Tổ chức trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

eVan/Vne| 27/03/2010 07:11

(NHN) Tìm hiểu tổ chức trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy, sáng tạo của nhà  văn trước hết bộc lộ ở khả năng khai thác các trạng huống trần thuật đa dạng nhằm tạo ra sự đa dạng của các điểm nhìn nghệ thuật.

Аiểm nhìn trần thuật, ở đây, vừa như một phương thức tổ chức văn bản, vừa là  một cơ chế phát ngôn tinh thần thời đại của nhà  văn. Sự khai thác điểm nhìn thể hiện trình độ xử­ lý mối quan hệ giữa chủ thể kể chuyện với cái được kể, cũng là  sự thể hiện chiửu sâu cái nhìn nghệ thuật của nhà  văn.

Tác phẩm đã xuất bản của Nguyễn Huy Thiệp.
Tác phẩm đã xuất bản của Nguyễn Huy Thiệp.

Trong nhiửu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chủ thể kể chuyện được đặt ở ngoà i câu chuyện. Hình thức kể ở ngôi thứ ba. Câu chuyện đời sống được diễn ra tự nhiên qua lời của một người kể chuyện vô hình. Аây là  mô hình tự sự có từ truyửn thống. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, hiển nhiên không đoạn tuyệt với truyửn thống. Song, với sự sáng tạo nhiửu mặt của nhà  văn, sự khai thác đời sống vẫn được thực hiện phong phú ngay ở kiểu lựa chọn nà y.

Chủ thể kể chuyện có thể là  người đứng ngoà i chuyện nhưng đóng vai trò như một người biết hết, dẫn dắt bạn đọc và o thế giới nhân vật, sự kiện. Các tác phẩm: Không có vua, Giọt máu, Thương cả cho đời bạc, Những ngọn gió Hua Tát nằm trong trường hợp nà y. Chối bử lối hà nh văn trang trọng, có đôi phần thống thiết thường thấy trong văn học sử­ thi, ở đây, không có tụng ca, cũng không có những lời phán xét, bình luận của chủ thể kể, mà  chỉ thấy à o ạt sự kiện, à o ạt buồn đau, đổ vỡ. Nếu Không có vua được ví như một thước phim cận cảnh, sự kiện hỗn độn, cõi đời ngổn ngang, con người méo mó, nhếch nhác, đáng thương thì Giọt máu lại là  sự lắp ghép phóng túng những mảnh đời, mảnh người trong kiếp nhân sinh thác loạn. Thương cả cho đời bạc có một thời gian của chuyện xa hơn nhưng câu chuyện vẫn được hiện tại hoá nhử tính liên tục của sự kiện. Trong Những ngọn gió Hua Tát, chủ thể kể đứng ngoà i chuyện, không can thiệp, mổ xẻ, phân tích nhân vật. Do vậy, dù có một khoảng cách rất xa với nhân vật, bạn đọc vẫn bị cuốn và o những điửu mình quan tâm một cách tự nhiên.

Trong các truyện ngắn Tâm hồn mẹ, Chút thoáng Xuân Hương, Nguyễn Thị Lộ, Mưa, chủ thể kể vẫn là  người giấu mặt song điểm nhìn đã có sự chuyển hoá liên tục từ người kể sang nhân vật. Dù nhân vật không đóng vai trò người thực hiện hà nh động kể song cái được kể đã không đơn giản chỉ là  những điửu xảy ra bên ngoà i người kể, mà  còn được thể hiện sinh động ngay trong sự cảm thấy, cảm biết của chính nhân vật. Аây cũng cách để nhà  văn khéo khơi sâu và o thế giới tâm tư nhân vật của mình. Trong Tâm hồn mẹ, đời sống được cảm nhận qua Аăng - một đứa trẻ mồ côi mẹ, đầy mặc cảm đáng thương, luôn khao khát lòng độ lượng bao dung. Lại có thể nhận thấy trong Chút thoáng Xuân Hương một sự chuyển hoá liên tục các điểm nhìn, góc nhìn trong trục kết cấu của văn bản. Từ người kể chuyện qua Tổng Cóc, ấm Huy, rồi qua anh nhà  thơ sẽ và o vai Chiêu Hổ, từ nhiửu quãng cách không - thời gian khác nhau, nhân vật Xuân Hương được soi chiếu từ nhiửu góc độ, trở thà nh một hình tượng sinh động, nhiửu tầng nghĩa, mặc dầu không xuất hiện trực tiếp. Triển khai truyện từ điểm nhìn bên trong, Nguyễn Thị Lộ đã thể hiện sâu sắc những cảm thức của Nguyễn Trãi vử nỗi cô đơn và  bi kịch của chính mình.

Mưa là  một truyện ngắn già u sáng tạo trong nghệ thuật kể. Ngôi kể - nhân vật xưng anh là  một cách chọn điểm nhìn có chủ ý. Qua hình thức viết nhật ký để thổ lộ tình cảm với đối tượng tâm tình em, nhưng đồng thời qua đó, anh lại khéo đưa người đọc và o những câu chuyện đời sống khác. Như một cái tôi khác được kể ra, sự miên man của tâm trạng nhân vật trong đây gợi ra cái miên man vô lối của kiếp người. Аọc Huyửn thoại phố phường, Muối của rừng còn thấy một biến thể khác của kiểu trạng huống kể nà y. Chủ thể kể vẫn vắng bóng song lại biết nhìn đời sống theo những quan điểm mang ý nghĩa đạo lý phổ quát. Người kể chuyện qua đây như đứng vử phía bạn đọc để mà  bình phẩm. Trong Huyửn thoại phố phường, đó là  sự day dứt khôn nguôi vử lối sống tha hoá, vử sự băng hoại đạo đức và  sự nghiệt ngã với đồng tiửn đến đáng thương của con người. Trong Muối của rừng, người kể chuyện và  bạn đọc như cùng hồi hộp nín thở theo dõi cuộc đi săn của ông Diểu, cuối cùng đửu hả hê mãn nguyện vử kết cuộc của cái cách mà  ông hà nh xử­ với tự nhiên.

Có thể nói, những tìm tòi sáng tạo ở kiểu lựa chọn trạng huống kể chuyện có từ truyửn thống nà y đã mang lại cho truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp những khả năng khai thác nghệ thuật riêng với đời sống. Sự phi tâm hoá của tổ chức trần thuật một mặt giúp nhà  văn mở rộng ngườ¡ng cử­a sáng tạo, khơi sâu hiện thực tâm tư, góp phần và o việc khắc phục những giới hạn của tự sự truyửn thống; một mặt khác đó còn là  hệ quả của sự đử kháng của nhà  văn đối với sự áp đặt của cái chính thống, một biểu hiện của tinh thần nhân văn hậu hiện đại.

Sang sông có một hình thức kể đặc biệt. Chủ thể kể được đặt bên ngoà i chuyện song nó không phải người biết tất mà  chỉ chạy theo, suy đoán. Cái nhìn của người kể dường như đi cùng sự dịch chuyển của con đò sang sông. Chủ thể kể không đứng từ trên cao nhìn xuống mà  đóng vai trò như là  người tường thuật tại chỗ một cách khách quan vử những gì mà  nó chứng kiến. Sự vắng mặt của điểm nhìn đánh giá tư tưởng đạo đức khiến văn bản có thêm những ý nghĩa mới. Cái vử vĩnh khéo léo của nhà  văn trong đây khiến câu chuyện hấp dẫn bởi những sự kiện bất ngử.

Аọc Nguyễn Huy Thiệp, thấy hà ng loạt truyện ngắn của ông xuất hiện hình thức nhân vật kể chuyện. Hình thức kể theo ngôi thứ nhất. Chủ thể xưng tôi trong tác phẩm. Khác với hình thức tự sự ngôi thứ ba, chủ thể kể chuyện trong trường hợp nà y được đặt và o trong chính các sự kiện, tình tiết với tâm thế người trong cuộc. Và  đấy cũng là  lúc nhà  văn có nhu cầu bộc bạch thế giới nội cảm, hay các sự kiện tâm tư của mỗi chủ thể phong phú hơn và  trực tiếp hơn.

Hình thức nhân vật kể chuyện thường xuất hiện ở hai dạng chính: nhân vật kể chuyện kể mọi việc và  nhân vật kể chuyện chủ yếu kể vử mình. Trường hợp thứ nhất có thể tìm thấy trong Chảy đi sông ơi, Tướng vử hưu, Những người thợ xẻ, Thương nhớ đồng quê. Trường hợp thứ hai chủ yếu xuất hiện trong Con gái thuỷ thần. Sự lựa chọn hình thức kể nà y mang lại cho truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp một ưu thế riêng. Có thể nhận thấy, mỗi nhân vật kể chuyện trong trường hợp tốt nhất có thể tạo ra một cái nhìn nghệ thuật độc đáo. Аến lượt mình, cái nhìn nghệ thuật đó lại được cụ thể hoá thà nh chuỗi các điểm nhìn nghệ thuật. Sự đa dạng vử tính chất xã hội - thẩm mử¹, vử quan điểm đạo đức, lối sống, cá tính của nhân vật kể chuyện khiến cái nhìn đời sống của nhà  văn được thực hiện phong phú hơn gấp nhiửu lần, ở những chân trời khác.

Trong Chảy đi sông ơi, chủ thể kể giấu mình trong vai một cậu bé mộng mơ, với bao khao khát đầy huyễn hoặc vử cái phi phà m, huyửn thoại. Từ bử sách vở giáo điửu, vượt lên nỗi sợ hãi để tự kiếm tìm sự thật, song cái cậu nhận được ở đây toà n là  sự bịp bợm. Huyửn thoại là  sự bịp bợm trắng trợn, trong khi ăn cướp, ngoại tình, cử bạc, giả trá,... lại là  hiện thực. Niửm tin trẻ thơ bị lừa phỉnh. Cuộc săn tìm chẳng mang lại điửu gì, ngoà i sự xót xa. Dòng hồi ức của một cái tôi suy tư, chiêm nghiệm khiến bạn đọc cay đắng nhận ra cái trớ trêu của cuộc đời. Cái đẹp thực ra không chỉ là  thứ tồn tại trong huyửn thoại. Nó có thật trong cuộc đời nà y, và  chỉ có ở lòng bao dung của con người, của một số rất ít người. Chỉ có điửu, nó luôn bị ngược đãi. Аẹp, là  cái gì đó luôn đồng hà nh với bơ vơ lạc loà i, bất hạnh khổ đau.

Trong Tướng vử hưu, chủ thể kể là  Thuấn - anh kử¹ sư ở Viện Vật lý già u tình cảm với cha song có phần cả nể, bạc nhược với vợ. Cách kể của con người hơi thiếu tự tin, thiếu quyết đoán đó khiến dòng đời với những thác lũ tha hóa và  sự trơ khấc của cảm xúc dường như thêm phần bạo liệt. Cảm giác bất lực dâng trà o. Người kể như đứng bên ngoà i những sóng gió mà  kể lại, chỉ kín đáo suy tư...

Rõ rà ng, trong sự lựa chọn đa dạng của nhà  văn, hình thức nhân vật kể chuyện có khả năng tạo ra nhiửu cái nhìn nghệ thuật ở cùng một tác giả. 

Sự xuất hiện của trạng huống kể đa thức khiến truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có thêm một diện mạo mới. Trong nhiửu tác phẩm của ông, điểm nhìn trần thuật được tổ chức theo lối kính vạn hoa. Và ng lử­a là  một thí dụ. Mở đầu và  kết thúc truyện, thấy có sự xuất hiện của tác giả với tư cách là  người dẫn chuyện, xưng tôi, nhưng không tham gia và o chuyện, mà  chỉ nhảy ra sân khấu để thuyết minh, thức tỉnh, gây hiệu quả gián cách và  dẫn dụ bạn đọc, vừa khiến họ tin hơn và o câu chuyện được kể, vừa chống sự mê hoặc. Tuy nhiên, ở những phần căn bản, câu chuyện lại được kể qua lời của một người kể chuyện vô hình. Các điểm nhìn nghệ thuật ở đây liên tục được gia tăng dịch chuyển. Câu chuyện được hình dung qua Phăng, qua hồi ký của một người Bồ Аà o Nha vô danh, rồi qua ba đoạn kết mà  tác giả - tôi hiến tặng để bạn đọc tuử³ ý lựa chọn. Lối trần thuật nhiửu chủ thể nà y khiến đời sống, lịch sử­, nhân vật được soi chiếu từ nhiửu phía, nhiửu quan điểm khác nhau, có khi trái với khát vọng của tác giả và  bạn đọc. Cái được kể trong đây là  một hiện thực đầy biến động, không thuần nhất trong suy cảm của mỗi người. Аây cũng là  một lý do để giải thích tại sao truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lại nhiửu giọng, đa nghĩa, hấp dẫn và  cũng gây ra nhiửu tranh cãi. Sự giản đơn đồng quy tác giả và o những hình tượng người kể chuyện (không đáng tin) trong đây khiến một số bạn đọc có những đánh giá thiếu công bằng với các truyện ngắn của ông. Có thể nói, việc tổ chức trần thuật đa điểm nhìn, đử cao sự sáng tạo của người đọc, và  việc đưa lên cùng một mặt sân giá trị các phát ngôn, thái độ khác biệt nhau trong đây là  một biểu hiện của tinh thần dân chủ và  nhân văn trong sáng tác của nhà  văn. Hình thức trần thuật độc đáo nà y còn có thể tìm thấy trong các truyện ngắn lịch sử­ khác như: Phẩm tiết, Kiếm sắc, Mưa Nhã Nam...

Có thể khẳng định, việc khéo lựa chọn các trạng huống trần thuật nhằm tạo ra sự đa dạng của các điểm nhìn nghệ thuật là  yếu tố độc đáo thứ nhất mang lại sự hấp dẫn cho truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Từ đây, những thế giới nghệ thuật mới mẻ, hấp dẫn được hình thà nh. Và , trong sự tìm tòi, sáng tạo không ngừng của nhà  văn, những khám phá, thể hiện đời sống ngà y cà ng được thực hiện phong phú hơn ở những chân trời mới.

Nhiửu nhà  nghiên cứu đã khẳng định, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hấp dẫn bởi sự pha trộn, xen cà i của hai kiểu giọng độc đáo, đặc trưng. Diễn tả những mảng tối của cuộc đời, nhà  văn có giọng kể sắc lạnh. Bà n tay giải phẫu trực tiếp và  chính xác của vị bác sĩ khiến các ung nhọt đời sống vỡ ra tung toé. Giọng kể lại trở nên trữ tình, tha thiết buồn đau khi nhà  văn diễn tả cái trớ trêu của cuộc đời, cái thê thảm của tâm hồn, sự bơ vơ lạc loà i của cái đẹp,... Và , đằng sau tất cả các câu chuyện của Nguyễn Huy Thiệp, là  một hình tượng tác giả hà m ẩn với bao chiêm nghiệm suy tư vử thân phận con người, vử cuộc đời. Truyện của ông, do thế thường âm ba vọng động, đọc xong mà  không đọc hết. Ngôn ngữ trần thuật Nguyễn Huy Thiệp sắc gọn, hà m súc, nhiửu khi trơ trụi. Các đối thoại già u tính kịch, dung hợp những từ ngữ thông tục, gần với ngôn ngữ đời sống. Lời kể thường ít thà nh phần phụ, dồn nén thông tin, cũng có khi đậm chất thơ và  mà u sắc triết lí, chạm sâu và o thế giới tâm tư của con người. Аặc điểm nà y có thể tìm thấy trong hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, tạo thà nh một biểu hiện của phong cách. Và  có lẽ chính lối hà nh ngôn hà m súc như thế nà y khiến Nguyễn Huy Thiệp luôn gặp khó khăn khi viết tiểu thuyết.

Tính hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn thể hiện các thủ pháp kử¹ thuật kể độc đáo, già u sáng tạo. Trước hết, đó là  một lối kể trùng phức thường xuyên được sử­ dụng như một thủ pháp mô tả mang tính lập thể. Sự phối hợp nhiửu người kể, nhiửu giọng kể với sự dịch chuyển đa chiửu các điểm nhìn nghệ thuật khiến đời sống luôn được cắt nghĩa ở những chiửu sâu mới. Câu chuyện của nhà  văn, do thế, luôn diễn ra ở nhiửu lớp lang, thú vị, nhiửu khi lại có thể "tháo dỡ" được. Có thể tìm tìm thấy điửu nà y trong Chút thoáng Xuân Hương, Phẩm tiết, Và ng lử­a, Kiếm sắc, Mưa Nhã Nam. Ở đây, tính chỉnh thể trong cấu trúc tự sự của một truyện ngắn truyửn thống thường xuyên bị phá vỡ. Tiếp theo, từ một góc nhìn khác có thể nhận thấy nhiửu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có xu hướng phì đại. Giới hạn của một truyện ngắn bị đứt gãy. Cái được kể trà n ra khửi chiếc khung thể loại. Trong một cốt truyện vốn đã nhiửu sự kiện, nhà  văn còn sử­ dụng các hình thức truyện xen truyện, truyện trong truyện độc đáo. Chẳng hạn, trong Thương nhớ đồng quê, ngoà i mạch chính là  truyện Nhâm, còn có khá nhiửu các truyện hoà n chỉnh khác vử sư Thiửu, ông giáo Quử³, chú Phụng... Con gái thuỷ thần, Thương nhớ đồng quê, Chút thoáng Xuân Hương, Những ngọn gió Hua Tát đửu là  những truyện ngắn mang dáng dấp tiểu thuyết. Một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có thể được ví như một cuộc chơi" thể loại, một sự tìm tòi thử­ nghiệm các hình thức độc đáo: truyện ngắn - tư liệu (Thương cả cho đời bạc), truyện ngắn - nhật ký (Mưa), truyện ngắn - dòng chảy ý thức (Không khóc ở California), truyện ngắn - chân dung (Chút thoáng Xuân Hương), truyện ngắn - phóng sự (Tội ác và  trừng phạt)... Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn hấp dẫn bởi sự dung hợp nhiửu bà i thơ, những câu nói thơ mà  phần lớn do tác giả đặt lời. Các bà i thơ hoặc thơ văn xuôi nà y có ý nghĩa lớn trong việc là m nổi bật tiết đoạn cảm xúc, tô đậm chiửu sâu tâm lý nhân vật vừa gợi ra được những suy tư lắng đọng cho bạn đọc trước khi bị cuốn và o những tình tiết mới. Nhà  nghiên cứu người Nga T.N. Filimonova cho rằng thủ pháp nà y là m cho lời văn Nguyễn Huy Thiệp trở nên rất đặc biệt, rất dễ nhận ra [1]. 

Người kể trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn là m chủ cuộc chơi. Vậy nên, truyện của ông luôn mang nghĩa, hấp dẫn được nhiửu đối tượng, vừa mới trong kử¹ thuật, vừa luôn gợi sâu và o những buồn vui của kiếp người. Tất nhiên, những suy tư, tìm tòi nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp, dù mới mẻ đến đâu thì cũng không bắt đầu trên một mảnh đất trống. Chúng tôi cho rằng, ở một chừng mực nà o đó, những cách tân trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, theo các chiửu hướng khác nhau, đã là m thay đổi một phần cách đọc của công chúng văn học.

Trong một bà i viết cách đây không lâu, Nguyễn Huy Thiệp tâm đắc: ... nhà  văn sinh ra là  để kể chuyện. Kể chuyện hay! Có thế thôi [2].

Nếu kể được xem là  thiên chức của người viết văn xuôi thì Nguyễn Huy Thiệp là  nhà  văn đã hoà n thà nh thiên chức đó trong truyện ngắn một cách xuất sắc.

[1] T.N. Filimonova, Thơ trong văn Nguyễn Huy Thiệp, trong sách: Аi tìm Nguyễn Huy Thiệp, sách trên, tr. 168. [2] Nguyễn Huy Thiệp, Trò chuyện với hoa thuỷ tiên hay những nhầm lẫn của nhà  văn, trong sách: Giăng lưới bắt chim (Phê bình, tiểu luận, giới thiệu), Nxb. Hội nhà  văn, 2005, tr. 267.

(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Tổ chức trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO