Tết trong các khu tập thể cũ: Hy vọng những thay đổi tích cực

KTĐT| 30/01/2022 11:16

Hòa chung với không khí Tết, mọi người dân đều đang dọn dẹp, sắm sửa trang trí nhà cửa chào đón năm mới. Tuy nhiên, ở đâu đó trong TP vẫn còn những nơi trầm hơn, khác so với sự nhộn nhịp vốn có...

Gửi gắm những hy vọng

Gặp chúng tôi tại tầng 3, Khu tập thể C8 Giảng Võ (quận Ba Đình), chị Vũ Bích Ngọc, đang sinh sống tại số nhà 302 chia sẻ, đến thời điểm hiện tại chị đã gắn bó với nơi này khoảng 30 năm, nhưng chưa năm nào buồn như năm nay. Vốn là người lao động chân tay, tiền lương chỉ vừa đủ chi tiêu hàng tháng, nay Tết đã cận kề nhưng do năm nay công ty làm ăn khó khăn nên đến giờ chị vẫn chưa có lương.

“Năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên công ty đến thời điểm hiện tại (27/1 - tức 26 Âm lịch) chưa thanh toán lương, khả năng cũng không có thưởng Tết. Vì thế nên gia đình tôi chưa chuẩn bị được gì cả” - chị Ngọc buồn bã nói.
“Năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên công ty đến thời điểm hiện tại (27/1 - tức 26 Âm lịch) chưa thanh toán lương, khả năng cũng không có thưởng Tết. Vì thế nên gia đình tôi chưa chuẩn bị được gì cả” - chị Ngọc buồn bã nói.

Khấm khá hơn một chút, ông Nguyễn Đình Tâm (sống tại số nhà 201, Khu tập thể G1 Thành Công) năm nay có gia đình con trai chuyển về sống cùng 2 ông bà. Ngôi nhà tuy có phần chật chội nhưng đã ấm cúng phần nào do ngôi nhà có tiếng trẻ con.

“Gia đình con trai tôi có 2 đứa con gái chuyển về đây sống cùng ông bà cho vui nhà, vui cửa. Tết cũng không cần chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần có cây đào và bánh kẹo ăn Tết thế là đủ” - ông Tâm cho hay.

Tuy thiếu thốn, chật chội về không gian nhưng tình người tại các khu tập thể lại luôn tràn đầy. Họ luôn quan tâm, chia sẻ với nhau mọi chuyện. Trong những ngày Tết, trên khoảng sân chung, họ cùng nhau vui vẻ, treo cờ Tổ quốc, trang trí những chậu hoa… tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho tất cả mọi nhà.

Họ đều hy vọng rằng, tới đây, TP sẽ nhanh chóng triển khai cải tạo lại các khu tập thể đã cũ, đặc biệt tại những nơi nguy hiểm để đời sống người dân được trọn vẹn.

Tết trong các khu tập thể cũ: Hy vọng những thay đổi tích cực - Ảnh 1
Gia đình ông Tâm chuẩn bị đón Tết.
Tết trong các khu tập thể cũ: Hy vọng những thay đổi tích cực - Ảnh 2

Chờ cải tạo

Chỉ mới vài năm trước, căn hộ 30m2 tại số nhà 507, Khu tập Tập thể nhà A Ngọc Khánh (quận Ba Đình) của ông Lê Quang Bình bị đánh giá nguy hiểm, cần di dân khẩn cấp, nhưng ông vẫn chưa thể di dời được.

Sinh sống tại đây từ những năm 1985 - khi khu tập thể mới bắt đầu xây dựng và hoàn thiện để đưa người dân vào ở, ông Bình chứng kiến từ những ngày ở đây còn nhộn nhịp “người mua kẻ bán” rồi dần trở nên hiu quạnh vì xuống cấp trầm trọng.

Tết trong các khu tập thể cũ: Hy vọng những thay đổi tích cực - Ảnh 3
Phòng khách.
Tết trong các khu tập thể cũ: Hy vọng những thay đổi tích cực - Ảnh 4
Gian bếp.

Mời phóng viên chúng tôi lên tham quan ngôi nhà, ở lối vào nhà ông Bình đặt bàn bếp với bếp từ, tủ đựng bát đĩa… nên lối đi lại chỉ còn khoảng trống rất nhỏ hẹp, đến mức hai người lớn phải nhau nếu muốn đi qua.

Ngoài 2 phòng ngủ chỉ rộng chừng 8m2, không gian sinh hoạt chính là phòng khách của gia đình vỏn vẹn khoảng 10m2 được kê đơn sơ với tủ, bàn thờ, tivi, bộ bàn ghế… Tất cả đều được kê sát các bức tường, tạo khoảng trống ở giữa làm nơi ăn uống.

Nhiều năm nay, gia đình ông Bình cũng không muốn mua bán thêm thứ gì vì nhà chật, phải tính toán xem kê ở đâu; chưa kể các bức tường trong nhà đều ẩm mốc, có chỗ bị dột nghiêm trọng đến mức gia đình phải dùng chậu hứng.
Nhiều năm nay, gia đình ông Bình cũng không muốn mua bán thêm thứ gì vì nhà chật, phải tính toán xem kê ở đâu; chưa kể các bức tường trong nhà đều ẩm mốc, có chỗ bị dột nghiêm trọng đến mức gia đình phải dùng chậu hứng.

Từ lúc khu tập thể bị đánh giá nguy hiểm cấp D, mỗi khi có các cháu sang chơi, ông Bình cũng hạn chế trẻ nhỏ đi lại ở hành lang vì đã mốc xanh mốc đỏ, xuất hiện nhiều vết nứt.

“Toàn bộ hành lang đều phải vá víu bằng những thanh sắt to bản để chống đỡ, nhưng đến nay đã gỉ sét, từng mảng tường bong tróc đến mức có thể dùng tay cậy được” - ông Bình tâm sự.

Tết trong các khu tập thể cũ: Hy vọng những thay đổi tích cực - Ảnh 5
Từng mảng tường bong tróc.
Tết trong các khu tập thể cũ: Hy vọng những thay đổi tích cực - Ảnh 6
Thanh chống đỡ gỉ sét theo thời gian.

Theo ông Nguyễn Đức Tích - nguyên Tổ trưởng Tổ dân phố 9B Ngọc Khánh, những người dân vẫn còn sinh sống tại khu Tập thể nhà A Ngọc Khánh đa phần đều là những người cao tuổi, sống bằng lương hưu. Khi mới đây TP có chủ trương cải tạo sửa chữa khu nhà này đa phần đều đồng tình và mong muốn dự án không rơi vào bế tắc như những lần trước.

“Với những hộ dân đang sinh sống ở đây, tài sản quý giá nhất của họ là căn nhà nên luôn nuôi hy vọng được cải tạo sửa chữa để cuộc sống tốt hơn...” - ông Nguyễn ĐứcTích tâm sự.
“Với những hộ dân đang sinh sống ở đây, tài sản quý giá nhất của họ là căn nhà nên luôn nuôi hy vọng được cải tạo sửa chữa để cuộc sống tốt hơn...” - ông Nguyễn ĐứcTích tâm sự.

Khu nhà A tập thể Ngọc Khánh được đưa vào quyết định di dời của UBND TP trong tháng 4/2016. Các hộ dân đã thống nhất về phương án, thời gian di dời, phương án tái định cư... với nhà đầu tư từ cách đây một tuần.

Cả nhà A và B tập thể Ngọc Khánh sẽ di dời đồng thời thay vì chỉ dời đơn nguyên A như kế hoạch ban đầu. Người dân được lựa chọn ở nhà tạm do chủ đầu tư bố trí hoặc nhận tiền để thuê trọ trong thời gian hơn 2 năm trước khi trở lại tái định cư tại chính tòa nhà sau khi xây mới.

Tuy nhiên, theo ông Tích từ đó đến nay mới chỉ có hơn 16 hộ dân được di dời, phần còn lại trong đó có ông và nhiều hộ gia đình vẫn đang ở lại đây chờ. Đến thời điểm hiện nay, mọi thứ vẫn nằm trên giấy, không có tiến triển, nơi gia đình ông ở ngày càng xuống cấp, khiến cuộc sống sinh hoạt trở nên khó khăn.

Theo Kế hoạch số 335/KH-UBND của UBND TP Hà Nội, trong đợt 1 (giai đoạn 2021 - 2025) sẽ triển khai cải tạo xây dựng lại 4 khu chung cư và 2 nhà chung cư đơn lẻ (có nhà nguy hiểm cấp D).

Cụ thể, đối với 4 khu chung cư: Khu tập thể Giảng Võ (Nhà C8 ở cấp D); Khu tập thể Thành Công (Nhà G6A ở cấp D); Khu tập thể Ngọc Khánh (Nhà A ở cấp D); Khu tập thể Bộ Tư pháp (2 đơn nguyên đầu hồi ở cấp D). Các khu này đều nằm trên địa bàn quận Ba Đình.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tết trong các khu tập thể cũ: Hy vọng những thay đổi tích cực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO