Sự kiện & Bình luận

Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà

Đình Thế - Hải Truyền 26/07/2024 11:19

Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.

Từ sáng sớm ngày 26/7, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều người dân đã đến viếng và để lại những lời chia buồn, tiễn biệt xúc động trong sổ tang.

Tại Lễ viếng, nhiều giọt nước mắt tuôn rơi nhưng không bi lụy; nhớ tiếc để làm sống dậy những kỷ niệm thân thương, tươi đẹp. Nhiều việc làm tốt, nhiều suy nghĩ tích cực, nhân văn được lan tỏa mạnh mẽ.

8452d4e5a3d2068c5fc3.jpg
Bà Vũ Thị Kính đôi mắt đỏ khoe, nghẹn ngào khi viết sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong cuốn sổ tang tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kín những dòng chia sẻ xúc động, bà Vũ Thị Kính (quận Đống Đa) không khỏi xúc động, nghẹn ngào khi viết lên những lời từ đáy lòng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một tấm gương sáng sống giản dị, mẫu mực, liêm khiết, trọn đời vì Đảng, vì nước, vì dân. Sự ra đi của người là sự mất mát rất lớn của đất nước, để lại niềm tiếc thương vô hạn của người dân Việt Nam.

Bà Kính bày tỏ, vô cùng thương tiếc người lãnh đạo, người cộng sản kiên trung, chân chính. Đời đời khắc ghi công lao của Bác. Bác ra đi nhưng để lại di sản cho muôn đời sau. Bác luôn sống mãi trong lòng toàn thể dân tộc Việt Nam...

020243e7bcd0198e40c1.jpg
NGND Nguyễn Trọng Vĩnh xúc động ghi sổ tang thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong niềm xúc động NGND Nguyễn Trọng Vĩnh bày tỏ, vô cùng thương tiếc anh Nguyễn Phú Trọng - người Cộng sản kiên cường trong đấu tranh vì sự nghiệp xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, nhân dân ấm no, hạnh phúc!

Trọn cuộc đời cống hiến cho nước nhà, anh kiên định lấy xây dựng con người làm gốc, quan tâm sâu sắc đến các thấy cô giáo - và các cháu học sinh..

NGND Nguyễn Trọng Vĩnh kể lại, tôi không thể nào quên những chia sẻ ân cần, chí tình, chí nghĩa của anh dành cho thầy trò chúng tôi: “Phải luôn luôn giữ vững ‘danh hiệu trường Nguyễn Siêu mà xây dựng trường tiến lên, nếu dừng lại sẽ tụt hậu.”

Thực hiện lời căn dặn ấy, Trường Nguyễn Siêu đã không ngừng xây dựng, phát triển, từng bước trở thành điểm sáng của giáo dục Thủ đô và sánh vai cùng các trường trong khu vực và quốc tế…

Tại lễ viếng, Đại tá Nguyễn Văn Hữu chia sẻ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang.

6d0378a60f91aacff380.jpg
Đại tá Nguyễn Văn Hữu ghi sổ tang tỏ lòng tri ân đối với Tổng Bí thư vì những cống hiến của ông cho đất nước.

Suốt cuộc đời hoạt động, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, được cán bộ, đảng viên và nhân dân kính trọng, tin tưởng, yêu quý, được bạn bè quốc tế trân trọng và đánh giá cao.

Ghi trong sổ tang, Đại tá Nguyễn Văn Hữu, vô cùng thương tiếc đồng chí Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ưng Đảng Cộng sản Việt Nam. Với lòng thành kính sâu sắc kính dâng hương hồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cầu mong cho hương hồn Tổng Bí thư nhanh siêu thoát về cõi vĩnh hằng và sẽ hiển thánh. Kính tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Anh Trần Bá Tước ghi sổ tang, vô cùng thương tiếc Bác, một nhà lãnh đạo kiệt xuất, người con ưu tú của dân tộc, kiên cường, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác sống liêm khiết, thanh cao; một đời tận tụy cống hiến cho Tổ quốc tới giây phút cuối cùng. Chúng con bày tỏ lòng biết ơn và ghi nhớ công lao to lớn của Bác".

Giữa cuốn sổ tang, có trang mực nhòe vì nước mắt. Đó là trang sổ tang của chị Nguyễn Thị Minh (huyện Gia Lâm, Hà Nội). Trong đó có đoạn, vô cùng thương tiếc Bác, một nhà lãnh đạo kiệt xuất, người con ưu tú của dân tộc, kiên cường, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác sống liêm khiết, thanh cao; một đời tận tụy cống hiến cho Tổ quốc tới giây phút cuối cùng. Chúng con bày tỏ lòng biết ơn và ghi nhớ công lao to lớn của Bác.

Chị Nguyễn Thị Xuân viết trong sổ tang, con rất tự hào là người con cùng quê hương Bác. Bác để lại trong lòng nhân dân một hình ảnh vị Tổng Bí thư vì nước, vì dân. Chúng con vô cùng thương tiếc vị lãnh tụ đáng kính.

58d4565e2e698b37d278.jpg
Cháu Đào Tuệ Minh cùng mẹ nắn nót ghi từng dòng tưởng nhớ đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cháu xin hứa sẽ cố gắng học tập tốt, sau này góp công sức xây dựng quê hương đất nước.
be7ba971ee464b181257.jpg
dcbe21e466d3c38d9ac2.jpg
d21815fd52caf794aedb.jpg
d2cfcc4cec7b4925106a.jpg
5a551633fa045f5a0615.jpg
2e4e1e3cd70b72552b1a.jpg
5381251cef2b4a75133a.jpg
Những giọt nước không ngừng rơi của người dân khi viết sổ tang tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
  • Vinh danh các doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam 2024
    Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo đầu tư phối hợp cùng Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) tổ chức Lễ công bố Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam, Top 10 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam 2024, Top 500 Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, Top 50 Nhà tuyển dụng ưa thích nhất 2024, Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 trong các ngành kinh tế trọng điểm.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO