Sự kiện & Bình luận

Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

NHN 17:11 26/07/2024

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

le-truy-dieu-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong.jpeg
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Đ.X

Thưa đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và các bạn bè quốc tế!

Thưa gia quyến đồng chí Nguyễn Phú Trọng!

Hôm nay, trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đồng bào, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế và gia đình long trọng tổ chức lễ truy điệu và tiễn đưa đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, một tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản kiên trung, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, hiện thân đầy đủ phẩm chất, tài năng, bản lĩnh, trí tuệ của thế hệ lãnh đạo Việt Nam thời kỳ đổi mới về nơi an nghỉ cuối cùng.

Đồng chí mất đi là tổn thất to lớn, không thể bù đắp của Đảng ta, Dân tộc ta, Nhân dân ta. Đất nước ta mất đi nhà lãnh đạo tài năng; phong trào cộng sản, tiến bộ thế giới mất đi nhà lý luận sắc bén; bạn bè quốc tế mất đi người bạn chân thành, người đồng chí thân thiết; gia đình, dòng tộc, quê hương Đông Hội mất đi người con ưu tú.

Gần 60 năm hoạt động cách mạng phong phú, bền bỉ, Giáo sư, Tiến sĩ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí tuệ uyên bác, sắc sảo đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hệ thống tư tưởng và lý luận quý giá về con đường cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhà tư tưởng Nguyễn Phú Trọng, ngọn cờ lý luận của Đảng đã làm sáng tỏ lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về vai trò của Đảng Cộng sản, về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa... Di sản vô giá đó đã củng cố niềm tin mãnh liệt về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của phong trào cộng sản trên thế giới, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại hiện nay.

Với tầm nhìn chiến lược về tình hình quốc tế trong thế giới đương đại, với những nỗ lực không ngừng góp phần duy trì, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, Đồng chí đã mở ra chương mới trong quan hệ giữa nước ta với đối tác quốc tế, thúc đẩy tình hữu nghị giữa Việt Nam với các quốc gia, tăng cường sự đóng góp của Việt Nam bằng nhiều cam kết, hành động thiết thực, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đưa đất nước ta tiến lên mạnh mẽ. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đi sâu làm rõ về bản chất của Đảng, về xây dựng Đảng cầm quyền từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam.

Từ đó, Đồng chí đã cùng Ban Chấp hành Trung ương hoạch định và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các chủ trương chiến lược về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống tham nhũng, tiêu cực trong Đảng. Đây là cuộc chiến chống "giặc nội xâm" vô cùng gian nan vất vả làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, khẳng định vai trò tiên phong, bản lĩnh, trí tuệ, để Đảng ta thực sự "là đạo đức, là văn minh".

Dưới sự lãnh đạo của Đồng chí, lần đầu tiên Đảng ta ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Trên cương vị Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Đồng chí luôn trăn trở, đau đáu với vấn đề xây dựng cơ quan lập pháp thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhân dân, thực sự dân chủ và đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; Hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện và phát triển mạnh mẽ đất nước.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, ý thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa, "Văn hóa là hồn cốt của dân tộc", "Văn hóa còn thì Dân tộc còn", Nhà văn hóa lớn Nguyễn Phú Trọng đã dành nhiều tâm huyết và có cống hiến đặc biệt quan trọng về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước.

Dưới sự lãnh đạo của Đồng chí, sau hơn 70 năm Đảng ta đã tổ chức Hội nghị toàn quốc về văn hóa - mốc son gắn kết tư tưởng và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Với nhãn quan chính trị sâu sắc, nhạy bén, Đồng chí đã nâng tầm tư duy chiến lược, tạo bước phát triển mới cho nền quốc phòng, an ninh và đối ngoại Việt Nam.

Đó là tư tưởng về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy; luôn chú trọng xây dựng thế trận lòng dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng tinh, gọn, mạnh, thật sự trong sạch, vững mạnh; Quân đội, Công an đoàn kết gắn bó như "hai cánh của một con chim", như "thanh kiếm và lá chắn", chung sức, đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, giữ gìn hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Phát huy vai trò tiên phong của nền ngoại giao toàn diện, hình thành và lãnh đạo thực hiện hiệu quả nghệ thuật ngoại giao thời đại mới mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" trên cơ sở cốt cách con người Việt Nam "Dĩ bất biến, ứng vạn biến", "hòa hiếu", "lấy chí nhân thay cường bạo".

Dưới sự dẫn dắt của Đồng chí, Việt Nam trở thành đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm trên trường quốc tế; không ngừng hội nhập sâu rộng, toàn diện vào nền chính trị quốc tế, nền kinh tế thế giới và nền văn minh nhân loại. Xuyên suốt trong tư tưởng của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là Nhân dân, là con người, là hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa và không ngừng củng cố đại đoàn kết thống nhất, trước hết là đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong sáng.

Đồng chí luôn quyết tâm hoạch định và tổ chức thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, chính sách hợp lòng dân; kiên định lập trường, quan điểm và thực hành "dân là gốc", "Nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới". Nhà cộng sản chân chính, chí tình, chí nghĩa luôn tâm niệm và yêu cầu toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị "phải có trách nhiệm cao nhất với dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân", "liên hệ chặt chẽ với Nhân dân là quy luật tồn tại, phát triển và hoạt động của Đảng, là nhân tố quyết định tạo ra sức mạnh của Đảng".

Trọn cuộc đời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta bằng một tinh thần, ý chí thép, không lùi bước trước những trở ngại, khó khăn; mang hết tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết cách mạng, làm việc đến hơi thở cuối cùng, tận tâm, tận lực, tận hiến cho Đảng, cho nước, cho dân; khẳng định một nhân cách lớn, sống trọn cuộc đời vì nước, vì Đảng, vì dân.

Đồng chí thực sự là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng trong sáng, "chí công vô tư", lối sống giản dị, liêm khiết, chân thành, phong cách làm việc dân chủ, tận tụy, khoa học, sâu sát, quyết liệt, nhất quán giữa nói và làm, tôn trọng và yêu thương con người, rất đỗi gần gũi với Nhân dân; thật sự là hạt nhân quy tụ đoàn kết, thống nhất trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân, đồng bào ta ở nước ngoài kính trọng, tin tưởng và tự hào, được bạn bè quốc tế trân trọng, đánh giá cao.

Chúng ta thành kính, tôn vinh và biết ơn sâu sắc công lao, cống hiến vô cùng to lớn của đồng chí Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Ghi nhận những công lao, cống hiến đặc biệt xuất sắc của Đồng chí, Đảng, Nhà nước đã trân trọng trao tặng Huân chương sao vàng, phần thưởng cao quý nhất; nhưng hơn hết, Đồng chí mãi mãi thuộc về Tổ quốc và nhân dân.

Kính thưa anh linh đồng chí Nguyễn Phú Trọng!

chu-tich-nuoc-to-lam.jpeg
Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hôm nay, chúng tôi có mặt tại đây, cùng đồng bào, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế vô cùng thương tiếc tiễn đưa Đồng chí về cõi vĩnh hằng, về với lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng. Đồng chí ra đi nhưng tên tuổi và sự nghiệp, công lao và cống hiến, tài năng và đức độ của Đồng chí sẽ còn sáng mãi trong lịch sử vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, trong sự tri ân của cán bộ, đảng viên và Nhân dân ta, trong tình cảm của bạn bè quốc tế.

Vĩnh biệt Đồng chí, nhà lãnh đạo kết tinh phẩm giá, nhân cách của Đảng, hiện thân của hòa bình, thống nhất và tiến bộ; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nguyện một lòng thực hiện ước nguyện của Đồng chí, khắc cốt ghi tâm lời căn dặn "Nếu là người, hãy là người Cộng sản", hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên định con đường mà Đảng, Bác Hồ và các thế hệ đi trước, trong đó có Đồng chí đã lựa chọn;

Đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, xây dựng Đảng ta và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh toàn diện, Nhân dân ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng một thế giới tiến bộ, văn minh và đạo đức.

Di sản của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong lịch sử Việt Nam, sẽ được kế thừa và phát huy hơn nữa trong công cuộc đổi mới; thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc mà Đồng chí trọn đời ấp ủ, phấn đấu hy sinh.

Trong niềm tiếc thương vô hạn, chúng ta thành tâm gửi đến gia quyến đồng chí Nguyễn Phú Trọng lời chia buồn sâu sắc nhất trước nỗi đau thương mất mát không gì bù đắp được.

Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của chúng ta./.


Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội: 70 năm lớn mạnh, xứng tầm cùng Thủ đô phát triển
    Sáng 14/10, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập (14/10/1954-14/10/2024).
  • Tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam” năm 2024
    Ngày 12/10, tại Hà Nội, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã tổ chức Lễ tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam”, vinh danh các sản phẩm đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
  • Quận Tây Hồ luôn đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp
    Chiều 11/10, quận Tây Hồ tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.
  • Nhớ niềm vui ngày giải phóng
    Nhớ về những ngày tháng 10 rực rỡ cờ hoa của mùa thu năm 1954, không thể không nhắc tới một lực lượng đặc biệt - Đội thanh niên công tác tiếp quản Thủ đô (sau này đổi tên thành đội thanh niên xung phong công tác tiếp quản Thủ đô). Họ là những chàng trai cô gái 18, đôi mươi, vừa rời ghế nhà trường để đảm nhận một nhiệm vụ quan trọng: tuyên truyền, phổ biến những chính sách của Chính phủ mới tới nhân dân Hà Nội.
  • Hà Nội những ngày đầu tiếp quản
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, hòa bình được lập lại ở Đông Dương. Theo hiệp định, Hà Nội còn nằm trong khu vực tập kết 80 ngày của địch.
  • Hà Nội xứng tầm trung tâm văn hóa của cả nước
    Nhìn lại chặng đường phát triển văn hóa 70 năm từ Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), TS. Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Quốc hội, cho rằng, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật và những thành tựu này đã đưa Thủ đô Hà Nội từng bước trở thành trung tâm văn hóa cả nước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chuyện người Hà Nội”: Phác thảo chân dung người Hà Nội tử tế
    Người Hà Nội từ lâu đã trở thành một danh xưng, tuy nhiên hiểu về danh xưng ấy là một điều không dễ. Đã có nhiều tác phẩm đi sâu khai thác, làm nổi bật khái niệm người Hà Nội từ ngôn ngữ ăn nói, nếp sống thị dân lâu đời, cung cách ăn mặc, ứng xử... “Chuyện người Hà Nội” (NXB Văn học, 2024) là một trong số đó. Qua những câu chuyện, ghi chép nhân văn, cuốn sách góp phần phác họa sắc nét bức chân dung về người Hà Nội tử tế.
  • Tạo cơ hội - giá trị - tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô
    Năm 2024 đánh dấu hành trình 70 năm phát triển Thủ đô kể từ ngày giải phóng. Bên cạnh những thành tựu thì những thời cơ và thách thức cũng đã đặt ra những yêu cầu mới đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố. Để tạo cơ hội mới, giá trị mới, tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô, thời gian qua, thành phố đã tập trung cho một trong những nhiệm vụ quan trong là lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với kỳ vọng phác họa rõ nét diện mạo Thủ đô trái tim của cả nước trong tương lai gần và 20 năm tiếp theo. Một quy hoạch chiến lược, hoạch định sự phát triển toàn diện của Thủ đô Hà Nội trong tương lai đã được xây dựng chứa đựng đủ đầy tình yêu, tâm huyết và khát vọng của đất và người Hà Nội hôm nay.
  • Tái hiện thực cảnh đánh cá Lễ hội Đả Ngư - nét văn hóa đặc sắc của xứ Đoài Hà Nội
    Sáng 13/10, Thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Khai mạc thực cảnh đánh cá Lễ hội Đả Ngư Đền Và - năm Giáp Thìn 2024 tại khu vực Đầm Sen –phường Trung Hưng. Đồng chí Nguyễn Quang Hán, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy – Chủ tịch HĐND thị xã; Ngô Đình Ngũ – Chủ tịch UBND thị xã cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương tham dự buổi lễ.
  • Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội: 70 năm lớn mạnh, xứng tầm cùng Thủ đô phát triển
    Sáng 14/10, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập (14/10/1954-14/10/2024).
  • Khai mạc Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên TP Hà Nội lần thứ 8
    Sáng nay 14/10, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) diễn ra sự kiện trọng đại của hội viên thanh niên Thủ đô - Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên TP Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 – 2029, với sự tham dự của 400 đại biểu chính thức.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội nhận giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới”
    Giải thưởng Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 đã chính thức công bố danh sách giải thưởng năm 2024. Thủ đô Hà Nội giành 2 giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á”.
  • Hơn 100 nghệ sĩ trong nước và quốc tế tham dự "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024"
    Diễn ra từ 13 - 15/10, "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024" có sự tham dự của 8 đoàn nghệ thuật với hơn 100 nghệ sĩ, trong đó có cả các nghệ sĩ đến từ Thuỵ Điển, Nhật... đây là sân chơi nhằm tôn vinh nghệ thuật múa trong bối cảnh phát triển chung đa chiều và toàn cầu hóa.
  • Bên cây lộc vừng Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bên cây lộc vừng Hồ Gươm của tác giả Nguyễn Thanh Kim nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • “Hồi sinh” ở di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport
    Sau khi được khắc phục hậu quả chất độc hóa học, khu vực sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã đảm bảo an toàn và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Chiều 14/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với thanh niên
    Trong các ngày 14 và 15/10 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Thủ đô Hà Nội lần thứ 8, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tại Hà Nội với sự tham dự của 400 đại biểu thanh niên ưu tú đại diện cho các tầng lớp thanh niên.
  • Ba Vì miền mây thẳm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ba Vì miền mây thẳm của tác giả Nguyễn Việt Chiến nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Cuốn sổ tay du lịch bỏ túi về Tam Đảo
    Với mong muốn quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị điểm đến du lịch, văn hóa tiềm ẩn của khu du lịch Tam Đảo đến du khách trong và ngoài nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tam Đảo - Đất linh thiêng, miền du lịch” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Phạm Hoàng Hải.
Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO