Văn học - Nghệ thuật

Thể chế hóa chủ trương của Đảng, xây dựng Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học

Phạm Hoa 07:24 26/11/2024

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Tạ Quang Đông vừa ký Quyết định kèm Kế hoạch “Xây dựng dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học” để trình Chính phủ ban hành Nghị định về nội dung này (dự kiến tháng 6/2025).

Theo đó, việc xây dựng dự thảo Nghị định được triển khai từ tháng 11/2024 gồm thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định. Tháng 12/2024 triển khai xây dựng dự thảo Nghị định lần 1, họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập lấy ý kiến vào dự thảo lần 1. Đồng thời hoàn thiện dự thảo Nghị định lần 1, xây dựng dự thảo Nghị định lần 2, tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến vào dự thảo lần 2, hoàn thiện dự thảo Nghị định lần 2 và xây dựng dự thảo Tờ trình Nghị định.

van-hoc-kinh-dien.png
Những tác phẩm văn học Việt Nam kinh điển.

Tháng 1, 2/2024, Bộ VH-TT&DL đăng tải dự thảo Nghị định, dự thảo Tờ trình trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ VH-TT&DL để lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, Bộ VH-TT&DL gửi Văn bản xin ý kiến các Bộ, ngành và địa phương lấy ý kiến vào dự thảo lần 2.

Trong tháng 1 và 2/2025, Bộ VH-TT&DL dự kiến tổ chức các Hội thảo, Tọa đàm lấy ý kiến các đối tượng chịu sự điều chỉnh của Nghị định. Tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tổ chức họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập nghiên cứu tiếp thu ý kiến, xây dựng dự thảo lần 3 và xin ý kiến chuyên gia vào dự thảo Nghị định.

Kết luận số 84-KL/TW ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về “tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, nhấn mạnh:

Để tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt các nhiệm vụ:

1. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu đối với công tác văn học, nghệ thuật. Chú trọng tính đặc thù, nhạy cảm, tinh tế của văn học, nghệ thuật, vừa bảo đảm phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm tự do, dân chủ trong sáng tạo; khơi dậy và phát huy mạnh mẽ khát vọng cống hiến, năng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thể chế hóa chủ trương của Đảng về văn học, nghệ thuật.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường nguồn lực xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật, bảo đảm hài hòa, tránh dàn trải, lãng phí; đầu tư xây dựng hạ tầng trọng điểm quốc gia, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao, nhất là văn học, nghệ thuật dành cho thiếu nhi, văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số.

Tập trung rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về văn học, nghệ thuật; bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển và yêu cầu thực tiễn; chú trọng nâng cao hiệu quả các quỹ đầu tư cho phát triển văn học, nghệ thuật, tạo đột phá trong thu hút và phân bổ nguồn lực; xây dựng, hoàn thiện chính sách xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật; khuyến khích gắn kết giữa phát triển văn học, nghệ thuật với các ngành du lịch, dịch vụ; từng bước tạo lập các chương trình, sản phẩm, thương hiệu mang tầm quốc gia trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật…

Tiếp đó, tháng 3/2025, Bộ VH-TT&DL chuẩn bị hồ sơ đề nghị thẩm định; xây dựng Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, tổ chức, cá nhân, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Nghị định. Báo cáo rà soát, báo cáo đánh giá tác động, bản đánh giá thủ tục hành chính và tài liệu có liên quan; gửi hồ sơ để Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định và chuẩn bị hồ sơ đề nghị thẩm định.

truyen-mat-biec-cua-nguyen-nhat-anh.jpg
Tác phẩm văn học Mắt biếc của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được dựng thành phim điện ảnh cùng tên (đạo diễn Victor Vũ), đã chinh phục được đông đảo khán giả khi chiếu rạp. (Ảnh minh họa).

Tổ chức họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập nghiên cứu lần 3 và hoàn thiện dự thảo Nghị định gửi Bộ Tư pháp thẩm định (tháng 4, 5/2025), báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Trong tháng 6/2025, Bộ VH-TT&DL chuẩn bị, hoàn thiện Hồ sơ trình Chính phủ. Phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức cuộc họp lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan về những vấn đề lớn có ý kiến khác nhau (nếu có). Cũng trong tháng 6/2025, Bộ VH-TT&DL sẽ trình Chính phủ xem xét, ký ban hành Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học.

Lãnh đạo Bộ VH-TT&DL giao Cục Nghệ thuật biểu diễn là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm chung về các công việc trong suốt quá trình xây dựng dự thảo Nghị định, bảo đảm trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với các Cục, Vụ và các đơn vị liên quan (trong và ngoài Bộ) xây dựng dự thảo Nghị định.

Tổ chức họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xin ý kiến dự thảo Nghị định; tổ chức xin ý kiến các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự điều chỉnh của Nghị định, tổng hợp ý kiến, tiếp thu, giải trình các ý kiến và hoàn thiện dự thảo Nghị định sau các lần xin ý kiến, hội thảo. Chuẩn bị hồ sơ dự thảo Nghị định, các tài liệu liên quan như tờ trình, các loại báo cáo và bảo đảm về điều kiện vật chất phục vụ cho công tác xây dựng dự thảo Nghị định của Ban soạn thảo và Tổ biên tập.

Ngoài ra, lãnh đạo Bộ VH-TT&DL giao Vụ Pháp chế Phối hợp với Cục Nghệ thuật biểu diễn trong quá trình soạn thảo dự thảo Nghị định đảm bảo đúng trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về khuyến khích phát triển văn học với tình hình thực tiễn hiện nay./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Đạo diễn Xuân Phượng lọt top "100 phụ nữ truyền cảm hứng nhất năm 2024"
    Hãng thông tấn BBC vừa công bố danh sách "100 người phụ nữ truyền cảm hứng nhất năm 2024", tôn vinh những cá nhân xuất sắc trong nhiều lĩnh vực trên toàn cầu. Đáng chú ý, đạo diễn, tác giả sách và chủ phòng tranh Xuân Phượng – đại diện từ Việt Nam – đã được vinh danh trong danh sách này.
  • Từ chiếc nôi nuôi dưỡng tình yêu văn học…
    Hè năm 1989, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội chiêu sinh lớp hướng dẫn sáng tác văn học khóa I do nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn phụ trách. Lớp hướng dẫn sáng tác này đã nuôi dưỡng những hạt mầm văn chương, chắp cánh cho những ước mơ văn chương ngày một bay cao, bay xa. Cũng từ đây, CLB Văn học trẻ Hà Nội trực thuộc hội Văn học Hà Nội (nay là Hội Nhà văn Hà Nội) đã được ra đời.
  • Vinh danh 55 tác phẩm văn học - nghệ thuật năm 2024
    55 tác phẩm xuất sắc ở 9 lĩnh vực văn học - nghệ thuật của TP HCM được vinh danh trong buổi lễ trao giải tối ngày 7/11.
  • Mời cộng tác ấn phẩm xuân Ất Tỵ 2025
    Kính gửi các văn nghệ sĩ, cộng tác viên và bạn đọc gần xa!
  • Triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan”
    Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ra đời bộ truyện “Thám tử lừng danh Conan”, từ 26/10 đến 25/12/2024, NXB Kim Đồng phối hợp với Tagger tổ chức triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” tại trụ sở Nhà xuất bản (55 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là cơ hội cho các fan của Thám tử Conan tại Việt Nam được quay về trong ký ức tuổi thơ, thế giới phá án và truy tìm sự thật cùng các vụ án giả lập bí ẩn, hấp dẫn…
  • Nỗ lực cho những bước tiến của văn học nghệ thuật
    Năm 2024, Hà Nội đang vững bước tiến tới mốc son 70 năm giải phóng Thủ đô, đưa Thủ đô ta bước lên tầm cao mới trên mọi lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế, thu nhập và mức sống từng người dân đủ chứa đựng những cứ liệu hùng hồn nhất về sự phát triển ngoạn mục vượt bậc này.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Huế trong thơ Lê Vĩnh Thái
    Thơ Lê Vĩnh Thái ở bất kỳ chặng nào, tập nào cũng khó đọc, khó hiểu, không thể nhớ. Tôi quen biết anh gần 20 chục năm nay, gần như tập thơ nào cũng đọc, song đều để riêng một góc… và suy ngẫm.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trăng thơm
    Thoan ngồi giặt ở cầu ao. Trăng nhấp nhoáng dưới làn nước. Hoa bèo tím thẫm một mảng bồng bềnh trong âm thanh rền rã của bầy ve kêu trên cây nhãn già. Cây nhãn này mấy năm trước đứt hoa, mùa xuân năm nay bung lại, hoa kết từng chùm vàng nhạt, li ti, đậu quả bện trĩu cành. Ngang trưa nay, chị Hà đi lấy hàng về sớm, thấy thằng cu Minh đánh quần đùi, áo ba lỗ, mũ lưỡi trai đội ngược, cầm sào đi bắt ve qua ngõ, bèn vẫy lại: “Cu Minh, trèo cây vặt nhãn hộ cô”.
  • Hơn 3.000 người dân Thủ đô được thăm khám, sàng lọc sức khoẻ miễn phí
    Ngày 8/12, tại phố đi bộ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình Sống khỏe mỗi ngày - Vì một Việt Nam khỏe mạnh.
  • Triển lãm "Kinh Bắc art 3"- nơi gặp mặt của hội họa miền quan họ
    Triển lãm "Kinh Bắc art 3" khai mạc vào 17h ngày 7/12 và kéo dài đến ngày 13/12 tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh - 29 Hàng Bài, Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Thể chế hóa chủ trương của Đảng, xây dựng Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO