Ngắm mẫu xe đạp công cộng sắp được triển khai ở Hà Nội
KTĐT|23/03/2022 15:41
UBND TP Hà Nội vừa giao Sở GTVT xây dựng dự án phát triển xe đạp công cộng để thực hiện tại 5 quận trung tâm. Đây là mẫu xe đạp được thiết kế đặc biệt với nhiều tiện ích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dùng.
Theo dự thảo đề án “Xe đạp đô thị” vừa được Sở GTVT Hà Nội hoàn thiện, báo cáo UBND thành phố, đối tượng phục vụ được dự án đặt ra là người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, học sinh - sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn; khách du lịch; xe đạp được sử dụng cho dự án này tại 5 quận trung tâm bao gồm xe đạp truyền thống, xe điện 2 bánh… Sở GTVT Hà Nội cho biết, dự án sẽ được triển khai theo hai giai đoạn.
Giai đoạn 1 (thực hiện trong 1 năm): Ở giai đoạn này sẽ đầu tư 1.000 xe đạp, trong đó có 500 xe đạp truyền thống và 500 xe đạp điện. Được bố trí từ 70 đến 80 vị trí tại các quận: Ba Đình, Tây Hồ, Đống Đa, Thanh Xuân và các điểm cạnh lối lên xuống của tuyến tàu điện đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Thời gian dự kiến thực hiện từ năm 2022 đến 2023.
Đối tượng phục vụ được dự án đặt ra là người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, học sinh - sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố; khách du lịch.
Giai đoạn 2, dự kiến từ năm 2023 đến 2024, dự án mở rộng vùng phục vụ: Tập trung phát triển mở rộng vùng dịch vụ ra các quận trung tâm và lân cận trung tâm. Quy mô đầu tư khoảng 3.000 xe đạp, bố trí tại 350 địa điểm, chi tiết các địa điểm này sẽ được đơn vị thực hiện và các cơ quan có liên quan khảo sát, lựa chọn cụ thể.
Theo tính toán của nhà đầu tư, tổng chi phí của dự án là khoảng 26 tỉ đồng (nhà đầu tư tự bỏ vốn và khai thác). Dự án dự kiến thực hiện thí điểm trong vòng 18 tháng, mức phí được đưa ra để người dân có thể sử dụng xe đạp điện là khoảng 20.000 đồng/giờ hoặc 200.000 đồng/ngày. Để hỗ trợ dự án, nhà đầu tư đề xuất UBND thành phố hỗ trợ một số địa điểm đặt trạm sạc tại các địa điểm đặt xe phục vụ người dân.
Theo tính toán của nhà đầu tư, tổng chi phí của dự án là khoảng 26 tỉ đồng.
Chị Đinh Thị Minh Nguyệt trú tại Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Sau khi được trải nghiệm tôi cảm thấy khá hài lòng đối với chiếc xe, ngay từ việc chỉnh ghế ngồi, chỗ cài điện thoại, chỗ để nước cũng đều có. Đặc biệt, chiếc xe có màu xanh chủ đạo, nổi bật, vì vậy, vào dịp cuối tuần rủ thêm một vài người bạn đi ăn sáng hay uống cafe nhìn sẽ rất đẹp”.
Là một người làm công việc văn phòng, chị Nguyệt rất mong ngóng ngày xe đạp công cộng được áp dụng tại Hà Nội. Theo chị Nguyệt, nếu thuận tiện, chị sẽ gắn bó với xe đạp công cộng lâu dài.
Trao đổi với PV, ông Đỗ Bá Dân - đại diện đơn vị thực hiện dự án cho biết: “Người dân chỉ cần nạp tiền tối thiểu 10.000 đồng có thể thuê xe và không cần đặt cọc. Giá 5.000 đồng/30 phút và 10.000 đồng/tiếng. Đây là dịch vụ thuận tiện, tạo môi trường xanh, sức khỏe, chủ động chuyến đi dù là phương tiện công cộng. Qua quan sát trên thế giới, việc dịch vụ xe đạp công cộng là tốt cho xã hội”.
Một người có thể đi nhiều lần. Nạp tiền tối thiểu 10.000 đồng có thể thuê xe và không cần đặt cọc.
Điểm đặc biệt của chiếc xe này là có hệ thống GPS, khung chống gỉ, phanh đĩa đảm bảo an toàn cho người sử dụng, bền bỉ theo thời gian.
Hệ thống khóa được lắp đặt ở bánh sau xe.
Ốc lắp ráp của xe đạp công cộng được thiết kế đặc biệt, không thể sử dụng công cụ bình thường có thể tháo lắp.
Yên xe có thể được nâng lên hạ xuống tạo thuận tiện cho người sử dụng.
Người dân chỉ cần nạp tiền tối thiểu 10.000 đồng có thể thuê xe và không cần đặt cọc.
Theo tính toán của nhà đầu tư, tổng chi phí của dự án là khoảng 26 tỉ đồng.
Người dùng quét mã QR tại ổ khóa để mở xe.
Lốp xe không xăm để giảm thiểu tối đa sự cố hỏng hóc khi tham gia giao thông.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước ban hành nghị quyết riêng về phát triển công nghiệp văn hóa. Để phát triển CNVH trong giai đoạn mới, Hà Nội đã xây dựng dự thảo Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (Thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô), Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn nội dung Dự thảo.
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2025 của Cục Thống kê Thành phố Hà Nội vừa công bố, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Thành phố quý I/2025 ước tính tăng 7,35% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao trong 5 năm gần đây. Điều này tạo đà cho Hà Nội sẽ đạt mức tăng trưởng 8% trở lên theo mục tiêu của Thành phố và của Chính phủ giao.
Thành phố Hà Nội tiếp tục khẳng định là một trong những địa phương đi đầu trong triển khai, xây dựng và phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đánh giá, phân hạng được 3.315 sản phẩm OCOP.
Ngày 4/4/2025, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ra Công điện số 03/CĐ-UBND về việc Quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong 2 ngày 4-5/4/2025.
Ngày 4/4, Ban Chấp hành Đảng bộ Quận Tây Hồ (Hà Nội) khóa VI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ 26 với tinh thần làm việc khẩn trương, tích cực và hiệu quả. Hội nghị đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và kết thúc tốt đẹp.
Hà Nội dự kiến giảm 50% xã, phường sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, theo dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố.
Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước ban hành nghị quyết riêng về phát triển công nghiệp văn hóa. Để phát triển CNVH trong giai đoạn mới, Hà Nội đã xây dựng dự thảo Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (Thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô), Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn nội dung Dự thảo.
Chuỗi sự kiện "Như trăng trong đêm" năm 2025 do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển tài năng điện ảnh (TPD) tổ chức, năm nay lấy chủ đề "Điện ảnh Việt Nam qua một góc nhìn", diễn ra từ 17 - 27/4.
Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
Ngay từ khi phát sóng tập đầu tiên vào ngày 8/3, "Bác sĩ tha hương" do Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) sản xuất đã chứng minh sức hút khi nhanh chóng leo lên vị trí top 1 bảng xếp hạng phim truyền hình Đài Loan.
Với tinh thần “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, trong cuộc kháng chiến chống đế quốc, cùng cả nước, Thủ đô Hà Nội là thành hậu phương lớn, chi viện sức người sức của cho miền Nam, góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
Điện thờ và lăng mộ Ngô Thù (thị xã Hương Thủy, TP Huế) gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Phù Bài từ thế kỷ XVI được công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp Thành phố Huế.
Chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4, kỷ niệm 79 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (19/4/1946 - 19/4/2025) và gần 20 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, từ 17/4 đến ngày 20/4//2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.