Văn hóa – Di sản

“Họa sắc Sơn”: Sắc màu Tây Bắc giữa lòng Thủ đô

Tô Ngọc Oanh 18/06/2024 11:41

“Họa sắc Sơn” là sự kiện tôn vinh và trải nghiệm không gian văn hóa Tây Bắc do nhóm sinh viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức vào ngày 16/6.

z5548628317989_74e446ec029d8a6caeb8f5ed7a9cf031(1).jpg
"Họa sắc Sơn" lấy bối cảnh là 1 phiên chợ vùng cao - nơi hội tụ, gặp gỡ và giao lưu của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh vùng. Tại phiên chợ, khắp mường trên bản dưới xúng xính trong trang phục của các đồng bào dân tộc thiểu số náo nức xuống chợ.
z5548782203530_80c9ef1f3a5a51cd380045ef765da9d4.jpg
Đó là các chàng trai, cô gái của dân tộc Dao đỏ với trang phục ấn tượng. Theo quan niệm của người Dao đỏ, màu đỏ mang lại hạnh phúc, may mắn, đầy đủ và tạo ra năng lượng tích cực cho con người. Chính vì vậy đây là gam màu chủ đạo được họ sử dụng trong trang trí trang phục.
z5548738864224_9d8c0596da5886b0d06e0e14ed9422f2.jpg
Hay vẻ đẹp độc đáo, duyên dáng của các cô gái trong trang phục dân tộc Thái với giá trị thẩm mỹ cao. Thể hiện ở nhiều góc độ như nghệ thuật tạo hình và trang trí hoa văn trên trang phục, màu sắc trang phục, nét đẹp trong cốt cách tâm hồn của người làm ra trang phục.
z5548840583181_2923964479d0411234f00f569adb8f7b.jpg
Đặc biệt, sự kiện đã tái hiện lại lễ rước dâu của dân tộc Dao đỏ. Đây là một trong những nghi thức quan trọng nhất để hình thành lễ cưới của dân tộc này. Nó phản ánh đậm nét đời sống, tín ngưỡng của đồng bào Dao đỏ.
z5548782744793_086e3e31db7f412405ae6de0d3065b35.jpg
Đồng bào Dao đỏ có quan niệm, khi người con gái đi lấy chồng không được để mặt trời nhìn thấy bởi sợ mất vía cô dâu, sẽ không gặp may trong cuộc đời sau này. Bởi vậy cô dâu mặc trang phục truyền thống trùm khăn kín đầu trong suốt chặng đường đi từ nhà gái về nhà trai.
z5548782847516_d75e2855957a4f22938e50ebe275ee8e.jpg
Bên cạnh đó, nghệ thuật hát then - loại hình dân ca đặc sắc của người Tày cũng được trình diễn tại sự kiện với sự tham gia của nghệ nhân hát Then, đàn Tính Nghiêm Thị Thanh Hiền - thành viên CLB Di sản hát Then Hà Nội (Đơn vị trực thuộc Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam).
z5548844405491_814cd82a43241d293bddf4dbef7f104a.jpg
Hát then là một hình thức sinh hoạt có vị thế quan trọng trong tín ngưỡng người Tày. Theo quan niệm dân gian, Then có nghĩa là Thiên, Thiên tức là “trời”, được coi là điệu hát của thần tiên truyền lại. Chính vì thế, trong đời sống của người Tày cổ, nó được dùng trong những sự kiện trọng đại hay lễ cầu an, cầu mùa, gọi hồn…
z5548860029865_9cc3893677810d4e9ea60dda1a63864f.jpg
Trong khuôn khổ sự kiện, khán giả tham gia còn được thưởng thức ẩm thực một số món ăn bản địa đặc sắc như thịt chua, xôi ngũ sắc, rượu cần,... và trải nghiệm nhảy sạp, ném còn,...

Sự kiện “Họa sắc Sơn” đã góp phần khẳng định và tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Sự kiện đã mở ra một không gian trải nghiệm đa dạng, giúp công chúng tiếp cận gần hơn với văn hoá của những người anh em dân tộc thiểu số, qua đó phát huy tinh thần đoàn kết và nâng cao trách nhiệm gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Làng gốm cổ Kim Lan - điểm du lịch mới của Thủ đô
    Đầu tháng 8 vừa qua, UBND Thành phố Hà Nội có quyết định về việc công nhận điểm du lịch xã Kim Lan, huyện Gia Lâm. Đây là bước cộng hưởng tuyệt vời trong nỗ lực không mệt mỏi của người dân, nghệ nhân làng nghề gốm cổ, các nhà khoa học, chính quyền địa phương với mục tiêu phát triển bền vững làng nghề nhờ tài nguyên văn hóa độc đáo ở Kim Lan.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc trong Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân, tế cờ khởi nghĩa
    Từ ngày 4-6/10/2024, UBND huyện Phúc Thọ sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân, tế cờ khởi nghĩa. Đây là sự kiện văn hoá có ý nghĩa đặc biệt đối với người dân huyện Phúc Thọ nói riêng, cả nước nói chung.
  • Làng Kim Lan và tục nuôi lợn thi
    Làng Kim Lan, tục gọi làng Sươn, nằm ở bờ Bắc sông Hồng, trước năm 1945 thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1961, xã Kim Lan thuộc huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
  • Cơ hội thưởng lãm các báu vật Champa
    Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 - 2024), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Hội Di sản văn hóa Việt Nam và nhà sưu tập Đào Danh Đức tổ chức trưng bày chuyên đề "Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian". Trưng bày diễn ra từ ngày 28/8/2024 đến tháng 10/2024.
  • Công bố kết quả tiếp nhận, hồi hương tượng đồng Nữ thần Durga
    Sáng 28/8/2024, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức lễ Công bố kết quả tiếp nhận, hồi hương tượng đồng Nữ thần Durga. Đây là pho tượng đồng lớn nhất, đại diện tiêu biểu, đặc sắc của nghệ thuật văn hóa Champa.
  • Khai thác di sản văn hóa gắn với phát triển công nghiệp văn hóa
    Chiều 27/8, UBND quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Di sản văn hóa Bắc Từ Liêm, làng khoa bảng Đông Ngạc với kết nối chuỗi giá trị di sản văn hóa, du lịch trong phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thành phố sáng tạo”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
“Họa sắc Sơn”: Sắc màu Tây Bắc giữa lòng Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO