Nhiều người cao tuổi đến Nhà tang lễ Quốc gia để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trung Kiên•26/07/2024 06:44
Từ 17 giờ 30 ngày 25/7, nhân dân bắt đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Thành phố Hà Nội). Dòng người xếp hàng ngay ngắn kéo dài cả vài cây số chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong số đó có nhiều người tuổi đã cao.
Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944 – 2024) được tổ chức theo nghi thức Quốc tang. Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7/2024 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/7/2024.
Dòng người nối đuôi nhau tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông để chờ được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia, cuối giờ chiều và tối 25/7.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội. Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP. Hà Nội).
Bắt đầu từ 17 giờ 30 ngày 25/7, người dân được Ban tổ chức Lễ Quốc tang tạo điều kiện để vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người chiến sỹ cộng sản kiên trung, đã dành trọn cuộc đời mình để phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc, vì một Việt Nam phát triển, ấm no, hạnh phúc.
Những hình ảnh người dân xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia chiều và tối 25/7 do phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã ghi lại:
Nỗi buồn sâu thẳm hiện lên khuôn mặt cụ Đỗ Thị Chính (86 tuổi). Cụ Chính chia sẻ, rất buồn và tiếc thương một nhà lãnh đạo tài năng, nhân cách lớn, giản dị như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. "Bà phải nhờ con cháu đưa ra đây để thực hiện tâm nguyện vào thắp nén hương cho Bác Trọng", cụ Chính rưng rưng nói.Cụ Hoàng Thị Mến (xã Giao Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) năm nay 80 tuổi, từ 9 giờ sáng đã đi xe khách hơn 100 cây số ở quê nhà tới Thủ đô Hà Nội vào buổi chiều để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Với cụ Mến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi ở lại với người dân Việt Nam bởi đức độ, chí công vô tư và sự liêm khiết.Đông đảo người dân đã xếp hàng quanh các tuyến đường vào Nhà tang Lễ Quốc gia để được viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.Hiện lên khuôn mặt nhân dân là gương mặt đượm buồn vì đất nước vừa mất đi một nhà lãnh đạo hết lòng vì quốc gia, dân tộc.Từ những cựu chiến binh...Đến các em nhỏ...Người cao tuổi......đến cả những thân phận người kém may mắn.Ai ai cũng hướng mắt về Nhà tang lễ Quốc gia để được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.Từ lúc cuối chiều đến đêm...Người dân đổ về khu vực gần Nhà tang lễ Quốc gia ngày một đông hơn.Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự tận tình hỗ trợ nhân dân để được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngAnh Trịnh Hữu Dũng - một người chạy xe ôm công nghệ cho biết, để tỏ lòng biết ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tạo điều kiện cho bất kỳ ai muốn di chuyển tới Nhà tang lễ Quốc gia để viếng Tổng Bí thư, anh Dũng đưa đón người dân miễn phí trong 2 ngày Quốc tang.Nhờ đó, công tác an ninh trật tự tại các tuyến đường dẫn vào Nhà tang lễ Quốc gia luôn được đảm bảo.Chiến sỹ trẻ đứng nghiêm trang thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn tại Lễ viếng Tổng Bí thư ở ngã tư đường Trần Thánh Tông - Trần Hưng Đạo. Nơi chiến sỹ đứng cách Nhà tang lễ Quốc gia hơn 500m, và đầu giờ chiều ngày 26/7, linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được di chuyển qua đoạn đường này để về nơi yên nghỉ tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội./.
Trong ngày đầu tiên quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội công tác triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công phục vụ tổ chức Lễ viếng và Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra trang trọng, chu đáo, tổ chức chặt chẽ, đúng quy định.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Nhằm thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp của Thành phố hiệu quả, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI vừa thông qua Nghị quyết về điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp Thành phố năm năm 2025 tại kỳ họp thứ 24.
Chiều 27/6, tại Hà Nội, Báo Tài chính – Đầu tư (Bộ Tài chính) phối hợp cùng Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) tổ chức Lễ công bố và vinh danh các doanh nghiệp tiêu biểu trong ESG và đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thứ trưởng thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình vừa ký văn bản gửi các cơ quan báo chí về việc tăng cường thông tin, tuyên truyền về chính sách thuế; phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại, bảo vệ người tiêu dùng nhằm góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội.
Trong ngày họp cuối cùng, Quốc hội khóa XV sẽ biểu quyết thông qua 7 luật và 7 nghị quyết quan trọng. Sau đó, Quốc hội tiến hành phiên bế mạc, được truyền hình và phát thanh trực tiếp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có ý kiến chỉ đạo các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Nghị quyết nêu rõ Hội đồng Bầu cử Quốc gia có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 theo quy định của pháp luật.
Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Sáng 28/6, huyện Thường Tín (Hà Nội) tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sau 4 năm nỗ lực, huyện đã đạt nhiều kết quả nổi bật, kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực, hạ tầng ngày càng khang trang, đời sống người dân được nâng cao.
Tối 27-6, Chương trình thúc đẩy sản xuất – tiêu dùng bền vững 2025 chính thức khai mạc tại Hà Nội với chủ đề “Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh”.
Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
Trong hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, thì đình Mễ Trì Thượng là ngôi đình cổ kính bậc nhất. Ngôi đình này nằm trên gò Quy Sơn (núi Rùa), thuộc làng Mễ Trì Thượng (tên Nôm là Kẻ Mẩy). Mễ Trì Thượng không chỉ mang dáng dấp kiến trúc cổ đặc trưng Bắc Bộ, mà ngôi đình này còn là nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa của một Hà Nội đang chuyển mình theo vòng quay thời gian.