hà - Thiếu Mai).

Trong hồi ức của đồng đội, Dương Thị Xuân Quý là nhà văn say mê sáng tác ngay trong điều kiện dữ dội của chiến tranh; là nhà báo có quan điểm lao động rõ ràng: “Chị cho rằng muốn viết tốt phải đi về cơ sở, trực tiếp sống và chiến đấu cùng bà con”. Với tinh thần này, ngày 19/12/1968, Dương Thị Xuân Quý đã quyết định xuống đồng bằng Quảng Đà - vùng đất giặc đang điên cuồng khủng bố sau Mậu Thân. Nhật ký của Dương Thị Xuân Quý ghi: “Lạ thế. Biết là nguy hiểm lắm, nhưng sẵn sàng lao vào, dù có hy sinh. Đời người ai chả chết… Đó là ý nghĩ của mình khi được đi Quảng Đà. Thật là một điều sung sướng bất ngờ.” Đến cơ sở, nữ nhà văn nhà báo cùng bà con bám trụ lao động không biết mệt. Đêm cuối trước khi bị càn, hy sinh, Dương Thị Xuân Quý còn ngồi viết đến khuya để hoàn thành bút ký về xã Xuyên Hòa.

Trên đây chỉ là một trong số hàng trăm câu chuyện mang hơi thở sống - viết - chiến đấu của các nhà báo chiến sĩ mà nay tất cả đều đã trở thành mây trắng.

Đến nay, nghĩ về cuộc sống và chiến đấu của các nhà báo liệt sĩ vẫn thấy vẹn nguyên tinh thần và ý nghĩa lớn lao đối với người cầm bút. Đó là tinh thần đồng hành cùng dân tộc, ở tuyến đầu sự kiện, gắn bó với cơ sở và viết những trang hướng tới hạnh phúc con người./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hôm nay 26/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
    Hôm nay 26-6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
  • Nền tảng I-Cabinet: Hà Nội tiến tới chính quyền số
    Cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô thời gian qua đã chung sức, đồng lòng đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh. Nhiều giải pháp xây dựng Chính quyền số - Chính quyền phục vụ đã được Hà Nội triển khai. Đặc biệt, ngày 28/6/2024, UBND Thành phố Hà Nội sẽ ra mắt nền tảng họp không giấy tờ (I-Cabinet) tích hợp phòng họp thông minh.
  • Nghiên cứu quy định về diện tích quảng cáo trên báo in và thời lượng quảng cáo trên truyền hình
    Chính phủ giao Bộ VHTTDL hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, bảo đảm quy định rõ các điều kiện, yêu cầu đặc thù của loại hình quảng cáo trên môi trường mạng, quảng cáo xuyên biên giới, các chế tài nhằm ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo vi phạm pháp luật, chống thất thu thế, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
  • Ứng dụng iHanoi: Kết nối người dân với di tích lịch sử Thủ đô mọi lúc, mọi nơi
    Ưng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi do UBND Thành phố Hà Nội thực hiện có nhiều tiện ích, nổi bật là bản đồ di tích lịch sử văn hóa. Tiện ích này của iHanoi giúp người dân kết nối với các di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp thành phố... tại Hà Nội mọi lúc, mọi nơi chỉ với 1 chiếc điện thoại thông minh.
  • Tri ân chúa Nguyễn, người có công định chế ra áo dài Việt Nam
    Thừa Thiên Huế tri ân Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, người có công định chế áo dài và trở thành quốc phục của Việt Nam.
  • Huyện Sóc Sơn phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới
    Ngày 25/6, HĐND huyện Sóc Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 – 2026 khai mạc kỳ họp thứ 18. Kỳ họp diễn ra trong 2 ngày (25 – 26/6/2024. Đây là nội dung thường lệ nhằm đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu phát triển và thảo luận để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • [Infographic] Hà Nội công bố các nền tảng ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ
    Thủ đô Hà Nội là địa phương được Chính Phủ, Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP giao thực hiện thí điểm một số nội dung nhiệm vụ của Đề án 06 làm cơ sở đánh giá trước khi nhân rộng. Sau thời gian nghiên cứu thí điểm, UBND thành phố Hà Nội sẽ công bố một số nền tảng ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ gồm: Công dân Thủ đô số iHanoi, Hồ sơ sức khỏe điện tử trên VNeID, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc I-Cabinet.
  • Hiệu quả từ mô hình “30 phút vì dân”
    Đều đặn, cứ 7h mỗi thứ 2 và thứ 6 hằng tuần, tại Bộ phận Một cửa phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội đã có cán bộ công chức đến làm việc. “30 phút vì dân” là một trong rất nhiều hoạt động của Quận ủy Tây Hồ trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 30 “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Thủ đô Hà Nội sẽ có Cơ quan phục vụ hành chính công
    Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có thông báo về ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố về việc xây dựng Đề án thành lập Cơ quan phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội là tổ chức hành chính chuyên trách một cấp về cung cấp dịch vụ công.
  • Làm sống lại di sản điện ảnh, văn hoá qua "Phim của một thời"
    Nhằm giúp thế hệ khán giả của thời kỳ những năm 80 - 90 trở về trước hoài niệm về một miền ký ức đẹp cũng như giúp cho thế hệ trẻ hiện nay hiểu được những giá trị của một thời khó khăn thiếu thốn trong chiến tranh và những năm bao cấp, cuối tháng 6 này, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội sẽ phát sóng lại các bộ phim kinh điển trong nước và thế giới.
Trọn vẹn tinh thần nhà báo - chiến sĩ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO