Văn hóa - Xã hội

Trao Giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ nhất cho 30 cán bộ Hội Phụ nữ

Văn Thiện 08/10/2024 12:04

Sáng 8-10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức trao Giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ nhất và biểu dương chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện tiêu biểu toàn quốc. Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến.

img-8654.jpg
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến và Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga trao giải thưởng cho nữ cán bộ Hội xuất sắc - Ảnh: Hải Yến

Giải thưởng Nguyễn Thị Định là giải thưởng dành riêng cho cán bộ Hội chuyên trách đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu mang tên Nguyễn Thị Định - nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ quốc tế. Bà cũng đã được Đảng giao nhiều nhiệm vụ quan trọng đối với tổ chức Hội phụ nữ như: Bí thư Đảng đoàn Phụ nữ Khu 8, Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát biểu, mong muốn các chị em được tuyên dương và nhận giải thưởng Nguyễn Thị Định sẽ tiếp tục giữ vững nhiệt huyết cách mạng, phát huy ưu điểm, tiếp tục hoàn thiện phương pháp công tác, truyền cảm hứng, làm tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, đóng góp công sức, thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của công tác Hội và phong trào phụ nữ.

Đồng thời, ông Đỗ Văn Chiến đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện về mọi mặt, phối hợp hành động để hoạt động của các cấp hội và phong trào phụ nữ cả nước ngày càng phát triển thiết thực, hiệu quả, đáp ứng sự kỳ vọng của Đảng, của xã hội và của các chị em.

Tại buổi lễ, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga, 30 cán bộ có thành tích đặc biệt xuất sắc vinh dự được nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ nhất và 102 Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện tiêu biểu được lựa chọn từ 65 tỉnh, thành, đơn vị là những tấm gương tiêu biểu về tinh thần tận hiến đối với công tác Hội.

082e86b7bf-4a44-43b8-b886-3ddeebc47d3f.png
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng các cá nhân xuất sắc được trao giải thưởng - Ảnh: Hải Yến

132 bông hoa rực rỡ hội tụ về đây trong vườn hoa tháng 10 đầy hương sắc. Các chị đã góp phần vẽ nên những mảng màu tươi sáng cho bức tranh truyền thống vẻ vang của Phụ nữ Việt Nam, của tổ chức Hội thêm rực rỡ.

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc mà các chị đã đạt được, chúng ta đều cảm nhận, dù ở cấp nào, cương vị nào, ở các chị đều có một điểm chung đó là những người tận tụy, tiên phong, gương mẫu, có nhiều sáng kiến đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội, sẵn sàng vì việc chung, tận hiến cho công tác Hội và phong trào phụ nữ.

"Các chị đã tiếp nối vững vàng truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước, thực sự là nhịp cầu nối lòng dân với ý Đảng, góp phần tích cực củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ cơ sở, tạo nên sự đồng thuận trong nhân dân, cùng hướng tới mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh", Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhấn mạnh.

Những “bông hoa” tháng 10 được vinh danh với nhiều cống hiến như: Chị Ngụy Thị Tuyến, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bắc Giang, từ năm 2021 đến nay, đã đề xuất 5 đề tài khoa học, giải pháp, sáng kiến liên quan đến phụ nữ, trẻ em được công nhận và áp dụng hiệu quả trên toàn tỉnh… Thượng tá Nguyễn Ngọc Thúy, Trưởng Ban Phụ nữ Công an tỉnh Cần Thơ, trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện 27 công trình, mô hình, phần việc, 890 hoạt động thiết thực, góp phần chăm lo cho phụ nữ và trẻ em trị giá trên 29 tỷ đồng..

Hay như chị Huỳnh Thị Liên, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, chủ động đăng ký với cấp uỷ, chính quyền thực hiện 7 công trình, phần việc thiết thực góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, thành lập mới 2 doanh nghiệp nữ…

Đặc biệt là sáng kiến: Mô hình "Chợ quê Cù lao Tân Thuận Đông nói không với túi nilon và sản phẩm nhựa dùng 1 lần" của chị đã được UBND tỉnh công nhận, áp dụng thực hiện có phạm vi ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh.../.

Bài liên quan
  • Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
    Tối 07/10, tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam, Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, Công ty TNHH TCP Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2024.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tạo cơ hội - giá trị - tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô
    Năm 2024 đánh dấu hành trình 70 năm phát triển Thủ đô kể từ ngày giải phóng. Bên cạnh những thành tựu thì những thời cơ và thách thức cũng đã đặt ra những yêu cầu mới đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố. Để tạo cơ hội mới, giá trị mới, tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô, thời gian qua, thành phố đã tập trung cho một trong những nhiệm vụ quan trong là lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với kỳ vọng phác họa rõ nét diện mạo Thủ đô trái tim của cả nước trong tương lai gần và 20 năm tiếp theo. Một quy hoạch chiến lược, hoạch định sự phát triển toàn diện của Thủ đô Hà Nội trong tương lai đã được xây dựng chứa đựng đủ đầy tình yêu, tâm huyết và khát vọng của đất và người Hà Nội hôm nay.
  • Tái hiện thực cảnh đánh cá Lễ hội Đả Ngư - nét văn hóa đặc sắc của xứ Đoài Hà Nội
    Sáng 13/10, Thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Khai mạc thực cảnh đánh cá Lễ hội Đả Ngư Đền Và - năm Giáp Thìn 2024 tại khu vực Đầm Sen –phường Trung Hưng. Đồng chí Nguyễn Quang Hán, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy – Chủ tịch HĐND thị xã; Ngô Đình Ngũ – Chủ tịch UBND thị xã cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương tham dự buổi lễ.
  • Mấy đặc trưng trong thơ Thăng Long - Hà Nội
    Để xác định những khác biệt của thơ Hà Nội so với thơ các địa phương khác cần nhìn lại cả quá trình phát triển của thơ từ thuở lập kinh đô, phải tính đến những tác phẩm không chỉ của những nhà thơ sinh ra và trưởng thành ở Hà Nội, mà còn của những nhà thơ từ những vùng quê khác về sống ở Thăng Long. Và chính họ, những nhà thơ bị (hoặc được) phong cách sống, phong cách thơ của Hà Nội đồng hóa, vốn đông đảo hơn các nhà thơ nguyên quán Hà Nội, đã đóng góp nhiều hơn để tạo nên phong cách trữ tình cho thơ đất đế đô.
  • Trung tâm nghiên cứu ong và Chuyển giao công nghệ chăn nuôi: Chủ động, sáng tạo và tiên phong trong công tác nghiên cứu khoa học
    Trải qua 2 năm sau hợp nhất, Trung tâm nghiên cứu ong và Chuyển giao công nghệ chăn nuôi tuy còn gặp nhiều khó khăn, thử thách. Song với quyết tâm của Ban Giám đốc cùng với toàn thể nhân viên Trung tâm đã không ngừng cố gắng, vượt qua thử thách, từng bước trưởng thành và khẳng định vai trò tích cực, vị thế quan trọng của một cơ quan nghiên cứu, quản lý khoa học công nghệ ngành, có nhiều đóng góp hiệu quả cho sự phát triển chung của Viện chăn nuôi.
  • Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo giám sát chặt chẽ bếp ăn trường học
    Liên quan đến sự việc sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phải ăn cơm, canh thừa, Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc bảo đảm đủ định lượng, chất lượng bữa ăn và VSATTP cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
  • Bên cây lộc vừng Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bên cây lộc vừng Hồ Gươm của tác giả Nguyễn Thanh Kim nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • “Hồi sinh” ở di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport
    Sau khi được khắc phục hậu quả chất độc hóa học, khu vực sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã đảm bảo an toàn và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Chiều 14/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với thanh niên
    Trong các ngày 14 và 15/10 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Thủ đô Hà Nội lần thứ 8, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tại Hà Nội với sự tham dự của 400 đại biểu thanh niên ưu tú đại diện cho các tầng lớp thanh niên.
  • Ba Vì miền mây thẳm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ba Vì miền mây thẳm của tác giả Nguyễn Việt Chiến nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Cuốn sổ tay du lịch bỏ túi về Tam Đảo
    Với mong muốn quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị điểm đến du lịch, văn hóa tiềm ẩn của khu du lịch Tam Đảo đến du khách trong và ngoài nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tam Đảo - Đất linh thiêng, miền du lịch” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Phạm Hoàng Hải.
  • Hòa nhạc đặc biệt kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Peru
    Kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam-Peru, một buổi trình diễn âm nhạc đặc sắc mang tên “Q' pop & Quechua Concert” sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 23/10.
  • Đấu giá tranh "Những huyền thoại từ trường Mỹ thuật Đông Dương" của nhà Milon
    Phiên đấu giá "Những huyền thoại từ trường Mỹ thuật Đông Dương" của nhà Milon sẽ chính thức diễn ra vào 17 giờ ngày 12.10 tại khách sạn Sofitel Legend Metropole, 56 Lý Thái Tổ, Hà Nội.
Trao Giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ nhất cho 30 cán bộ Hội Phụ nữ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO