Tiếp loạt bài doanh nghiệp vi phạm luật quảng cáo: FPT - “Ông lớn” biển quảng cáo quá khổ

kinhtedothi.vn| 11/05/2017 17:41

Thương hiệu FPT chỉ đứng sau thương hiệu Thế giới di động về số lượng cửa hiệu có bảng quảng cáo mặt tiền quá khổ trên địa bàn TP Hà Nội.

Các bảng quảng cáo có diện tích bao trùm mặt tiền các ngôi nhà cao tầng, vượt ngưỡng cho phép 2 - 3 lần đang tràn ra các con phố Thủ đô.

52 cửa hiệu có biển quảng cáo quá khổ
Trên khắp các tuyến phố Hà Nội có đến 52 cửa hiệu FPT đặt biển quảng cáo chiếm trọn mặt tiền, trùm lên nóc nhà. Có thể liệt kê một loạt các cửa hiệu FPT mọc lên san sát, với một loạt hệ thống bảng biển quảng cáo quá khổ ở các vị trí: 3 - 5 Đại La, 325 Phố Huế, 269 Chùa Bộc, 229 Phố Ga… Nhiều con đường xuất hiện đến 2 FPT shop như 45 Thái Hà, 216 Thái Hà; 52 Nguyễn Trãi, 72 Nguyễn Trãi, 378 Nguyễn Trãi… Không chỉ bao phủ các tuyến phố nội thành, tại các khu vực trung tâm của các huyện như Thường Tín, Thạch Thất, Sơn Tây… cũng không thiếu vắng cửa hiệu mang thương hiệu FPT. Nếu Thế giới di động có 146 cửa hiệu thì FPT có 52 cửa hiệu có biển quảng cáo mặt tiền quá khổ.

Bên cạnh đó, nếu như Thế giới di động có những biển bảng vươn đến hơn 200m, thì FPT chia cắt biển bảng quảng cáo theo mặt các tầng và cũng luôn vượt mức quy định cho phép đến 2 - 3 lần. Điển hình như cửa hàng kinh doanh cửa hiệu FPT ở số 20 Đông Các, cùng 1 mặt tiền nhưng có tới 3 biển quảng cáo ở 3 tầng nền màu đen phối hợp với đỏ, xanh, trắng - màu sắc điển hình của thương hiệu FPT. Nơi đây bảng quảng cáo mặt tiền tầng 3 diện tích 49m2, mặt tiền tầng 4 là 49m2, bảng tại mặt tiền bên hông tầng 2 đến tầng 4 vượt lên nóc nhà, diện tích là 16,8m2. Nội dung kèm theo trên các biển hiệu không chỉ có FPT mà còn các mặt hàng do đơn vị này kinh doanh như Sony, Samsung, Apple…
Đá quả bóng trách nhiệm
52 biển quảng cáo của 52 cửa hiệu FPT đã tồn tại ngang nhiên nhiều năm nay nhưng xã, phường, quận, huyện nơi có các cửa hiệu đăng ký kinh doanh đều làm ngơ chấp nhận cho tồn tại các vi phạm. Hầu hết các đơn vị có liên quan đều đổi lỗi cho Luật quy định còn sơ hở nên không đơn vị nào chịu trách nhiệm ngăn chặn ngay từ đầu. Ngành văn hóa cho rằng mình chỉ quản về nội dung quảng cáo, nên trách nhiệm công trình quảng cáo đó thuộc ngành xây dựng. Ngành xây dựng đổi tại văn hóa không chịu quản lý, không có quy định nào hướng dẫn cán bộ cấp phép cho công trình xây dựng quảng cáo mặt tiền.
Tại buổi làm việc với Tổ kiểm tra liên ngành công tác quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn TP Hà Nội hồi cuối tháng 4/2014, ông Vũ Trung Kiên – Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Cầu Giấy thừa nhận: “Cho đến nay, Phòng chưa cấp phép xây dựng cho một công trình quảng cáo nào. Bởi vì, bộ phận một cửa có tiếp nhận hồ sơ của các DN thì cũng không có hướng dẫn nào để chúng tôi làm cơ sở cấp phép”. Đó là cách nói lý của rất nhiều cán bộ quản lý đô thị các địa bàn khác ở Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Đống Đa… Trong khi đó, Luật Quảng cáo – khung pháp lý cao nhất đối với hoạt động quảng cáo đã quy định bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20m2 gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải có giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng. Nên mới có chuyện 29 quận, huyện khác trên địa bàn TP kêu vướng trong cấp phép xây dựng quảng cáo, ngược lại riêng quận Ba Đình lại có thể tiếp nhận hồ sơ cấp phép công trình xây dựng quảng cáo từ bộ phận một cửa nhưng không vướng gì. Chính vì vậy, Ba Đình hạn chế được số lượng bảng quảng cáo mặt tiền vi phạm của FPT và nhiều thương hiệu khác.
Hạ biển quảng cáo mặt tiền quá khổ như của FPT hay của Thế giới di động không phải là không thể thực hiện, bằng chứng là khi chính quyền địa phương làm chặt thì các chủ cửa hiệu 146 Kim Mã, 500 Xã Đàn… đã tự nguyện tháo dỡ đưa biển hiệu về diện tích nhỏ đi gấp 2 - 3 lần so với trước đó. Trách nhiệm quản lý hoạt động quảng cáo chỉ có thể sáng tỏ khi phân rõ trách nhiệm của ngành văn hóa, xây dựng và chính quyền địa phương. Có như vậy, vi phạm hoạt động quảng cáo ngoài trời vẫn được gọi là "rác trời" mới được dọn sạch.

Trong quá trình kiểm tra thực tế từ 12 quận, huyện trên địa bàn TP, ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội đã ký Công văn số 60/BC-SVHTT thừa nhận một trong những nguyên nhân để xảy ra nhiều vi phạm của biển quảng cáo quá khổ là vì “một mặt các quận, huyện, thị xã chưa thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình quảng cáo, biển hiệu có diện tích trên 20m2, mặt khác là do chưa có hướng dẫn cụ thể để xử lý các trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng trong lĩnh vực quảng cáo, viết, đặt biển hiệu nên kết quả xử lý còn hạn chế, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe”.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nét thanh lịch trong trang phục của người Hà Nội xưa
    Theo thời gian, trong nhịp sống hối hả của thời hội nhập, có rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị "cuốn trôi", song với người Thăng Long - Hà Nội, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu việc dậy bảo con cháu về cách mặc sao cho đẹp, cho nền nã; chọn trang phục sao cho giữ được nét thanh lịch, mặc sao cho "đậm chất kinh kỳ”....
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Quận Đống Đa: Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề nhân dân quan tâm
    Sáng 19/9, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024.
  • Hà Nội: Ấm lòng tinh thần “lá lành đùm lá rách” của các trường học tại quận Hoàn Kiếm
    Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, mới đây, 2 trường: THCS Ngô Sĩ Liên và THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức ủng hộ, hỗ trợ cho các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn cùng quận bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Đừng bỏ lỡ
Tiếp loạt bài doanh nghiệp vi phạm luật quảng cáo: FPT - “Ông lớn” biển quảng cáo quá khổ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO