Văn hóa – Di sản

Cốm Hàng Than, đúc đồng Ngũ Xã được công nhận nghề truyền thống

Đình Thế 09:05 09/06/2024

Nghề sản xuất các sản phẩm từ cốm phố Hàng Than và nghề đúc đồng Ngũ Xã trên địa bàn được công nhận danh hiệu "Nghề truyền thống Hà Nội".

UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2982/QĐ-UBND ngày 7/6/2024, công nhận 4 làng, nghề đạt danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.

Mỗi làng, nghề được công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội”, “Nghề truyền thống Hà Nội” được UBND thành phố tặng Bằng công nhận danh hiệu và được hỗ trợ kinh phí trích từ ngân sách đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại quyết định của UBND thành phố Hà Nội.

hinh-anh-doan-tham-dinh-tai-co-so-duc-dong-ngu-xa.jpg
Du khách thăm quan tại cơ sở đúc đồng Ngũ Xã.

Được hình thành từ thế kỷ XVII, Làng nghề Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã được coi là một trong bốn nghề tinh hoa bậc nhất của Kinh thành Thăng Long – Hà Nội.

Hơn 400 năm hình thành và phát triển, với tình yêu đất nước và văn hóa, người dân làng nghề qua các thế hệ đã vượt qua nhiều khó khăn của biến động lịch sử xã hội, quyết tâm truyền nghề và giữ lấy nghề không bị mai một.

Các tác phẩm nghệ thuật Đúc đồng Ngũ Xã góp phần duy trì những giá trị tinh thần đời sống nhân dân Việt: nhớ về tổ tiên, hướng về cội nguồn, đời sống tâm linh. Bên cạnh đó, làng nghề đã đóng góp được một số công trình nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa lịch sử văn hóa được nhà nước công nhận.

Với nghề đúc đồng Ngũ Xã từng được coi là một trong 4 nghề tinh hoa bậc nhất của Thăng Long – Hà Nội. Tuy nhiên, việc duy trì nghề đúc đồng đòi hỏi nguồn vốn cũng như mặt bằng sản xuất lớn. Hiện tại, nghề đúc đồng Ngũ Xã được duy trì và phát triển bởi công ty Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã, với xưởng sản xuất tại An Dương Tây Hồ và nhà trưng bày sản phẩm tại 178 phố Trấn Vũ. Công ty đã thành công trong việc tiếp nối truyền thống và duy trì sự phát triển của làng nghề đúc đồng.

nguyenninh2.jpg
Lãnh đạo quận Ba Đình kiểm tra cơ sở sản xuất bánh cốm tại phố Hàng Than. Ảnh: Mai Hữu

Nghề làm bánh cốm Hàng Than có từ năm 1865, lúc đầu chỉ có vài gia đình trên phố làm bánh cốm, đến nay phố Hàng Than đã có trên 50 cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh kẹo dân tộc, trong đó sản phẩm chủ đạo là bánh cốm, cốm xào, bánh xu xê…

Nghề truyền thống cho nghề đúc đồng Ngũ Xã và nghề sản phẩm từ cốm phố Hàng Than truyền thống của quận Ba Đình đã được UBND Thành phố đưa vào Danh mục di sản văn hóa Phi vật thể (nghề thủ công truyền thống) ưu tiên bảo vệ tại Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 18/2/2022 của UBND Thành phố về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể thành phố Hà Nội đến năm 2025./.

Bài liên quan
  • “Sống lại” làng nghề giấy Dó
    Làng nghề giấy Dó không biết xuất hiện từ bao giờ, nhưng đã đi vào ca dao và trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên, nghề sản xuất truyền thống làm giấy Dó thuộc làng Yên Thái xưa, nay là phường Bưởi, quận Tây Hồ (Hà Nội) đã mai một gần như không còn. Để phát triển dịch vụ, du lịch văn hóa đặc thù, phát huy giá trị nghề sản xuất truyền thống, quận Tây Hồ đã lập đề án phục dựng nghề này.
(0) Bình luận
  • Hà Nội đề xuất khôi phục tên phố Hàng Lọng
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Nghề gốm Mỹ Thiện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
  • Tết cơm mới của người Xá Phó là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
  • Huế có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
    Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu và Tri thức dân gian về Bún bò Huế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch số 3283/KH-BVHTTDL ngày 7/7/2025 về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Gợi mở tư duy cải cách từ những thăng trầm của kinh tế Việt Nam
    Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức: tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản trầm lắng, yêu cầu cải cách thể chế ngày càng rõ rệt…, việc nhìn lại những bài học từ lịch sử là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2025) của hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng mang đến một nền tảng tri thức khoa học và thực tiễn để suy ngẫm, định hướng cho hiện tại và tương lai.
  • Sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” được vinh danh tại Trung Quốc
    Cuốn sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” của tác giả Vũ Thế Long, ấn bản tiếng Trung do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi – Chibooks thực hiện và bán bản quyền cho Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Quảng Tây, vừa chính thức được trao giải thưởng “Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025”.
  • HĐND Thành phố Hà Nội: Những dấu ấn 6 tháng đầu năm 2025 (Bài 3)
    Thực hiện các chỉ đạo của Thành ủy, Nghị quyết về chương trình giám sát của HĐND Thành phố, căn cứ tình hình thực tiễn, Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI đã chỉ đạo, triển khai chương trình giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực, các Ban và Tổ đại biểu HĐND Thành phố bảo đảm đúng luật và tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng, được triển khai linh hoạt, phù hợp tình hình thực tiễn của Thành phố, địa phương.
  • Phát động “Đêm Huế huyền diệu - Khám phá để yêu”, đón hành khách thứ 350 triệu của Vietnam Airlines
    Vietnam Airlines phối hợp với UBND Thành phố Huế đón hành khách thứ 350 triệu và phát động chương trình “Đêm Huế huyền diệu - Khám phá để yêu”.
Đừng bỏ lỡ
Cốm Hàng Than, đúc đồng Ngũ Xã được công nhận nghề truyền thống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO