Thiết kế cảnh quan, kiến trúc đô thị: Đồng bộ để tạo diện mạo văn minh

kinhtedothi| 25/05/2022 09:29

Bên cạnh những khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại được xây dựng tạo bộ mặt đô thị khang trang, Hà Nội vẫn còn nhiều khu vực dân cư, tuyến phố có hình thái cảnh quan thiếu tính trật tự, nhiều nơi còn nhếch nhác, kiến trúc thiếu đặc trưng…

Nguyên nhân là do công tác thiết kế đô thị hoặc thiết kế chỉnh trang các tuyến phố hiện vẫn còn nhiều tồn tại.
Thiếu thiết kế đô thị, kiến trúc, nhiều tuyến phố rơi vào tình trạng manh mún, lộn xộn. Trong ảnh: Tuyến đường Vành đai 2 mở rộng đoạn Đại La - Minh Khai. Ảnh: Vũ Lê
Thiếu thiết kế đô thị, kiến trúc, nhiều tuyến phố rơi vào tình trạng manh mún, lộn xộn. Trong ảnh: Tuyến đường Vành đai 2 mở rộng đoạn Đại La - Minh Khai. Ảnh: Vũ Lê  

Kiến trúc phố phường manh mún, lộn xộn

Sự manh mún, lộn xộn của các khu vực, tuyến đường dân cư hiện hữu là một trong những tác nhân chính làm xấu bộ mặt đô thị Thủ đô. Tình trạng này tập trung chủ yếu ở khu vực xây dựng các nhà ở riêng lẻ thấp tầng tại khu vực đô thị hiện hữu, khu vực làng xóm trước đây đô thị hóa, nhà chung cư cũ bị cơi nới... Đặc biệt là tại các tuyến đường như Vành đai 1, Vành đai 2 được xây mới, mở rộng qua khu dân cư đã ở ổn định cho thấy kiến trúc hết sức lộn xộn, thiếu thẩm mỹ khi những ngôi nhà mỏng méo, hình thù kỳ dị đua nhau mọc lên…

Để giải quyết vấn đề này, trong thời gian qua, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó đẩy mạnh thực hiện thiết kế đô thị hoặc thiết kế chỉnh trang các tuyến phố. Tuy nhiên, công tác này hiện vẫn còn tồn tại một số vấn đề.

Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, KTS Lưu Quang Huy cho hay, tiến độ lập các đồ án thiết kế đô thị, chỉnh trang tuyến phố và thậm chí cả các quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc của TP hiện đang thiếu và chậm, chưa đáp ứng kịp, dẫn đến công tác cấp phép xây dựng thiếu cơ sở để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, các yêu cầu cụ thể về lập quy hoạch, thiết kế đô thị ngay cả trong các Nghị định, Thông tư hướng dẫn vẫn còn thiếu. Nhất là khâu đánh giá mặt đứng các tuyến phố hiện trạng, làm cơ sở phát triển lành mạnh cho những kiến trúc mới cải tạo hoặc xây mới, dẫn đến các công trình xây dựng đơn lẻ thiếu tính tổng thể và manh mún.

Ngoài ra, trong khi chưa có các cơ sở về kiến trúc - quy hoạch đầy đủ, chưa có căn cứ tổng thể kiến trúc chung của tuyến, đoạn tuyến, nhiều địa phương đã thực hiện cấp phép xây dựng cho nhà dân. Đặc biệt, không quản lý kiến trúc các công trình xây dựng tạm, góp phần dẫn đến việc thiếu tính tổng thể và lạm dụng vật liệu tạm như mái tôn, thiếu quy định cụ thể để kiểm soát hạng mục kiến trúc và các trang thiết bị kỹ thuật lắp đặt trên công trình.

“Hiện trạng lộn xộn không hẳn chỉ do việc xây dựng, cơi nới trái phép và quản lý trật tự xây dựng lỏng lẻo tạo ra mà còn do công tác cấp phép xây dựng thiếu định hướng hoặc không có quy định mang tính tổng thể” - KTS Lưu Quang Huy nêu.

Cũng theo KTS Lưu Quang Huy, công tác quản lý kiến trúc và trật tự xây dựng hiện còn đang thiếu việc quản lý, theo dõi hiện trạng các công trình, khu vực tuyến phố đảm bảo tham gia tích cực hoặc có trách nhiệm hơn đối với cảnh quan đô thị. Từ đó có các tác động quản lý đối với chính quyền và người dân, chủ sở hữu nhằm khắc phục sửa chữa các tồn tại tiêu cực của công trình, nhóm công trình... đối với bộ mặt cảnh quan khu vực đó.

Về phía các nhà tư vấn quy hoạch, đặc biệt là tư vấn kiến trúc, cơ bản cũng đang thiếu sự chú trọng tạo hình kiến trúc công trình trong tổng thể chung để tạo sự hài hoà hoặc khác biệt, góp phần hình thành bộ mặt kiến trúc cảnh quan đồng bộ hoặc cải thiện một phần bộ mặt chung cảnh quan đô thị.

Những giải pháp cụ thể

Hà Nội đang đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025”. Một trong những chỉ tiêu quan trọng của Chương trình đang được 12 quận tập trung triển khai là cải tạo, chỉnh trang hè, đường phố với 180 tuyến. Do vậy, để có cơ sở thực hiện, các tuyến phố sau khi chỉnh trang thực sự khang trang, có điểm nhấn về kiến trúc thì những vướng mắc về công tác thiết kế đô thị hoặc thiết kế chỉnh trang các tuyến phố rất cần được quan tâm tháo gỡ.

Đưa ra giải pháp, KTS Lưu Quang Huy cho rằng, trước tiên cần tổ chức lập kế hoạch rà soát hiện trạng công trình tại các khu vực giới hạn, đoạn tuyến, tuyến phố theo địa bàn từng quận. Sau đó tổ chức lập và phê duyệt thiết kế chỉnh trang các khu vực, mặt đứng các tuyến phố cần ưu tiên. Nhất là chính quyền địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trật tự xây dựng, tháo dỡ và xử lý các công trình vi phạm thông qua các tổ chức giám sát cộng đồng với sự tham gia của giới chuyên môn và người dân từng khu vực.

Về chuyên môn thiết kế, xây dựng hoặc cải tạo công trình, ngoài việc phải đảm bảo phù hợp, thích ứng với đặc điểm của Hà Nội, còn cần phải đặt trọng tâm việc cảm thụ thực tế hình ảnh cảnh quan các tuyến phố, các khu vực, công trình. Việc tổ chức sắp xếp không gian, kể cả các thiết bị và biển quảng cáo cũng cần đảm bảo phù hợp thẩm mỹ khi quan sát từ các tầm nhìn trên phố, nhà phố đối diện và các công trình cao hơn xung quanh. Khuyến khích, thậm chí yêu cầu người dân chủ động sửa chữa, khắc phục các khiếm khuyết tồn tại về cảnh quan của từng khu vực và công trình; lắp đặt cải tạo xây dựng bổ sung công trình phải có xem xét giải pháp phù hợp với tổng thể khu vực.

Đặc biệt, cần nghiên cứu bổ sung sớm vào quy định cấp phép xây dựng nội dung yêu cầu về tổ chức nghiên cứu tổ hợp kiến trúc mặt đứng hiện trạng. Kể cả đối với việc cấp phép xây dựng các công trình, nhà ở đơn lẻ, làm cơ sở để người dân lựa chọn cao độ, tầng cao và hình dáng kiến trúc phù hợp.

Nghiên cứu bổ sung quy định hoặc hướng dẫn về thiết kế và xây dựng, cải tạo nhà riêng lẻ, cải tạo chung cư cũ hoặc công trình trên tuyến phố, đặc biệt đối với mái, các vật liệu, thiết bị lắp đặt thêm trên công trình. Đây được coi là bộ phận tiêu biểu, tác nhân chính gây nên tình trạng lộn xộn cảnh quan đô thị hiện nay. Trong đó tập trung quản lý về sử dụng mái tôn thông qua các quy định về bố trí, hình thức, kích thước, cấu tạo và đảm bảo tính tổng thể trên tuyến phố hoặc đoạn tuyến phố.

TP cần sớm có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chậm triển khai tại các lô đất đã giao chủ đầu tư nhưng không thực hiện. Để tồn tại các khu, dãy nhà tạm chắp vá đã ảnh hưởng, làm mất mỹ quan đô thị.

Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, KTS Lưu Quang Huy

(0) Bình luận
  • Phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
    Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh đã ký ban hành Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng) nhằm cụ thể hóa định hướng Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quy hoạch phân khu đô thị H1-4 tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt.
  • Tọa đàm về vẻ đẹp kiến trúc Hà Nội thời bao cấp
    Chiều ngày 11/10, tại không gian Caphé Trung Nguyên 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội đã diễn ra tọa đàm "Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc".
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • Góc nhìn di sản về những công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội
    Nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp, sáng ngày 22/7, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội) phối hợp với Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam (Omega Plus) và Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức tọa đàm "Kiến trúc Pháp - Đông Dương - từ góc nhìn di sản". Tọa đàm giúp độc giả hiểu hơn về những di sản, giá trị văn hóa, lịch sử thông qua những câu chuyện về công trình kiến trúc Pháp - Đông Dương nổi tiếng tại Hà Nội.
  • CONSTREXIM - HOD: Dấu ấn trên hành trình vươn ra biển lớn
    Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Constrexim (Constrexim - Hod) ra đời năm 2007 trong niềm phấn khởi và kỳ vọng của người “thuyền trưởng” Nguyễn Đức Cây cùng các thành viên Công ty. Trải qua chặng đường 15 năm hình thành và phát triển Constrexim - Hod đã từng bước khẳng định được vị thế trong “làng” kinh doanh bất động sản Việt Nam.
  • Những tòa nhà sở hữu kiến trúc đẹp nhất Hà Nội
    Hà Nội hôm nay là một thủ đô văn minh, hiện đại với những tòa nhà mang kiến trúc ấn tượng, độc đáo. Hãy cùng chiêm ngưỡng một thành phố vẫn lẫn mình trong nhịp thở thời gian nhưng đang ngày ngày thay áo mới, sôi động và hiện đại qua những tòa nhà có kiến trúc độc đáo của Thủ đô.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • [Podcast] Phổ biến Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô: Nghị quyết số 25/2024/NQ-HĐND
    Thực hiện khoản 1 Điều 15, điểm a khoản 3 Điều 52 Luật Thủ đô năm 2024, tại kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 25/2024/NQ-HĐND quy định biện pháp thực hiện việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm dự ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW
    Sáng nay 2/7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chủ trì Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Ban Chỉ đạo và triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm.
Đừng bỏ lỡ
Thiết kế cảnh quan, kiến trúc đô thị: Đồng bộ để tạo diện mạo văn minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO