Thủ đô Hà Nội: Chuẩn bị thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng

Kim Ngân| 09/01/2023 17:21

Bắt đầu từ ngày 09/01, Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam sẽ bắt đầu thi công trạm xe đạp công cộng đầu tiên ở Hà Nội tại số 12 phố Đào Tấn (phường Cống Vị, quận Ba Đình).

z4024193705317_c2bd5892641b432a82472a5849636220.jpg
Thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng.

Từ ngày 12 đến 20/01, đội ngũ nhân viên của đơn vị sẽ hoàn thành việc kết nối, lắp đặt xe đạp để phục vụ người dân Thủ đô. Tại các trạm xe, công ty dự kiến bố trí mỗi điểm khoảng 10 xe cho khách hàng trải nghiệm trong hai tuần, sau đó dịch vụ chính thức đi vào hoạt động.

z4024193694065_ee09245a846e83ebf2fe53ab50edbb5c.jpg
Người dân trải nghiệm dịch vụ xe đạp công cộng.

Đại diện chủ đầu tư cho biết, "Mỗi khách hàng được tặng 1 giờ đi xe miễn phí khi tải ứng dụng để sử dụng xe”.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội cho phép Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị ở một số quận nội thành với thời gian thí điểm 12 tháng. Theo đó, công ty sẽ cung cấp 1.000 xe đạp (50% là xe đạp điện) với 94 vị trí đặt xe, tổng vốn đầu tư khoảng 30 tỷ đồng.

Giai đoạn 1 có 6 quận thí điểm, gồm: Ba Đình dự kiến có 340 xe, Tây Hồ 240, Đống Đa 100, Hoàn Kiếm 280, còn lại là Thanh Xuân và Hai Bà Trưng.

Chi phí cho mỗi lượt 30 phút là 5.000 đồng với xe đạp thường, 10.000 đồng với xe đạp điện; phí thuê xe cả ngày với hai loại xe lần lượt 60.000 và 120.000 đồng.

Hiện tại, UBND thành phố Hà Nội đã thống nhất về chủ trương triển khai thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị trên địa bàn Thành phố theo đề xuất của Sở GTVT.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Tự hào Hoàn Kiếm - Nối mạch nguồn xưa, tri ân và tiếp bước
    Tối 13/6/2025, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Tự hào Hoàn Kiếm – Nối mạch truyền thống, tri ân và tiếp bước” tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (số 50 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm), nhân kỷ niệm 64 năm Ngày thành lập quận. Sự kiện nhằm tri ân các tổ chức, cá nhân tiêu biểu đã có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn.
  • Bách hóa Tổng hợp Hà Nội - Ký ức một thời
    Mỗi lần có dịp qua phố Tràng Tiền, ngắm nhìn tòa nhà Tràng Tiền Plaza lộng lẫy, trong tôi lại tràn về những hoài niệm một thời xa xưa - khi nơi đây còn là Bách hóa Tổng hợp. Vẫn con phố ấy, góc quen ấy mà không gian giờ đã đổi thay.
  • Xứ Đoài - miền đất thiêng, vùng đất thơ
    Có những vùng đất chỉ cần thầm nhắc tên đã khơi dậy bao xúc cảm thi ca như sông Hương - núi Ngự, sông Lam - núi Hồng. Và xứ Đoài, với tâm điểm là núi Tản - sông Đà, cũng là một miền đất thiêng, một vùng đất thơ như thế.
  • Phục dựng nghi lễ tế Đinh tại đền Đức Thánh Cả
    Ngày 9/3/2025, nghi lễ tế Đinh đã điễn ra tại đền Đức Thánh Cả, thôn Hữu Vĩnh, xã Bình Lưu Quang, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. Việc phục dựng nghi lễ là một phần trong chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.
  • Tây Hồ – Nơi giao thoa giữa quá khứ và hiện tại trong bảo tồn văn hóa
    Quận Tây Hồ, một trong những quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Quận Tây Hồ là một khu vực đặc biệt với sự kết hợp hài hòa giữa không gian xanh mát của các hồ, làng nghề truyền thống và các di sản văn hóa phong phú. Những năm qua, Tây Hồ đã và đang thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tạo nên một hình ảnh đầy bản sắc và thu hút du khách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Thủ đô Hà Nội: Chuẩn bị thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO