Tập trung phòng, chống dịch Covid-19 cho các đối tượng và khu vực có nguy cơ cao

HNM| 30/12/2021 09:44

Chiều 29-12, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội chủ trì phiên họp trực tuyến với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã về các giải pháp phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố. Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng, Phó Trưởng ban Chỉ đạo cùng dự phiên họp.

Tập trung phòng, chống dịch Covid-19 cho các đối tượng và khu vực có nguy cơ cao
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo tại phiên họp.

Đang điều trị cho hơn 20.200 người

Tại phiên họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho biết, trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay), trên địa bàn thành phố ghi nhận 42.888 ca mắc, trong đó có 15.070 ca ngoài cộng đồng. Hiện, thành phố có 76 điểm phong tỏa với 3.100 người. Ngày 28-12, Bộ Y tế thông tin về trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron là công dân từ Anh về Việt Nam qua sân bay Nội Bài. Đến nay, thành phố đã lấy 28 mẫu xét nghiệm các trường hợp dương tính và có yếu tố dịch tễ nghi ngờ chuyển Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương để giải trình tự gen xác định chủng vi rút (sàng lọc nghi ngờ chủng Omicron).

Tính đến hết ngày 28-12, thành phố tiêm được 11.767.691 mũi vắc xin (không tính của trung ương). Trong đó, người từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi 1 là 5.376.825/5.445.731 người (đạt 98,3%); mũi 2 là 5.191.493/5.445.731 người (đạt 95,3%); số lượng mũi bổ sung đã tiêm là 117.065. Đến nay, thành phố có tổng số 54.045 trường hợp F1 phải cách ly, trong đó đang cách ly tại nhà 22.802 trường hợp; hiện đang điều trị 20.211 người.

Đại diện Sở Y tế cho biết, trong tuần qua, trung bình mỗi ngày ghi nhận 1.747 ca mắc. Tình hình dịch Covid-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng nhanh, có thể vượt ngưỡng 2.000 ca mắc/ngày trong tuần tiếp theo. Công tác phòng, chống dịch vẫn đang được tổ chức quyết liệt, tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong trong giới hạn kiểm soát.

Về nhiệm vụ thời gian tới, ông Vũ Cao Cương đề nghị các đơn vị đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 mũi 1, mũi 2 và tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, tiếp tục triển khai đồng bộ việc thu dung điều trị F0 triệu chứng nhẹ, không triệu chứng tại các khu thu dung điều trị theo mô hình trạm y tế lưu động và tổ chức cách ly điều trị tại nhà; tổ chức hoạt động có hiệu quả Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm Covid-19 tại nhà, phối hợp chặt chẽ với mạng lưới Thầy thuốc đồng hành để giảm tải cho tuyến y tế cơ sở. Đồng thời, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 dịp trước, trong, sau Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Tại phiên họp, đại diện Sở Tài chính đã báo cáo công tác chi trả chế độ cho các lực lượng phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố; Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo công tác thu gom rác thải lây nhiễm tại các khu cách ly tập trung, khu thu dung điều trị bệnh nhân F0, người nhiễm Covid-19 tại nhà; đại diện Công an thành phố báo cáo về tình hình an ninh trật tự dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Đại diện UBND các quận, huyện cũng đã báo cáo tình hình phòng, chống dịch Covid-19 cũng như đưa ra các kiến nghị, đề xuất liên quan đến công tác phòng, chống dịch và thu dung, điều trị các bệnh nhân F0…

Tập trung phòng, chống dịch Covid-19 cho các đối tượng và khu vực có nguy cơ cao
Phiên họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội.

Tập trung chống dịch tại các khu vực nguy cơ cao

Kết luận phiên họp, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, trong tuần qua, tình hình dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp khi Hà Nội luôn dẫn đầu cả nước về số ca nhiễm F0; số bệnh nhân phải chuyển tầng điều trị và bệnh nhân tử vong cũng tăng. Dự báo trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp khi Việt Nam đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến chủng Omicron.

Đồng chí Nguyễn Văn Phong lưu ý từ nay đến Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, đặc biệt là có khoảng 140 nghìn người Việt Nam ở nước ngoài đăng ký về nước ăn Tết; lượng người dân từ các tỉnh, thành trở về Hà Nội ăn Tết tăng cao nên tình hình dịch còn diễn biến khó lường.

Thay mặt Thường trực Thành ủy, đồng chí Nguyễn Văn Phong đánh giá cao sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch thời gian qua, đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều trị F0. Các địa phương cũng đã đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin mũi 3 và hoàn thành tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, các địa phương đã tích cực huy động các nguồn lực xã hội cũng như sự chung tay của nhân dân trong phòng, chống dịch.

Tuy nhiên, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng lưu ý các địa phương cần đặc biệt quan tâm hơn đến việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng nguy cơ cao nhưng đến nay chưa được tiêm vì nhiều lý do khác nhau. Bên cạnh đó, nhận thức về tình hình dịch bệnh cũng như việc thay đổi cách thức phòng, chống dịch của một số địa phương còn chậm, bởi thành phố đã chuyển sang tập trung quản trị, quan tâm đến các đối tượng rủi ro, nguy cơ cao, các khu vực, địa bàn có nhiều rủi ro.

Nhấn mạnh tình hình dịch Covid-19 thời gian tới vẫn diễn biến phức tạp, đồng chí Nguyễn Văn Phong yêu cầu Sở Y tế xây dựng kịch bản mới, tính toán lại số ca nhiễm dựa trên tỷ lệ chuyển tầng điều trị, tỷ lệ tử vong và không được để xảy ra quá tải tại khu vực điều trị ở tầng 2, tầng 3. Cùng với đó, các địa phương phải chủ động xây dựng kịch bản để lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch theo diễn biến thực tế tại địa phương.

“Việc quá tải, gia tăng tỷ lệ tử vong hay không phụ thuộc nhiều vào việc rà soát người trên 50 tuổi có bệnh nền nhưng chưa được tiêm vắc xin. Vì thế, đề nghị các đơn vị tăng cường vận động, giao chỉ tiêu đến từng xã và xây dựng phương án tiêm vắc xin tại nhà. Nếu chúng ta tiêm được một người trong đối tượng này sẽ góp phần giảm áp lực cho khu vực điều trị tại tầng 3, giảm số người tử vong”, đồng chí Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng đề nghị các quận, huyện, thị xã không mở rộng thêm khu thu dung mới điều trị F0 thể nhẹ mà chuyển hướng xuống xã, phường và điều trị tại nhà. Đồng thời, yêu cầu các địa phương rà soát lại địa bàn có nguy cơ cao như: Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, công trình xây dựng lớn, chợ, trường học… để quan tâm trong việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở xử phạt trong việc chấp hành quy định “5K” tại địa bàn này. Ngoài ra, các địa phương có đông lao động ngoại tỉnh, có công trường xây dựng lớn, có di biến động dân cư, người lao động chưa được tiêm thì phải rà soát lại để tiêm vắc xin.

Phó Bí thư Thành ủy nhắc lại chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy mới đây về việc yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố không tổ chức liên hoan, gặp mặt cuối năm, trong đó các cán bộ, đảng viên, công chức phải gương mẫu thực hiện.

“Thành phố vẫn kiểm soát được tình hình, nhưng nếu không kiềm chế được sự gia tăng; người dân và cơ quan quản lý lơ là thì chắc chắn dịch bệnh sẽ tiếp tục tăng, tỷ lệ tử vong cũng tăng”, Phó Bí thư Thành ủy nói rõ và yêu cầu công tác tuyên truyền phải thực chất, hiệu quả hơn để mỗi người dân có ý thức bảo vệ mình và xã hội. Đồng thời, lưu ý thời gian tới cần có hoạt động động viên khích lệ tuyến đầu ở các bệnh viện, khu thu dung bệnh nhân Covid-19; bảo đảm các gia đình có F0 dù ở bệnh viện hay ở nhà đều đón Tết bình an.

Hãy cài đặt Ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia (PC-Covid) để khai báo y tế, bảo vệ mình và bảo vệ mọi người:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn/ hoặc tải trực tiếp từ App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về ứng dụng sẽ yêu cầu nhập số điện thoại để nhận mã OTP kích hoạt. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2 mét đã sử dụng PC-Covid, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc. Khai báo y tế khi có các dấu hiệu như ho, sốt, mất vị giác… hoặc có liên quan, tiếp xúc người nghi nhiễm Covid-19. Luôn luôn quét mã QR nơi bạn đến.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Dáng quê
    Chúng ta ai cũng có một quê hương của riêng mình. Ở đó đôi khi chỉ giản đơn là một con đường, hàng cây, bờ tre, khóm chuối… Nhưng đó cũng là những hình ảnh thân thương gắn liền với ngày tháng tuổi thơ. Hôm nay podcast Tản văn được gửi đến quý vị và các bạn tác phẩm “Dáng quê” của tác giả Kim Loan.
  • Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư, tạo nguồn lực phát triển Hà Nội
    Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi chỉnh lý gồm 7 chương và 55 điều (giảm 4 Điều so với Dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, tháng 10/2023), trong đó đã tiếp thu, chỉnh lý trong toàn bộ 55 Điều, bỏ 6 Điều, bổ sung mới 2 Điều. Nổi bật, Điều 43 tại Dự thảo Luật Luật Thủ đô (sửa đổi) cho thấy nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi để góp vào sự phát triển Thủ đô.
  • Đọc “Đồng vọng” của Trịnh Thu Tuyết
    Khi cầm trên tay "Đồng vọng" thì trái tim tôi đã đồng vọng tự bao giờ. Và tôi luôn thầm nhủ: tác giả là một người bạn lớn.
  • Tạp chí Anh đề xuất Hội An là điểm đến tuyệt vời để du lịch vào tháng 7
    Tạp chí Time Out của Anh đã đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu thế giới để du lịch vào tháng 7. Trong đó, Hội An xếp vị trí thứ 7.
  • Triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đồng bộ, thống nhất, hiệu quả
    Để triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Đừng bỏ lỡ
  • Phát hành bộ tem "Cây chè"
    Ngày 21-5, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem “Cây chè”. Bộ tem gồm 2 mẫu tem và 1 blốc, giá lần lượt là 4.000 đồng, 12.000 đồng và 15.000 đồng.
  • Những con phố Hà Nội rợp sắc hoa tháng 5
    Suốt 4 mùa, mỗi con đường, góc phố của Thủ đô đều được tô điểm bởi sắc hoa. Có những loài hoa đã trở thành nét đặc trưng tiêu biểu cho từng tháng, từng mùa. Nếu hoa sữa gắn liền với mùa thu, với cái rét đầu đông thì hoa ban sẽ gọi Xuân về. Nhưng có lẽ, khoảng thời gian phố phường Hà Nội rực rỡ nhất chính là mùa hè, là tháng 5 với muôn vàn sắc thắm…
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
Tập trung phòng, chống dịch Covid-19 cho các đối tượng và khu vực có nguy cơ cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO