Triển lãm “Con đường”: Góp thêm những “sắc thái mới” cho dòng tranh dân gian

Thụy Phương| 07/10/2022 21:13

Chiều ngày 7/10/2022 tại Bảo tàng Hà Nội (đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm tranh dân gian “Con đường”.

a3(1).jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng)

Triển lãm do Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Latoa Indochine tổ chức nhằm phục hồi và bảo tồn những giá trị nghệ thuật dân gian.

Đến với triển lãm công chúng được thưởng thức gần 100 tác phẩm nghệ thuật được thực hiện bởi nhóm nghệ sĩ tại Latoa Indochine. Các tác phẩm được chia thành 3 nhóm chính: Tranh dân gian, tranh về danh nhân Nguyễn Trãi và tranh Phật giáo.

Mảng tranh dân gian dựa trên các đề tài quen thuộc của các dòng tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ và tranh Kim Hoàng nhưng được làm mới hoàn toàn trên chất liệu sơn mài khắc (kết hợp giữa sơn mài và khắc).

Mảng tranh về danh nhân Nguyễn Trãi là kết quả của dự án chuyển thể bức tranh chân dung Nguyễn Trãi sang chất liệu sơn mài khắc. Dựa trên bức tranh về Nguyễn Trãi chất liệu bột màu trên nền vải của tác giả P.D.TUE vẽ năm 1917, nhóm Latoa Indochine đã chuyển thể thành công bức chân dung sang chất liệu sơn mài với kinh phí xã hội hóa 100%.

Mảng tranh về Phật giáo nổi bật là hai bức “Trúc Lâm Đại Sĩ Xuất Sơn Đồ” và “Hương Vân Đại Đầu Đà”. Bức phóng tác “Trúc Lâm Đại Sĩ Xuất Sơn Đồ” dựa trên bức vẽ từ thế kỷ XIV miêu tả sự kiện Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành đắc đạo, rời khỏi động Vũ Lâm trở về được vua Trần Anh Tông cùng các quan ra nghênh đón. Còn bức “Hương Vân Đại Đầu Đà” cũng dựa trên chất liệu phong cách tranh dân gian nhưng miêu tả giải đoạn về sau khi Phật hoàng Trần Nhân Tông từ hành cung Vũ Lâm về Kinh đô và chính thức về núi Yên Tử tu tập lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà.

Với cách thể hiện đặc biệt mới mẻ, nhóm Latoa Indochine mang đến cho những người yêu nghệ thuật một góc nhìn thú vị, đầy sáng tạo về dòng tranh truyền thống của dân tộc, đồng thời, góp phần phát triển một nét văn hóa xưa lên tầm cao mới, hòa quyện giữa dân gian bình dị trong dòng chảy hiện đại, cấp tiến.

a4.jpg

Triển lãm thu hút đông đảo công chúng. (Ảnh: Thanh Tùng)

Các hình ảnh trong tranh sơn mài khắc đều được thể hiện sắc nét, có chiều sâu và khi quan sát kĩ sẽ thấy tầng tầng lớp lớp màu được mài rất tỉ mỉ. Tất cả những điều đó khiến tranh dân gian trở nên đẹp hơn, hiện đại, sang trọng hơn, giá trị văn hóa nghệ thuật cũng được nâng lên một tầm cao mới.

Ông Phạm Ngọc Long, Chủ tịch Latoa Indochine cho biết các tác phẩm này là thành quả của các nghệ sĩ Latoa Indochine sau một thời gian dài tìm hiểu, nghiên cứu và sáng tác, thử nghiệm về tranh dân gian, sơn mài với trăn trở làm sao để giữ gìn, lan tỏa được di sản văn hóa mà cha ông để lại, đồng thời nâng tầm giá trị tranh dân gian Việt Nam trên chất liệu sơn mài khắc. “Đây là hành trình mà Latoa Indochine đã ấp ủ từ lâu, một hành trình được xây dựng bởi những con người yêu, trân quý nét đẹp văn hóa dân tộc” – ông Phạm Ngọc Long nhấn mạnh.

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, ông Nguyễn Tiến Đà – Giám đốc Bảo tàng Hà Nội khẳng định: “Triển lãm “Con đường” là một sự kiện rất ý nghĩa góp phần quan trọng trong dự án bảo tồn tranh dân gian Việt Nam. Bảo tàng Hà Nội và Latoa Indochine mong muốn qua triển lãm sẽ đưa công chúng trở về, cảm nhận và trân quý dòng tranh dân gian từng vang bóng một thời để từ đó cùng nhau gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống trên chặng đường phát triển mạnh mẽ của thời cuộc”.

Triển lãm kéo dài đến hết ngày 31/12/2022.

Bài liên quan
  • Hà Nội: Góp phần phong phú thêm công tác tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng
    Sáng ngày 7/10, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp tổ chức Lễ phát động Cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền cổ động trực quan về Quy tắc ứng xử nơi công cộng thành phố Hà Nội năm 2022. Cũng trong khuôn khổ Lễ phát động, Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp tổ chức Lễ ra quân Tuần Lễ Xanh nhằm nâng cao nhận thức của các em sinh viên về bảo vệ, giữ gìn không gian trường học tại nhà trường.
(0) Bình luận
  • Triển lãm mỹ thuật “Sắc màu miền Tây” ở Cố đô Huế
    90 tác phẩm sơn dầu, acrylic… của 18 họa sĩ Câu lạc bộ Sắc màu miền Tây ART được trưng bày triển lãm tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao TP Huế (15 Lê Lợi, TP Huế).
  • Gìn giữ, trao truyền di sản qua ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình
    39 tác phẩm của 16 tác giả với chủ đề về di sản sẽ được giới thiệu với công chúng trong triển lãm “Ngày xửa ngày xưa” diễn ra từ 23/8 đến ngày 27/8/2024 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội. Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động của Dự án “Di sản văn hóa Việt qua góc nhìn nghệ sĩ đương đại” do nhóm nghệ sĩ Heritage And Art (H&A) thực hiện năm 2024.
  • Triển lãm 3D “Bang giao triều Nguyễn: Giữa làn gió Đông – Tây”
    Triển lãm 3D “Bang giao triều Nguyễn: Giữa làn gió Đông - Tây” giới thiệu các tài liệu đặc sắc về hoạt động ngoại giao triều Nguyễn (1802 - 1858).
  • Mở xưởng Gốm Mường tại Hà Nội
    Trong hai ngày 17 và 18/8/2024, tại địa chỉ 85 Nhật Chiêu, quận Tây Hồ, Hà Nội, xưởng Gốm Mường chính thức mở cửa đón công chúng. Trong lần ra mắt xưởng Gốm Mường tại Hà Nội sẽ có hơn 130 tác phẩm gốm Mường được trưng bày. Đây là các tác phẩm gốm độc bản của nhiều nghệ sỹ - tác giả đã tham gia sáng tác từ 10 năm nay tại xưởng gốm Mường Studio.
  • Họa sĩ Dương Bích Liên: Ánh chớp thầm lặng
    Là người đồng hành cùng thế kỷ nghệ thuật họa sĩ Dương Bích Liên là một tượng đài của nghệ thuật tạo hình Việt Nam, là ánh chớp thầm lặng trên bầu trời nghệ thuật, là danh họa của xứ sở mình.
  • Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực I Hà Nội lần thứ 29
    Chiều tối ngày 9/8, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16, Ngô Quyền, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực I Hà Nội chuyên ngành điêu khắc, đồ họa và mỹ thuật ứng dụng lần thứ 29 năm 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Con đường”: Góp thêm những “sắc thái mới” cho dòng tranh dân gian
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO