Nhịp sống Hà Nội

“Sống lại” làng nghề giấy Dó

Thu Trang 24/05/2024 20:41

Làng nghề giấy Dó không biết xuất hiện từ bao giờ, nhưng đã đi vào ca dao và trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên, nghề sản xuất truyền thống làm giấy Dó thuộc làng Yên Thái xưa, nay là phường Bưởi, quận Tây Hồ (Hà Nội) đã mai một gần như không còn. Để phát triển dịch vụ, du lịch văn hóa đặc thù, phát huy giá trị nghề sản xuất truyền thống, quận Tây Hồ đã lập đề án phục dựng nghề này.

Làng nghề trong thơ ca

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ

do1.jpeg
Du khách sẽ được trải nghiệm viết thư pháp trên giấy Dó.

Những câu ca dao trên đã đi vào tiềm thức của bao thế hệ người con đất Việt với tiếng chày giã Dó. Trước kia vào các buổi sáng sớm, cả tổng Bưởi vang nhịp thình thịch của tiếng chày giã giấy xen lẫn tiếng gọi nhau í ới trong các lò giấy. Những ngày phiên chợ mồng bốn, mồng chín hàng tháng, cả làng ra bán giấy ở chợ Cầu, kẻ bán người mua chen chúc, tấp nập. Cả làng trắng xóa giấy phơi.

Việc sản xuất duy trì đến năm 1991, hợp tác xã sản xuất giấy Dó ở vùng Bưởi giải tán do thiếu nguyên liệu, không tiêu thụ được sản phẩm. Kể từ đó, nghề làm giấy Dó đã không còn trên đất Thăng Long - Hà Nội. Không ít người đến nay khi nói về một thời tiếng chày Yên Thái vang vọng đêm Hà Thành, vẫn không khỏi ngậm ngùi. Họ vẫn tiếc vì đã mất đi một vùng nghề truyền thống.

Cái vất vả ấy vẫn được người ta tự hào, vì rằng:

Bóng đèn là bóng đèn hoa

Ai về vùng Bưởi với ta thì về

Vùng Bưởi có lịch có lề

Có sông tắm mát cò nghề seo can

do2.jpeg
Những hiện vật lịch sử được trưng bày.

Từ cây cỏ, trong môi trường nước và lửa, từng tờ giấy lụa mỏng manh đã ra đời để rồi lưu lại biết bao dấu tích, nét bút tài hoa của những Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm... và hình ảnh cô gái làm giấy vất vả cũng đã trở thành một hình tượng văn học hết sức đẹp đẽ duyên dáng:

Người ta bán vạn buôn ngàn

Em đây làm giấy cơ hàn vẫn tươi

Dám xin ai đó chớ cười

Sản phẩm truyền thống của Yên Thái chủ yếu là giấy bản để in sách và viết chữ nho (bằng bút lông, mực tàu) và giấy dó (dày hơn giấy bản) để in tranh dân gian.

Trước kia phố Hàng Giấy chuyên bán đủ các thứ giấy của vùng Bưởi sản xuất và cũng đã từng làm hài lòng biết bao văn nhân, tài tử từ khắp các xứ Đông, Nam, Đoài, Bắc qua xứ Nghệ vào tận lục tỉnh phía Nam. Ngoài ra, thợ giấy Yên Thái cũng sản xuất loại giấy moi, giấy phèn bằng nguyên liệu xấu hơn, mặt giấy thô ráp dùng để gói hàng.

Ngày nay do công nghệ sản xuất giấy hiện đại đã khiến nghề làm giấy dó cổ truyền của Yên Thái không còn nữa, nhưng làng Yên Thái (làng Bưởi) vẫn còn đó như chứng tích về một vùng quê với nghề giấy Dó từng nổi tiếng khi xưa.

Điểm đến văn hoá hấp dẫn

do4.jpeg
Không gian trưng bày, tìm hiểu lịch sử nghề truyền thống giấy Dó tại điểm đến văn hoá phường Bưởi.

Lật lại những trang lịch sử của quận Tây Hồ, bà Lê Thị Thu Hằng, Bí thư Quận uỷ Tây Hồ chia sẻ: “Khi thành lập quận, lãnh đạo quận đều mong muốn được phát huy những di sản, di tích để giới thiệu cho người dân nét đẹp văn hóa đặc trưng của Tây Hồ. Trước hết phải bảo tồn các nét đẹp truyền thống sau đó phát huy được những giá trị đó thì mới có sự lan tỏa. Tây Hồ xây dựng các điểm văn hoá để phát triển kinh tế, có nghĩa là đẩy mạnh công nghiệp văn hoá của địa phương. Việc phục dựng lại làng nghề truyền thống giấy Dó phường Bưởi xưa cũng là một cách để Tây Hồ hiện thực hoá mục tiêu đó. Đến Tây Hồ ăn xôi Phú Thượng, uống trà sen Hồ Tây và trải nghiệm không gian làng nghề giấy Dó phường Bưởi, ngắm đào Nhật Tân rồi ra phố đi bộ Trịnh Công Sơn đi dạo thì thật ý nghĩa. Chúng tôi sẽ có một kế hoạch "dài hơi" để phát triển những làng nghề độc đáo, đậm văn hóa của địa phương…".

Nói là làm, ngày 13/5/2024, phường Bưởi đã chính thức khai trương Điểm dịch vụ, du lịch văn hoá và giới thiệu nghề truyền thống “làm giấy Dó” của vùng Bưởi xưa. Địa điểm phục dựng mô hình tại khuôn viên Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ phường Bưởi (số 189 phố Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội).

Với diện tích khoảng 200m2 đất, lấy nhà truyền thống làm trung tâm, xung quanh xây dựng các nhà, lán, phục dựng tượng và công cụ mô phỏng theo các công đoạn sản xuất (8 bước + nơi trưng bày sản phẩm), tranh ảnh, các hiện vật liên quan đến làng nghề. Các nhà, lán xây gạch đặc, cột và dầm bằng bê tông cốt thép, mái lợp ngói, mũi hài kích thước lớn, bàn trưng bày hiện vật bằng gỗ; mỗi nhà, lán khoảng 10-12m2; tượng mô phỏng làm bằng composite, tỷ lệ 1:1. Nhà tưởng niệm làm nơi giới thiệu, trình chiếu phim tư liệu về làng nghề, trưng bày giới thiệu các điểm di tích, thắng cảnh của phường (các Đình, Đền, Chùa, Am, Miếu, hầm Thành ủy,…). Sân khấu ngoài trời tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ truyền thống của đất nước và địa phương.

Ghi nhận của phóng viên, tại khu vực Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ phường Bưởi, nhiều hiện vật, hình ảnh, tư liệu được trưng bày rất dễ quan sát, check-in và ghi chép. Nhà truyền thống làm trung tâm, xung quanh xây dựng các nhà, lán, phục dựng tượng và công cụ mô phỏng theo các công đoạn sản xuất. Nhà tưởng niệm là nơi giới thiệu, trình chiếu phim tư liệu về làng nghề, trưng bày giới thiệu các điểm di tích, thắng cảnh của phường; khu vực sân khấu ngoài trời là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống…

do3.jpeg
Chị Nhung tỉ mỉ sắp đặt sản phẩm giấy Dó để đón du khách.

Chị Trần Hồng Nhung, người sáng lập Zó Project không ngày nào vắng mặt. Từng chi tiết nhỏ nhất về việc bài trí, sắp xếp những tấm giấy Dó, sản phẩm handmade từ giấy Dó được chị Nhung tỉ mỉ. Chia sẻ với chúng tôi, chị Nhung cho biết: "Cuộc sống càng hiện đại, con người lại càng muốn trở về với thiên nhiên, về với những giá trị truyền thống. Kể từ khi tôi bỏ công việc ở một tổ chức phi chính phủ với mức lương cao để theo đuổi Dó, đến nay tôi thấy mình vẫn đi đúng đường. Dó ở những địa phương miền núi đã là quý, nhưng phát triển Dó ở ngay giữa trung tâm Thủ đô, đô thị sầm uất thì thật sự đáng quý.

Theo quan điểm của tôi, bên cạnh việc phục dựng điểm đến để người dân trải nghiệm nghề truyền thống, tôi muốn mang những sản phẩm giấy Dó vào đời sống hiện đại. Ví dụ, tại điểm đến, chúng tôi có một gian trưng bày và bán những sản phẩm làm từ giấy Dó. Những chiếc túi, ví, giấy gói quà… từ giấy Dó thực sự là tâm huyết của tôi. Những món quà nhỏ này hợp với thị hiếu của các du khách nước ngoài, với xu hướng hiện đại của các bạn trẻ… Cứ thế, giấy Dó sẽ được “nuôi sống” và bảo tồn”.

Ông Nguyễn Minh Hoài, Phó Chủ tịch UBND phường Bưởi vui mừng chia sẻ: "Việc khai trương điểm dịch vụ, du lịch văn hoá và giới thiệu nghề truyền thống “làm giấy Dó” của vùng Bưởi xưa thật sự là “việc khó” mà cả hệ thống chính trị của phường đã cùng vào cuộc. Đến hôm nay, sau khi điểm đến này chính thức đi vào hoạt động, chúng tôi mong muốn, mỗi người dân phường Bưởi khơi dậy niềm tự hào về một làng nghề truyền thống của đất kinh kỳ đã được phục dựng, từ đó, thúc đẩy công nghiệp văn hoá của phường nói riêng, quận Tây Hồ nói chung ngày càng phát triển".

Hoạt động tham quan mô hình nghề sản xuất truyền thống làm giấy Dó kết hợp với các điểm du lịch tâm linh đình, chùa Võng Thị trên địa bàn phường Bưởi diễn ra tất cả các ngày trong tuần. Ban tổ chức cũng tổ chức cho khách du lịch tham gia tương tác một vài công đoạn trong quy trình sản xuất giấy Dó.

Vào các tối thứ 6 hàng tuần, tại đây cũng tổ chức biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Điểm tham quan này còn có trưng bày đồ lưu niệm, khu viết thư pháp, khu trưng bày bán tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống… Điều này hứa hẹn sẽ thu hút du khách mỗi khi đến với Hà Nội, với Tây Hồ…

Bài liên quan
  • Gìn giữ nét Việt cùng giấy Dó giữa lòng Hà Nội
    Vùng Bưởi xưa nổi danh Hà thành với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến nghề làm giấy dó làng Yên Thái. Nghề làm giấy dó xưa đã đi vào ca dao người Việt, niềm tự hào nét tinh hoa văn hóa của người Kẻ Bưởi: Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
(0) Bình luận
  • Tây Hồ đã sẵn sàng cho lễ hội Sen Hà Nội 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 sẽ khai mạc tối nay, 12/7. Công tác chuẩn bị cho sự kiện đang được gấp rút hoàn thành để chào đón du khách tham quan, trải nghiệm và thưởng thức.
  • Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường qua các sản phẩm nghệ thuật từ vật liệu tái chế
    Nhằm tạo một sân chơi an toàn, bổ ích cho các em nhỏ trong dịp hè, Thư viện yêu thương (phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã triển khai nhiều hoạt động thu hút các bạn nhỏ tham gia. Chủ đề của các hoạt động tập trung vào xây dựng văn hóa đọc, khơi dậy tình yêu quê hương, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,…
  • “Suất ăn 0 đồng”: Hoạt động nhân văn, ý nghĩa tiếp sức mùa thi
    Nằm trong chuỗi các hoạt động tiếp sức cho thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Trung Giã phối hợp với các cá nhân, hộ gia đình tại Phố Nỷ (xã Trung giã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) tổ chức hàng trăm “suất ăn 0 đồng” phục vụ thí sinh, người nhà và các thành viên tham gia công tác tình nguyện phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT tại điểm thi trường THPT Trung Giã.
  • Thí sinh thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội tự tin có điểm cao với môn thi Ngữ văn
    Buổi thi Tốt nghiệp THPT năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hà Nội sáng 27/6 đã diễn ra an toàn, các thí sinh thể hiện sự tự tin và quyết tâm cao để có kết quả tốt nhất với “chướng ngại vật” đầu tiên là môn thi Ngữ văn (thời gian làm bài 120 phút).
  • Nhộn nhịp mùa sen Tây Hồ
    Những ngày tháng 6 Hà Nội liên tục đón những đợt nóng gay gắt nhưng không khí nhộn nhịp tại những đầm sen ở quanh khu vực Thung lũng hoa hồ Tây (quận Tây Hồ) vẫn không hề bị ảnh hưởng. Hàng trăm lượt du khách tìm đến chụp ảnh mỗi ngày đã tạo nên một bầu không khí vô cùng ấn tượng.
  • Cuộc thi video clip “Khám phá - Check in Đan Phượng”
    Nội dung của video clip giới thiệu những nét đặc sắc về lịch sử, văn hóa, ẩm thực, du lịch, lễ hội và môi trường sống, vùng đất, con người của thôn, tổ dân phố, cụm dân cư mình; giới thiệu mô hình, điểm check-in của thôn, tổ dân phố, cụm dân cư mình... ở huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
“Sống lại” làng nghề giấy Dó
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO