Tuy nhiên, sau khi dùng xong, người ta bỏ lại xe đạp ở bất cứ nơi đâu thấy tiện. Chưa kể, những kẻ phá hoại hoặc "ngứa tay" có thể treo những chiếc xe đạp này lên cây, chôn vùi xuống các công trình xây dựng, vứt xuống hồ hoặc sông. Những kẻ trộm thì cứ lấy trộm xe đạp rồi bán phụ tùng cho các cửa hàng mua bán xe đạp trong thành phố.
Xe đạp cho thuê ngập tràn khắp mọi nơi với giá thuê rất rẻ. (Ảnh: Internet) |
Vứt bỏ xe đạp sau khi dùng xong bất kì nơi đâu thấy tiện. (Ảnh: NYT) |
Xe đạp vứt chất đống tại một góc công viên. (Ảnh: Internet) |
Điều này đã làm tình hình giao thông diễn biến vô cùng lộn xộn bát nháo, đi đâu người ta cũng thấy "xác" xe đạp bị vứt lại, thành phố không khác gì bãi rác. Người dân thì bực tức chuyện này đến nỗi nhìn những người đi xe đạp công cộng như kẻ thù.
Một người đàn ông xô ngã hàng xe đạp công cộng cho thuê trên dựng chắn vỉa hè. (Video: Twitter)
Trong khi chính quyền Trung Quốc vẫn đang loay hoay để tìm giải pháp quản lý thì các hãng cho thuê xe đạp vẫn đua nhau tìm mọi cách để thu hút khách hàng. Chính quyền thành phố Vũ Hán đã phải đưa ra lệnh cấm đưa xe đạp công cộng vào thành phố này kể từ ngày 4/9/2017.
Một người đi xe đạp bên ngoài Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) tại Bắc Kinh. (Ảnh: NYT) |
Tất cả những vấn đề trên dẫn đến việc cần phải nhìn lại tính khả thi lâu dài của sự bùng nổ xe đạp công cộng tại Trung Quốc. Nếu mô hình này thất bại thì sẽ khiến cho nhiều người Trung Quốc phải tìm kiếm những giải thích sâu hơn và tự đặt ra những câu hỏi nhân cách quốc gia của họ. Những cuộc tranh luận lớn nổ ra để bàn về vấn đề phải chăng sự suy thoái của xã hội và sự suy tàn về đạo đức đã ảnh hưởng đến hành vi con người Trung Quốc? Liệu người Trung Quốc có đủ văn minh để đưa đất nước đi lên sánh vai cá cường quốc văn minh khác?
Chuyện gì đang xảy ra với người Trung Quốc?
Một số người thì cho rằng "Bản chất con người là tử tế và đối tốt với nhau nhưng vì bị ảnh hưởng môi trường xấu nên con người mới trở nên tệ và cần thời gian để sửa chữa điều đó".
Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng người ta vô tư vứt bỏ tùy tiện những chiếc xe đạp công cộng sau khi dùng xong mà không nghĩ đến việc mình làm ảnh hưởng đến người khác. "Xe đạp công cộng không mang lại lợi ích gì cả, dùng xong xe rồi vứt tại chỗ, tôi nhìn rất ghét".
Nhân viên một công ty cho thuê xe đạp ở Trung Quốc đang đi thu gom lại xe sau khi khách hàng sử dụng và dựng ở bất kỳ nơi nào đó. (Ảnh: NYT) |
Nhiều người họ đã không còn niềm tin vào xã hội mà chỉ tuyệt nhiên quan tâm đến lợi ích nhóm nhỏ như người thân trong gia đình hoặc họ hàng thân thuộc mà thôi. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chuyện dân Trung Quốc đối xử tệ gần như là chối bỏ một trào lưu văn minh như phong trào đi xe đạp. Chuyện "ngược đãi" xe đạp phản ánh tâm lý "ai cũng nghĩ cho bản thân mình" ở Trung Quốc mà bắt nguồn sâu xa từ quá khứ đói nghèo cùng cực của thế kỷ trước. Truyền thông Trung Quốc thì cứ hay ca ngợi họ là một xã hội rất tuân thủ luật pháp và có tỷ lệ tội phạm tương đối thấp khiến người Trung Quốc luôn bị "ảo tưởng" về dân tộc của mình.
Điều này dẫn đến việc, trong khi cả thế giới nói chung và chính phủ Trung Quốc nói riêng đang tìm mọi cách để giảm khí thải ô nhiễm từ ôtô và xe máy nhưng vì ý thức của nhiều người dân quá tệ nên chính quyền Trung Quốc phải cấm (hoặc hạn chế) xe đạp.
Vậy nếu muốn thỏa mãn được cả hai chuyện này thì chính phủ cần phải làm gì? Vẫn cho dùng xe đạp thuê nhưng kết hợp giáo dục lại ý thức người dân hay đề ra những biện pháp chế tài các công ty cho thuê xe đạp để họ có những hình thức quản lý xe đạp tốt hơn?
Nếu làn sóng cho thuê và dùng xe đạp này lan sang Việt Nam thì nó sẽ diễn biến như thế nào, khi xã hội Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm rất tương đồng?