Văn hóa – Di sản

Hành trình “Say Xẩm”: Trải nghiệm nét văn hóa xưa của 36 phố phường Hà Nội

Tô Ngọc Oanh 08:02 17/06/2024

“Say Xẩm” là sự kiện văn hóa đa trải nghiệm về nghệ thuật hát Xẩm do nhóm sinh viên ngành giải trí và Sự kiện - Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức trong hai ngày 15 - 16/6.

Xẩm là một loại hình “hát kể chuyện”, giai điệu hình thành dựa trên thanh điệu tiếng Việt và ngữ điệu lời văn. Bộ môn nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo này đã từng phổ biến trên đường phố, gắn liền với công cuộc mưu sinh của những nghệ nhân khiếm thị, với hình thức trình diễn độc đáo và sáng tạo. Những làn điệu Xẩm mộc mạc dễ khơi gợi lên những thước phim xưa cũ về nhịp sống của một thời kinh kỳ mảnh đất Thăng Long.

z5545533122242_f9c9fd39e72898d6d631c4f871426ab4.jpg
Các nghệ sĩ từ nhóm chèo 48h biểu diễn tại sự kiện "Say Xẩm".

Chia sẻ tại sự kiện, Nguyễn Anh Thư - Trưởng ban đối ngoại bày tỏ: “Hiểu được rằng hát Xẩm cũng từng là một nét đẹp văn hoá đời sống đặc trưng của một thời 36 phố phường Hà thành. Vì thế, chúng tôi đã xây dựng ý tưởng và thực hiện tổ chức sự kiện với mong muốn gìn giữ và lan tỏa nghệ thuật hát Xẩm theo cách tiếp cận mới mẻ và thu hút. Qua đó, góp phần tạo dựng hình ảnh hướng người trẻ tìm hiểu và yêu thích Xẩm, yêu thích văn hoá đời sống của 36 phố phường xưa theo cách gần gũi và thú vị hơn”.

Theo đó, “Say Xẩm” được thiết kế giống như một chuyến tàu điện, mỗi chặng dừng là một trải nghiệm văn hóa Xẩm độc đáo. Khu vực triển lãm giới thiệu những loại nhạc cụ độc đáo và trang phục biểu diễn của Xẩm, kết hợp chiếu các thước phim tư liệu quý về loại hình này. Bên cạnh đó là các hoạt động tương tác như tham gia các trò chơi dân gian xoay quanh chủ đề “Xẩm tàu điện” và thưởng thức đồ uống “Của ngon vật lạ” đậm nét văn hóa đường phố.

xam.jpg
Các hoạt động trải nghiệm tại sự kiện văn hóa "Say Xẩm" như trò chơi dân gian, triển lãm trang phục và nhạc cụ biểu diễn Xẩm.

Nổi bật trong chuỗi sự kiện là buổi Talkshow về “Xẩm tàu điện” với sự tham gia của các diễn giả uy tín: NSND Xuân Hoạch, Ngô Văn Hảo, Đinh Thị Thảo, Phạm Văn Trình (các nghệ sĩ trình diễn đến từ nhóm Chèo 48h). Dưới sự dẫn dắt của host Nguyễn Hoàng Hiệp (Chủ nhiệm CLB Chèo 48h – Tôi Chèo về quê hương), các diễn giả đã mang đến những cái nhìn sâu sắc và thú vị về nguồn gốc của Xẩm; sự ra đời của Xẩm tàu điện cũng như môi trường biểu diễn của loại hình này trong một không gian đậm chất cổ xưa của Hà Thành 36 phố phường. Đồng thời, với sự hướng dẫn của các nghệ sĩ, khán giả đã được trải nghiệm các nhạc cụ của Xẩm, thực hành hát xẩm.

z5545533136245_322236305038066d488cf611ef1d8677.jpg
Các diễn giả chia sẻ tại talkshow với chủ đề "Xẩm tàu điện".

Sự kiện văn hóa “Say Xẩm” không chỉ khẳng định và tôn vinh những giá trị văn hóa sâu sắc của nghệ thuật Xẩm, mà còn khơi dậy sự quan tâm và niềm yêu thích với loại hình nghệ thuật này trong cộng đồng, đặc biệt là các bạn trẻ. Sự kiện đã mở ra một không gian trải nghiệm đa dạng, nơi khán giả không chỉ được thưởng thức các tiết mục xẩm truyền thống mà còn được tham gia vào các hoạt động tương tác, qua đó nâng cao sự hiểu biết và niềm tự hào về loại hình nghệ thuật mang đậm dấu ấn lịch sử và tâm hồn người Hà Nội./.

Bài liên quan
  • Bài cuối: Để Xẩm Hà Nội phát huy “trọn vẹn” giá trị
    Trong dòng chảy từ quá khứ đến hiện tại, Xẩm Hà Nội đã và đang được phục hồi, kế thừa và phát triển. Tuy nhiên, để thực sự phát huy “trọn vẹn” giá trị của xẩm Hà Nội một cách lâu dài và bền bỉ trong nhịp sống hiện đại thì vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước
    Căn cứ Kế hoạch số 316-KH/BTGTW ngày 29/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); Thực hiện Kế hoạch số 238/KH-TU ngày 17/5/2024 của Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và công bố Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước.
  • [Video] Công bố một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ trên địa bàn Thủ đô
    Thủ đô Hà Nội là địa phương được Chính Phủ, Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP giao thực hiện thí điểm một số nội dung nhiệm vụ của Đề án 06 làm cơ sở đánh giá trước khi nhân rộng. Sau thời gian nghiên cứu thí điểm, UBND thành phố Hà Nội đã công bố một số nền tảng ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ gồm: Công dân Thủ đô số iHanoi, Hồ sơ sức khỏe điện tử trên VNeID, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc I-Cabinet.
  • Giải thưởng Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình mang tên Nhà bác học Lê Quý Đôn
    Các thể loại tham dự giải thưởng bao gồm: Văn xuôi, thơ, âm nhạc, múa, sân khấu, kiến trúc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, văn nghệ dân gian, phát thanh - Truyền hình.
  • Làm báo nơi vùng giải phóng
    Tôi học và bắt đầu viết báo từ năm 1974, tại một vùng đất mới giải phóng - đó là Quảng Trị. Nơi ấy lúc bấy giờ là miền đất đói nghèo, đau thương nhưng cũng biết mấy can trường, biết bao thương nhớ… Nói như nhà thơ Chế Lan Viên, ấy là vùng quê: “Những đồi tranh ăn độc gió Lào/ Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ/ Những đồi sim không đủ quả nuôi người/ Cuộc sống gian lao, ít tiếng nói cười/ Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng…”.
  • Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Dấu thiêng miền đất cổ”
    Tối 20/6, quận Bắc Từ Liêm tổ chức chương trình nghệ thuật đình Chèm “Dấu thiêng miền đất cổ” chào mừng Lễ hội truyền thống đình Chèm năm 2024 (diễn ra từ ngày 19/6 đến ngày 21/6), đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • "Hỗn độn và khu vườn" - đánh dấu sự trở lại đường thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến
    Công ty cổ phần văn hoá và truyền thông Nhã Nam vừa ra mắt độc giả tập thơ “Hỗn độn và khu vườn” của tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến. Tác phẩm đánh dấu một bước phát triển mới trong sự nghiệp thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến.
  • Nhà báo Đỗ Quảng - xa và gần…
    Nhà báo Đỗ Quảng sinh năm 1938, hơn tôi một giáp. Mới diện kiến lần đầu và thời gian cũng không nhiều bởi các cuộc họp cộng tác viên báo chí thì vui là chính, nhưng trực giác vén mở tôi biết nhà báo Đỗ Quảng trong đời, trong nghề là con người tiết tháo, khôn ngoan, thâm thúy, chịu chơi, hiện sinh, thực tế. Như thế đã đủ hiểu một con người từ xa đến mà ta mới gặp?! Đây có thể là một trường hợp thú vị nếu chịu khó quan sát tiếp. Rồi phải chờ đến “thì tương lai” mới rõ.
  • Cháy đến giọt cuối cùng
    Nhà thơ Lệ Thu (tên khai sinh là Trần Lệ Thu, bút danh khác Trần Thị Lưu Phương) sinh ngày 15/8/1940; quê quán tại xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Năm 1955, Lệ Thu học phổ thông ở các trường Học sinh miền Nam tại Hải Phòng, đến năm 1961 thì học khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
  • Cổ vật quý hiếm tượng đồng Nữ thần Durga đã về Việt Nam
    Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ngày 20-6 cho biết, tượng đồng Nữ thần Durga đã về tới Việt Nam và được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phục vụ nghiên cứu, xây dựng kế hoạch trưng bày, giới thiệu và phát huy giá trị cổ vật.
  • Liên hoan sân khấu Kịch nói Công an Thủ đô 2024
    “Liên hoan sân khấu Kịch nói Công an Thủ đô” lần này có sự tham dự của gần 400 diễn viên là cán bộ chiến sĩ thuộc 64 đơn vị của lực lượng Công an Hà Nội. Các tiết mục lần lượt được trình diễn trong hai ngày 19 và 20-6-2024.
Hành trình “Say Xẩm”: Trải nghiệm nét văn hóa xưa của 36 phố phường Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO