Trấn Thành bị “cấm cửa” trên truyền hình: Đừng xin lỗi… rồi để đấy!

Theo Dân Trí| 12/06/2017 14:47

Vụ việc nam diễn viên Trấn Thành bị Đài Truyền hình Vĩnh Long “cấm cửa” đối với gameshow "Tuyệt đỉnh song ca nhí" và sẽ hạn chế trong những gameshow mới đã tạo nên làn sóng tranh luận chưa từng có.

Vụ việc nam diễn viên Trấn Thành bị Đài Truyền hình Vĩnh Long “cấm cửa” đối với gameshow "Tuyệt đỉnh song ca nhí" và sẽ hạn chế trong những gameshow mới đã tạo nên làn sóng tranh luận chưa từng có.

Có cả sự hả hê, có cả sự sững sờ, có đồng tình, có phản đối... Một số nghệ sỹ như Cát Phượng, Lê Giang đã lên tiếng bảo vệ Trấn Thành vì cho rằng, nhà đài đối xử như thế là tệ bạc với anh. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng, đây là “đòn đau” phải có để sớm chấn chỉnh “nạn” hài nhảm, hài tục... đang tràn lan trên truyền hình. Một số ý kiến, một mình Trấn Thành không thể tạo nên được hài tục, hài nhảm... vì thế cần phải “thanh lọc” mạnh mẽ hơn nữa đối với những tên tuổi khác đối với các chương trình khác.

Nhiều độc giả cho rằng, Trấn Thành là một tài năng nhưng vì mải chạy theo sự dễ dãi nên ngày càng nhảm nhí. Ảnh: TL.
Nhiều độc giả cho rằng, Trấn Thành là một tài năng nhưng vì mải chạy theo sự dễ dãi nên ngày càng nhảm nhí. Ảnh: TL.

Độc giả Ksobui bình luận: “Mấy năm trở lại đây vì dị ứng với lối diễn của Trấn Thành nên hễ chương trình nào có Trấn Thành là cả nhà tôi đều chuyển kênh hoặc tắt tivi ngay. Bởi người tử tế, nghiêm túc và có văn hóa thì không thể chấp nhận sự kệch cỡm, nhố nhăng… của Trấn Thành trên truyền hình. Càng xem, chúng tôi lại càng tức Trấn Thành và giận sự dễ dãi của các nhà Đài. Lẽ ra phải cấm cửa Trấn Thành từ lâu rồi”.

Đồng quan điểm, độc giả Đào Sỹ Lâm bức xúc: “Nhố nhăng, lố lăng… có tí tiếng tăm là tự cho mình cái quyền phát ngôn bề trên, nói bừa, không cần suy nghĩ, không cần tôn trọng khán giả, cười hô hố, không ý nhị”.

Độc giả Van Phuc nhẹ nhàng hơn khi chia sẻ: “Trấn Thành là tài năng nhưng đôi khi phụ thuộc quá vào mạng xã hội với những câu chế không chuẩn xác. Nếu Trấn Thành biết sàng lọc giữa mạng xã hội và đời thực, cậu ấy là một diễn viên xuất sắc”.

Độc giả Nguyễn Văn Phòng cũng thừa nhận: “Thực ra hài Trấn Thành lúc trước hay nhưng có lẽ do anh ngày càng nổi tiếng và nhiều show đến nỗi không có thời gian trau chuốt kịch bản nên anh này mới ngày càng diễn nhạt nhẽo, không hay mà còn nhảm nữa. Ngoài Trấn Thành ra, các nghệ sỹ khác như: Việt Hương, Thúy Nga, Hoài Tâm, Chí Tài, Trường Giang... cũng càng ngày càng diễn lố và dung tục”.

Bây giờ mới “cấm” là quá trễ!

Nhiều ý kiến cho rằng, bây giờ nhà đài mới nghĩ tới việc “cấm” các diễn viên để dẹp nạn hài nhảm, hài tục là quá trễ. Độc giả Ngọc Nguyễn Phi bày tỏ: “Việc này bây giờ mới làm là trễ rồi. Cá nhân tôi biết Trấn Thành cách đây vài năm. Các clip hài của anh này toàn nhảm nhí, không nội dung, hay nói lung tung, dễ phạm phải điều tế nhị. Tôi chưa thấy tài năng nghệ thuật của anh này nhưng chắc anh này có tài trong việc lăng-xê. Tôi đã dự đoán trước sự việc sẽ đến với anh chàng này như ngày hôm nay. Ông bà xưa thường có câu “đa ngôn loạn ngữ”. Mong rằng các anh chị trong giới showbiz rút kinh nghiệm”.

Nhiều khán giả mong muốn Trấn Thành phải rút kinh nghiệm và phải thực sự thay đổi. Ảnh: TL.
Nhiều khán giả mong muốn Trấn Thành phải rút kinh nghiệm và phải thực sự thay đổi. Ảnh: TL.

Độc giả Lê Hung nhìn nhận: “Cứ để ông Trấn Thành này diễn nhiều trên tivi có lẽ văn hóa Việt dễ bị phai mờ lắm. Nhà đài đừng nên quá quan tâm đến lợi nhuận mà quên mất giá trị của chương trình đối với người xem. Kiểu nhảm nhí, tục tĩu như Trấn Thành thì để diễn ở xóm hoặc khu dân thưa người thôi, đừng bắt số đông phải chuyển kênh tivi khi có họ xuất hiện nữa. Mong nhà đài lưu ý giùm. Tôi xin hoan hô đài Vĩnh Long”.

Độc giả Hà Thanh Hải lại nhắn nhủ: “Tất cả vì lợi nhuận nhưng đề nghị đài truyền hình và các kênh khác nên cho Trấn Thành biết mình đang ở đâu. Giờ là đang ở trên mây rồi, kéo xuống đi…”

Tương tự, nick name Người Xa Lạ cũng kêu gọi: “Đã đến lúc tất cả các đài truyền hình cả nước dừng phát sóng những tiết mục có Trấn Thành vì khán giả không thể “không muốn xem thì tắt tivi” như lời anh chàng này đã thách thức. Cần phải loại bỏ những thứ nhảm nhí này ra khỏi cái gọi là nghệ thuật”.

“Các đài truyền hình từ trung ương đến địa phương nên cứng rắn và nghiêm túc như Đài Truyền hình Vĩnh Long. Phải kiên quyết từ chối, không chỉ với Trấn Thành mà với bất kỳ nghệ sỹ nào diễn nhảm nhí, dung tục. Chương trình truyền hình là để phục vụ và định hướng văn hóa đối với đông đảo khán giả chứ không vì lợi nhuận của đài hoặc của các nhà sản xuất. Phát ngôn của Trấn Thành "Bây giờ, ai cũng có tivi, vậy chúng ta nên chọn lọc mà xem. Nếu quý vị cảm thấy chương trình nào nhảm nhí, hãy tắt tivi. Còn các chương trình nào đầu tư về kịch mục, hãy đón nhận" đã thể hiện sự thiếu văn hóa của anh ta, là sự thiếu tôn trọng với khán giả”, một khán giả bày tỏ.

Xin lỗi rồi… đừng để đấy!

Trước làn sóng chỉ trích của dư luận, chiều qua (26/4), Trấn Thành đã lên tiếng nói lời xin lỗi đối với khán giả. Anh nói: “Điều đầu tiên tôi chỉ có thể nói là xin được gửi lời xin lỗi rất chân thành đến quý vị khán giả - những người đã yêu thương Trấn Thành trong suốt thời gian vừa qua”.

Lời xin lỗi của Trấn Thành cần phải hiện thực hóa bằng hành động, đó là mong muốn của đông đảo khán giả.
Lời xin lỗi của Trấn Thành cần phải hiện thực hóa bằng hành động, đó là mong muốn của đông đảo khán giả.

Trấn Thành cũng cho biết, về hình ảnh của mình, những khán giả đã yêu thương anh thì đã hiểu được trong thời gian vừa qua, Trấn Thành đã hoạt động nghệ thuật như thế nào. Anh hy vọng: “Với tất cả những gì đã cống hiến, tôi tin quý vị khán giả nào đã yêu thương Trấn Thành thì chắc chắn sẽ không nghĩ Trấn Thành với một hình ảnh xấu mà chỉ xem đây là một sự cố ngoài ý muốn. Bởi suy cho cùng, niềm khao khát lớn nhất của cuộc đời Trấn Thành cũng chỉ mong muốn mang lại tiếng cười cho khán giả”.

Trước lời xin lỗi này, độc giả Van Nguyen Ngoc phản ứng: “Xin lỗi kiểu này thì thà đừng xin lỗi hay hơn, gượng ép, không có sự chân thành, như kiểu đối phó…”.

“Đúng ra chú em phải làm điều này trước khi đài Vĩnh Long cấm cửa”, độc giả Tre Phan nhắn nhủ.

“Ông thấy sai, ông xin lỗi khán giả ư? Tôi thì không tin lời nói của ông. Bằng chứng là ông nói với khán giả không thích thì tắt tivi, chuyển kênh khác. Ông nói vậy thì ông đâu cần khán giả xem ông? Ở đời 1000 người quý mình vẫn là ít nhưng một người ghét mình đã là nhiều vậy mà ông còn nói thế được thì tôi biết ông thông minh thế nào rồi. Đến bây giờ ông bị nhà đài cấm ông mới lên tiếng xin lỗi ư, có thể nhiều khán giả sẽ thông cảm cho ông nhưng tôi không chấp nhận”, độc giả tên Hiếu nói.

Độc giả có nick name Nguyễn Hồng khuyên nhủ: “Nếu có tiếp tục làm nghệ thuật thì Trấn Thành phải nghiêm túc và có trách nhiệm với khán giả. Đừng dễ dãi như thế và đừng xin lỗi rồi để đấy nhé!”.

“Trấn Thành cần thay đổi ngay phong cách cũng như tư duy làm nghề may ra còn chưa muộn. Tôi thấy từ một anh hài le ve giờ ảo tưởng, sa đà scandal, tự cao, tự đại. Nói diễn xuất, câu lời thì nhảm nhí, lố bịch, ấy thế mà anh ấy cũng đòi cả tỷ bạc cho một chương trình hoặc chí ít cũng vài trăm triệu cho một lần xuất hiện. Trần Thành và Trường Giang là hai ông hài giống nhau về mọi thứ. Đã xin lỗi rồi thì phải biết hối lỗi và thay đổi…”, một độc giả nhắn lời.

(0) Bình luận
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Một số gợi mở trong thẩm định thơ
    Nhìn chung đánh giá về việc đọc sách văn học của công chúng, có thể theo nhiều khía cạnh, đồng sáng tạo, kích thích người viết sáng tác, bồi bổ thẩm mĩ, tích lũy tri thức, phát triển đời sống văn hóa… với những hiệu quả tích cực. Nhưng còn có những tồn tại theo chiều hướng ngược lại, mang tính nguy cơ hơn là cơ hội tốt, phản ánh sự trì trệ hơn là phát triển. Đó là sự dễ dãi trong việc đọc, thẩm định thơ từ cả người đọc lẫn người sáng tác, truyền tải.
  • Chi tiết trong sáng tạo của nhà văn
    Chúng ta đều từng quen câu nói của văn hào Nga Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Quả vậy! Chi tiết trong văn xuôi chỉ là một thứ nhỏ, rất nhỏ so với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,…
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Trấn Thành bị “cấm cửa” trên truyền hình: Đừng xin lỗi… rồi để đấy!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO