Văn hóa – Di sản

Triển lãm “Văn miếu - sự hồi sinh trong di sản văn hoá”

Văn Thiện 22/08/2023 21:09

Triển lãm chuyên đề “Văn miếu - Sự hồi sinh trong di sản văn hóa” trưng bày hơn 200 hình ảnh, tư liệu, hiện vật được khai thác tại Văn miếu Quốc Tử Giám, Văn miếu Vĩnh Phúc, Văn miếu Bắc Ninh, Văn miếu Mao Điền, Văn miếu Xích Đằng.

2278347a26-e3c3-4dcc-bb62-abbc97694317.jpg
Khách tham quan triển lãm trưng bày hơn 200 hình ảnh, tư liệu, hiện vật (ảnh: KTĐT)

Sáng 22/8, Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc) phối hợp với Trung tâm Văn hóa khoa học Văn miếu - Quốc Tử Giám, Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Văn miếu - Sự hồi sinh trong di sản văn hóa”.

Sự kiện do Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm Văn hóa khoa học Văn miếu - Quốc Tử Giám, Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tổ chức. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 78 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 02/9.

dscf5165.jpg

Triển lãm chuyên đề “Văn miếu - Sự hồi sinh trong di sản văn hóa” trưng bày hơn 200 hình ảnh, tư liệu, hiện vật được khai thác tại Văn miếu Quốc Tử Giám, Văn miếu Vĩnh Phúc, Văn miếu Bắc Ninh, Văn miếu Mao Điền, Văn miếu Xích Đằng.

Đặc biệt là các ảnh tư liệu của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp được trưng bày một cách chân thực, khoa học và thẩm mỹ, trưng bày kế lại hành trình của những con người tham gia vào việc bảo tồn Văn miếu, những con người luôn có niềm đam mê với di sản đã góp phần cho bảo tồn khu di tích - sự quyết tâm, nỗ lực không mệt mỏi nhằm đối phó trước những tác động mạnh mẽ của thời gian lên di sản.

Đồng thời cung cấp cho người xem một cách nhìn đương đại về công tác nghiên cứu ngày nay, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Đặc biệt, tại trưng bày lần này, Ban tổ chức đã ứng dụng các công nghệ số hóa trong lĩnh vực di sản văn hóa. Cụ thể, 30 mã QR Cod đặt tại không gian các công trình kiến trúc và hiện vật tiêu biểu của Văn miếu tỉnh Vĩnh Phúc.

Người tham gia có thể dễ dàng truy cập, tìm hiểu thông tin chỉ bằng việc quét mã và tương tác trực tiếp trên điện thoại thông minh. Đây là hệ thống cơ sở dữ liệu số được xây dựng theo hướng nền tảng mở, hỗ trợ thuyết minh qua công nghệ giao tiếp không dây, trải nghiệm đa phương tiện.

Nội dung giới thiệu bằng 5 thứ tiếng: Việt, Trung, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản kèm theo hình ảnh minh họa trực quan sinh động về Văn miếu, để du khách dễ dàng lựa chọn tiếp cận và hình dung.

Sự kiện diễn ra với mong muốn đưa Văn miếu Vĩnh Phúc thành điểm đến về phát triển du lịch thông minh thông qua các sản phẩm du lịch sử dụng công nghệ; quảng bá giá trị Văn miếu hướng đến phát triển bền vững trong khai thác và phát huy giá trị, đồng thời tuyên truyền, giáo dục truyền thống khoa bảng, hiếu học Vĩnh Phúc tới các các tầng lớp nhân dân trong, ngoài tỉnh và khách quốc tế./.

Bài liên quan
  • Làng nghề Tranh Khúc: Thương hiệu bánh chưng Thủ đô bay cao, vươn xa
    Tại Hà Nội, có một làng nghề bất kể ngày Tết hay ngày thường, người dân luôn đỏ lửa với những nồi bánh chưng được gói vuông vắn, vị thơm ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thậm chí sản phẩm làng nghề đã xuất hiện tại thị trường nước ngoài để người Việt xa xứ cúng lễ ngày Tết. Đó là làng nghề làm bánh chưng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc triển lãm "Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”
    Sáng 17/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 – 19/5/2024.
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • “Âm vang Việt Nam” hào hùng qua từng khúc hát
    Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tối 16/5 tại Không gian biểu diễn Nghệ thuật - Ẩm thực đường phố quận Tây Hồ tiếp tục diễn ra Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội 2024” (cụm 2), với những phần trình diễn đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân Thủ đô.
  • Bà Nguyễn Thị Minh Hiền trúng cử Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Đống Đa khóa XVII, nhiệm kỳ 2024-2029.
    Đại hội đại biểu Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Đống Đa khóa XVII diễn ra thành công tốt đẹp với kết quả đã hiệp thương cử 65 ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam quận; hiệp thương cử Ban Thường trực gồm 5 ông bà và cử bà Nguyễn Thị Minh Hiền giữ chức danh Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận khóa XVII, nhiệm kỳ 2024-2029. Đại hội hiệp thương chọn cử 9 đại biểu chính thức đi dự Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP khóa XVIII nhiệm kỳ 2024 – 2029.
  • Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn trao Huy hiệu Đảng tại huyện Mê Linh
    Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5, ngày 16/5, lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên lão thành tại huyện Mê Linh.
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Văn miếu - sự hồi sinh trong di sản văn hoá”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO