Trao “Học bổng Thâm Tâm” cho học sinh giỏi môn Ngữ văn

kinhtedothi| 20/08/2022 16:06

Ngày 18/8, Sở GD&ĐT Cao Bằng phối hợp cùng gia đình nhà thơ công bố thành lập “Học bổng Thâm Tâm” và tổ chức chương trình trao Học bổng Thâm Tâm cho các học sinh đạt thành tích cao trong môn Ngữ văn, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn vượt khó vươn lên trong học tập.

Sự kiện được tổ chức nhân dịp 72 năm ngày mất của liệt sĩ, cố nhà văn, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Tuấn Trình (bút danh Thâm Tâm) (18/08/1950 – 18/08/2022). Năm 2022 “Học bổng Thâm Tâm” lần đầu tiên được tổ chức.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Cao Bằng và gia đình nhà thơ Thâm Tâm trao học bổng cho các em học sinh giỏi môn Ngữ văn và học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Cao Bằng và gia đình nhà thơ Thâm Tâm trao học bổng cho các em học sinh giỏi môn Ngữ văn và học sinh có hoàn cảnh khó khăn

“Học bổng Thâm Tâm” được tự nguyện sáng lập và thực hiện bởi gia đình liệt sỹ, cố nhà văn, nhà thơ, nhà báo Thâm Tâm nhằm góp phần động viên, khích lệ các em học sinh về tinh thần, tạo cơ hội để các em vượt khó, vươn lên trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, công dân có ích cho xã hội. Tổng số học bổng được trao trong năm 2022 là 30 suất, mỗi suất trị giá 1.000.000 đồng.

Ông Nguyễn Tuấn Khoa - con trai duy nhất của nhà thơ Thâm Tâm cùng phu nhân tại buổi lễ trao học bổng.
Ông Nguyễn Tuấn Khoa - con trai duy nhất của nhà thơ Thâm Tâm cùng phu nhân tại buổi lễ trao học bổng.

Cao Bằng là tỉnh có điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng, con đường đến trường của các em học sinh còn nhiều gian khó. Vì vậy, những chương trình như “Học bổng Thâm Tâm” sẽ góp phần giảm bớt khó khăn, giúp các em học sinh nghèo vượt khó, nuôi dưỡng niềm đam mê và nối dài chặng đường học tập, đặc biệt là đối với bộ môn Ngữ văn.

Gia đình viếng mộ liệt sĩ, cố nhà văn, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Tuấn Trình (bút danh Thâm Tâm).
Gia đình viếng mộ liệt sĩ, cố nhà văn, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Tuấn Trình (bút danh Thâm Tâm).

Đại diện cho gia đình nhà thơ Thâm Tâm, ông Nguyễn Tuấn Khoa - con trai duy nhất của nhà thơ - chia sẻ: “Gia đình tôi vô cùng biết ơn đồng bào Cao Bằng đã cưu mang chăm sóc cha tôi lúc hi sinh, một gia đình trong bản đã cho cha tôi nằm lại, tháo ván cửa đóng quan tài, cùng bà con trong bản và bộ đội đưa tiễn, mai táng ông ngay tại bản. Chúng tôi cũng biết ơn sự quan tâm và giúp đỡ chí tình của các bác, các anh chị Cao Bằng trong quá trình tìm mộ Thâm Tâm. Được sự cho phép và giúp đỡ của Sở GD&ĐT Cao Bằng, chúng tôi lên đây trao “Học bổng Thâm Tâm cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Tỉnh Cao Bằng”, như một hành động tri ân bà con các dân tộc Cao Bằng, một đóng góp rất nhỏ cho sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà”.

Thâm Tâm (1917–1950) là một nhà thơ, nhà văn, nhà báo và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ “Tống biệt hành”.

Thâm Tâm tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương. Từ những năm 1940, ông tham gia viết báo, viết văn và thường được đăng tải trên Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ năm và Truyền bá quốc ngữ... Ông từng thử sức trên nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả vẫn là thơ.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Thâm Tâm tham gia văn hóa Cứu quốc, ở trong Ban biên tập báo Tiên Phong (1945-1946), sau đó ông nhập ngũ, làm thư ký tòa soạn báo Vệ quốc quân (sau là báo Quân đội Nhân dân).

Ông đã hy sinh vào ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại bản Pò Noa, xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Thâm Tâm được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

(0) Bình luận
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Hợp tác với các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch 137/KH-UBND ngày 15/5/2025 về hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
  • Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" trở lại với diện mạo mới
    Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" tiếp tục lên sóng VTV3 với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến và thông điệp đậm chất văn hóa, gắn kết và truyền tải thông điệp lan tỏa giá trị tình cảm cha con, tình cảm gia đình và du lịch, văn hóa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Trao “Học bổng Thâm Tâm” cho học sinh giỏi môn Ngữ văn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO