Chuyển động Hà Nội

Theo chân CLB Cơm 5.000 Hà Nội: 12 năm thắp lửa từ gian bếp nhỏBài 2: Hơn một thập kỷ bền bỉ với cộng đồng

Giang - Huyền -Trang 06/06/2025 9:00

Xuất phát từ tình yêu thương với cộng đồng, CLB Bếp Cơm 5000 Hà Nội đã viết nên hành trình đẹp đẽ của lòng nhân ái. Bắt đầu từ một ý tưởng giản dị: nấu những bữa cơm giá rẻ để phục vụ cho những người lao động nghèo, đến nay, CLB đã trở thành điểm tựa thân quen cho hàng chục nghìn mảnh đời khó khăn giữa lòng Thủ đô.

Trong màu áo đồng phục cam đặc trưng của CLB, Hà Anh - sinh viên năm nhất Đại học Kinh tế Quốc dân - nhớ lại một trải nghiệm khiến bạn cảm nhận rõ ý nghĩa của công việc của mình: “Khoảnh khắc mà mình được tận tay mang những suất ăn nóng hổi lên phòng bệnh để gửi cho các bác, các cô chú bệnh nhân. Mình tận mắt chứng kiến hoàn cảnh của họ và khi nhìn thấy nụ cười và nhận lại những lời cảm ơn từ mọi người, mình cảm thấy rất ấm lòng và hạnh phúc với những việc mình đã và đang làm”.

Không chỉ riêng Hà Anh, nhiều sinh viên trẻ đến với Cơm 5.000 Hà Nội cũng vì mong muốn lan tỏa điều tử tế và góp sức cho cộng đồng. Có người ban đầu chỉ định tham gia một buổi cho biết, nhưng rồi rồi lại gắn bó lâu dài bởi chính những điều bình dị mà sâu sắc nơi đây.

Với nhiều bạn trẻ, CLB Cơm 5.000 Hà Nội không chỉ là nơi làm thiện nguyện, mà còn là môi trường để các bạn học cách sẻ chia, thấu cảm và trưởng thành qua từng hành động nhỏ. Họ không chỉ mang đến những suất ăn đủ đầy, mà còn mang theo cả sự ấm áp, niềm hy vọng và lòng nhân ái. Chính những tình nguyện viên lặng lẽ ấy đã góp phần thắp sáng ngọn lửa yêu thương và lan tỏa nó đi khắp muôn nơi – âm thầm nhưng bền bỉ, như chính hành trình hơn một thập kỷ không ngừng nghỉ của CLB.

Trải qua hành trình 12 năm, CLB Cơm 5.000 Hà Nội vẫn luôn theo đuổi mục tiêu hỗ trợ phát triển bền vững, dựa trên quan điểm hoạt động là phục vụ cộng đồng, từ đó góp phần chia sẻ trách nhiệm xã hội. Với số lượng suất cơm đầu tiên bếp Cơm phục vụ là ở điểm cầu Mai Động gồm 70 suất cơm với 13 TNV thì tới nay quy mô của CLB đã tăng lên gấp 2-3 lần.

Chỉ tính riêng trong năm 2024, bếp đã phục vụ được gần 40.000 suất ăn nhờ vào sự chung tay của hàng trăm tình nguyện viên và sự hỗ trợ đến từ các nhà hảo tâm. Với nỗ lực bền bỉ đó, trong cùng năm, CLB đã vinh dự được Thành đoàn Hà Nội trao giải thưởng “Tình nguyện Thủ đô” nhằm tôn vinh và ghi nhận những nỗ lực không ngừng nghỉ của CLB trong công tác thiện nguyện, hỗ trợ cộng đồng.

Một góc nhỏ trưng bày bằng khen, giấy chứng nhận của CLB trong không gian của Bếp (Ảnh: Yến Trang)

Chia sẻ về những thành tích mà nhóm đã đạt được trong quá trình hoạt động, Nguyễn Thị Đỗ Quyên - Trưởng ban truyền thông của CLB Cơm 5.000 Hà Nội cho biết: “Thành công nhất đối với chúng tôi là được thấy mọi người ăn ngon, ăn no, đồng thời là sự vui vẻ hồn nhiên của các em nhỏ ở CLB Văn nghệ Trẻ em khuyết tật Hà Nội khi thụ hưởng những suất cơm của chúng tôi. Và chúng tôi thực sự muốn thấy nụ cười đó.”

Duy trì “ngọn lửa” suốt hơn một thập kỷ chưa bao giờ là điều dễ dàng với một nhóm tình nguyện như Cơm 5.000 Hà Nội. CLB chưa có quỹ ổn định, kinh phí hoạt động chủ yếu dựa vào sự ủng hộ tự nguyện nên thường xuyên đối mặt với khó khăn tài chính để duy trì các dự án như: Cơm Chủ nhật, suất ăn nhẹ 0 đồng, quỹ học bổng vượt khó và đặc biệt là những chương trình lớn cho trẻ em, người dân vùng cao như “Tết đến nhà nhà” hay “Trung thu nơi nơi”.

Trải qua nhiều lứa TNV chính thức, có nhiều thành viên vì lý do công việc, chỗ ở và chỗ làm xa nên không thể đồng hành thường xuyên, nhưng họ vẫn luôn dõi theo, âm thầm ủng hộ về cả hiện kim và hiện vật và khi có thời gian rảnh các thành viên cũ cũng quay lại bếp, cùng nhóm chuẩn bị những nồi cơm sớm, phát từng suất ăn, thăm lại những địa điểm đã từng gắn bó. Dù chỉ góp mặt một ngày, một giờ, thế nhưng sự trở lại ấy cũng đủ khiến không khí bếp cơm thêm ấm áp bởi tình thân, tình người vẫn luôn hiện hữu.

12 năm qua, căn bếp nhỏ của CLB Cơm 5.000 Hà Nội không chỉ nấu ra hàng vạn suất cơm, mà còn thắp lên hy vọng, kết nối yêu thương giữa những con người xa lạ. Mỗi bữa ăn được trao đi là một lời nhắn nhủ dịu dàng rằng trong xã hội vẫn luôn có những tấm lòng sẵn sàng sẻ chia. Hành trình ấy có thể không hào nhoáng, nhưng chắc chắn là một ngọn lửa ấm – cháy bằng tình người, được giữ lửa bằng lòng kiên trì và niềm tin vào điều tử tế.

Hạnh phúc đến từ những điều giản đơn

Trong suốt quá trình hoạt động, dẫu cuộc sống có nhiều thay đổi, thế nhưng CLB vẫn kiên định giữ nguyên con số 5.000 đồng cho mỗi suất cơm. Theo chị Quyên - Trưởng ban truyền thông của CLB Cơm 5.000 Hà Nội chia sẻ “5.000 chỉ là một con số tượng trưng cho giá một suất cơm để tất cả những người có hoàn cảnh khó khăn có thể mua được và để họ không còn cảm thấy mặc cảm”.

Điều đặc biệt ở mô hình này không nằm ở số tiền, mà ở khả năng kết nối những tấm lòng, tạo nên một cộng đồng sẻ chia và đồng cảm. Chính điều ấy đã tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của đông đảo mọi người - từ các bạn sinh viên, người lao động, đến cả những cụ già, em nhỏ,.. bất kỳ ai cũng có thể đóng góp. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”.

Bếp cơm 5000 đã trở thành cầu nối giữa các thế hệ – nơi người lớn truyền lửa cho người trẻ, nơi người trẻ học cách yêu thương một cách giản dị và thiết thực. Không cần những bài học cao siêu, chỉ bằng những việc làm nhỏ bé nhưng đều đặn, những em học sinh, sinh viên tham gia CLB đang từng ngày học cách sống tử tế, hiểu rằng giúp đỡ người khác chính là đang làm cho cuộc sống của chính mình trở nên ý nghĩa hơn.

Các bạn tình nguyện viên nở nụ cười rạng rỡ khi được trao suất ăn cho bà con (Ảnh: Yến Trang)

Dẫu hành trình này có vất vả, nhiều lúc phải đối mặt với khó khăn về không gian, thời gian, tài chính hay sức khỏe, nhưng khi được thấy nụ cười, được nghe những lời cảm ơn từ các bệnh nhân và các em nhỏ, các bạn sinh viên tình nguyện như được tiếp thêm một nguồn năng lượng mạnh mẽ. Những khoảnh khắc bình dị ấy chính là động lực vô hình thôi thúc họ tiếp tục bước đi trên con đường lan tỏa yêu thương, dù chặng đường có bao gian truân, thử thách đến đâu. Bởi họ hiểu rằng, mỗi suất cơm trao đi không chỉ là một bữa ăn đơn thuần, mà còn là món quà chan chứa yêu thương – đủ để sưởi ấm những tâm hồn đang mỏi mệt và khơi lại niềm tin nơi những người đang cần một điểm tựa giữa cuộc đời.

Với phương châm “Hạnh phúc giản đơn”, mong rằng những phần ăn nhỏ bé nhưng chứa đầy tình cảm đến từ căn bếp của “Cơm 5.000 Hà Nội” có thể khiến mỗi người cảm nhận được rằng hạnh phúc không phải là điều gì quá lớn lao mà đôi khi chỉ đơn giản là sự sẻ chia, sự quan tâm để mỗi người đều cảm thấy mình được trân trọng và không đơn độc trong cuộc sống.

Bài liên quan
  • Theo chân CLB Cơm 5.000 Hà Nội: 12 năm thắp lửa từ gian bếp nhỏ Bài 1: Gửi yêu thương trong từng bữa ăn
    Giữa lòng Hà Nội tấp nập, có một căn bếp nhỏ vẫn đỏ lửa suốt 12 năm qua. Ở đó, những bàn tay trẻ không chỉ nhặt rau, vo gạo, nấu nướng, mà còn cùng nhau góp nhặt yêu thương, thổi lên hơi ấm trong từng phần cơm gửi đến người khó khăn. Hãy theo chân chúng tôi trong một hành trình đặc biệt - nơi mỗi hạt gạo là một niềm hy vọng nhỏ bé, mỗi bữa ăn là một lời nhắn nhủ về sự tử tế giữa đời sống hối hả.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách tập hợp 40 bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành cuốn sách “Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. Ấn phẩm tuyển chọn 40 tác phẩm tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao gồm các bài viết, bài phát biểu, thư, điện, lời kêu gọi gửi tới bạn đọc, người làm báo, các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế từ năm 1922 đến năm 1962.
  • Cuộc vận động sáng tác văn học, nghệ thuật đầu tiên về nghề báo được tổ chức trên quy mô toàn quốc
    Tối 16/6, tại Trường quay S5 Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội), Tạp chí Người Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025”. Đây là chương trình trọng điểm của Tạp chí Người Hà Nội - Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
  • Lan tỏa hình ảnh người làm báo qua các tác phẩm văn học nghệ thuật
    Tối 16/6, tại Hà Nội, Tạp chí Người Hà Nội tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025”. Sự kiện diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), góp phần tôn vinh nghề báo và người làm báo – những “chiến sĩ” thầm lặng trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
  • [Podcast] Chả cốm Hà Nội - Bản hòa ca tinh tế ẩm thực Tràng An
    Trong vô vàn những mảnh ghép ẩm thực Hà Nội – chả cốm là món ăn truyền thống, mang theo cả chiều sâu lịch sử lẫn phong cách sống của người Tràng An xưa. Món ăn ấy không chỉ là sự kết hợp giữa thịt và cốm non, mà ẩn sau mỗi miếng chả cốm vàng ruộm là chiều sâu văn hóa – nơi giá trị của sự tỉ mỉ, hài hòa và thẩm mỹ lên ngôi mà không dễ nơi nào trên dải đất hình chữ S có được.
  • Nền tảng pháp lý vững chắc cho chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu lực, hiệu quả
    Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) vào sáng 16/6. Cùng với Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 vừa được thông qua, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Đừng bỏ lỡ
Theo chân CLB Cơm 5.000 Hà Nội: 12 năm thắp lửa từ gian bếp nhỏ Bài 2: Hơn một thập kỷ bền bỉ với cộng đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO