Tăng cường xét nghiệm, khuyến khích người dân giao dịch trực tuyến

Hanoimoi| 17/04/2020 15:49

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (Covid-19) thành phố Hà Nội diễn ra sáng 17-4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo Nguyễn Đức Chung khẳng định, công tác xét nghiệm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tránh sự lây lan của dịch.

Tăng cường xét nghiệm, khuyến khích người dân giao dịch trực tuyến
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung phát biểu tại phiên họp.

Khuyến khích người dân hạn chế dùng tiền mặt, không bắt tay

Đánh giá về tình hình dịch Covid-19 trên thế giới, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, những báo cáo, phân tích mới nhất cho thấy, vi rút SARS-CoV-2 có nhiều biến thể vì thế có hiện tượng tái nhiễm tại Vũ Hán (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản.

Thế giới đánh giá, với tình hình dịch diễn biến phức tạp, người dân không nên chủ quan, không vội vàng lạc quan sớm mà cần phải tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch. Một số nơi đã lên các kịch bản khi hết dịch: Kịch bản 1 là đại dịch sẽ kéo dài thêm khoảng ba tháng và được khống chế, kiểm soát trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Các trường học và công sở sẽ mở cửa trở lại, hoạt động kinh doanh buôn bán, giao thông, du lịch, khách sạn, nhà hàng dần khôi phục. 

Kịch bản thứ 2 dịch bệnh có thể kéo dài từ 1 đến 3 năm, cho đến khi con người chế tạo được một loại thuốc đặc trị để điều trị. Lúc này Covid-19 xem như một loại cúm mùa, con người có thể sống chung với nó. Kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy thoái nhưng vẫn phải dành nguồn lực đáng kể trong phòng, chống dịch bệnh.

Kịch bản thứ 3, là dịch Covid-19 tiếp tục lây lan với tốc độ khủng khiếp. Theo kịch bản này, số người chết có thể tăng lên 1 triệu người, hàng chục triệu người có khả năng bị nhiễm khiến hệ thống y tế công cộng, hệ thống phòng dịch bị thất thủ. Các hậu quả đối với kinh tế thế giới vô cùng nặng nề, sự phát triển của thế giới có thể bị kéo lùi lại hàng thập kỷ.

Tại Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung nhận định, với nỗ lực thực hiện xét nghiệm, đến nay, thành phố cơ bản đã điều tra, xác minh, làm rõ được các trường hợp liên quan đến các ổ dịch và ca bệnh. Hà Nội đã lấy được 70.817 mẫu xét nghiệm so với hơn 8 triệu dân, chiếm tỷ lệ 0,88%. So với các nước trên thế giới, thì tỷ lệ này cũng đáng ghi nhận (Mỹ đạt tỷ lệ 0,99%, Đức đạt 1,8%, Italia đạt 1,82%, Nga đạt 1,04%, Nhật Bản đạt 0,08%...) 

Những ổ dịch tại Hà Nội chỉ xảy ra tại một số địa bàn, trong đó ổ dịch lớn nhất là tại Bệnh viện Bạch Mai, thôn Hạ Lôi (Mê Linh), số 125 Trúc Bạch (Ba Đình); còn lại chỉ có một vài ca bệnh ở quận Cầu Giấy, huyện Thường Tín. Chủ tịch UBND thành phố khẳng định, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã có sự chủ động kiểm soát dịch nên sẽ không xảy ra kịch bản xấu nhất.

Từ những phân tích trên, Chủ tịch UBND thành phố đề nghị, các địa phương tiếp tục tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm túc cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tuyên truyền các biện pháp phòng dịch, yêu cầu người dân ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, coi đây là thói quen thường xuyên trong thời gian dài; tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến, giao dịch trực tuyến; hạn chế sử dụng tiền mặt, thay vào đó là thanh toán bằng thẻ; hạn chế tụ tập đông người trong một thời gian nữa.

Bên cạnh đó, người dân cần có thói quen không bắt tay mà dùng hình thức chào hỏi khác, thường xuyên rửa tay. Phòng làm việc, nơi ở phải để thông thoáng, giảm việc dùng điều hòa; thường xuyên kiểm tra sức khỏe, vệ sinh nơi làm việc, nơi ở...

Xét nghiệm là công tác quan trọng số 1

Bên cạnh khuyến cáo người dân, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng khẳng định, công tác rà soát, phát hiện là quan trọng. Sở Y tế và các địa phương phải yêu cầu các cửa hàng dược thực hiện việc khai báo y tế, hướng dẫn người dân đi xét nghiệm khi đến mua thuốc sốt, cảm, ho. Hiện, Hà Nội có hơn 7.000 cửa hàng thuốc có kết nối internet, Sở Y tế phải có hình thức quản lý phù hợp trong việc khai báo của các cửa hàng này.

Đánh giá công tác xét nghiệm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu lúc này, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đồng ý thực hiện xét nghiệm nhanh tại thôn Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín). Ngoài ra, các quận, huyện ngay trong ngày 18 và 19-4 phải tiến hành xét nghiệm nhanh tại một số chợ, gồm: Chợ Ngã Tư Sở (Thanh Xuân), chợ Long Biên (Ba Đình), chợ đầu mối hoa quả Hoàng Mai, chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (Thường Tín) và một số chợ hải sản.

Chủ tịch UBND thành phố cũng giao Sở Y tế tập huấn cho y tá, bác sĩ nâng cao năng lực xét nghiệm để lấy được khoảng 5.000 - 6.000 mẫu tại chỗ mỗi ngày cũng như nâng cao hiểu biết về dịch Covid-19, xác định ứng phó lâu dài với dịch này; nắm chắc các phác đồ điều trị.

Sở Y tế Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, các bệnh viện, địa phương phải báo cáo thống kê về trang thiết bị y tế đã mua trong giai đoạn 1 và phải được bảo quản trong kho cất trữ. "Các bệnh viện, trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã chỉ được dùng các trang thiết bị y tế này để phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, tuyệt đối không được dùng để khám, chữa bệnh thông thường. Chúng ta phải dự trữ cho chiến lược lâu dài", Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh.

Ngoài ra, đồng chí Nguyễn Đức Chung yêu cầu các đơn vị phải thực hiện nhiều biện pháp phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; bảo đảm năng suất trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường chăn nuôi, bảo đảm vụ xuân hè; dự báo để phòng, chống thiên tai.

Sở Giáo dục và Đào tạo phải nghiên cứu mở rộng hình thức học trực tuyến; làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo để công nhận kết quả học tập bằng hình thức học trực tuyến; có phương án về việc cho học sinh quay trở lại trường học; tổ chức tốt các kỳ thi theo hướng giảm môn thi, giảm số lượng bài thi nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thi; yêu cầu các nhà trường có quy định cho phụ huynh trong việc đưa, đón học sinh; bảo đảm các trang thiết bị y tế cần thiết cho các nhà trường để tiếp tục phòng, chống dịch.

"Lúc này, tất cả công việc đều đang thực hiện quyết liệt. Người dân cần tiếp tục đồng hành cùng thành phố thực hiện nghiêm túc cách ly xã hội, không nên sốt ruột, chủ quan... thì mới đạt hiệu quả trong việc tránh lây nhiễm. Chỉ khi kiểm soát tốt dịch thì mọi hoạt động sản xuất mới nhanh chóng trở lại và khôi phục nhanh", Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Những con phố Hà Nội rợp sắc hoa tháng 5
    Suốt 4 mùa, mỗi con đường, góc phố của Thủ đô đều được tô điểm bởi sắc hoa. Có những loài hoa đã trở thành nét đặc trưng tiêu biểu cho từng tháng, từng mùa. Nếu hoa sữa gắn liền với mùa thu, với cái rét đầu đông thì hoa ban sẽ gọi Xuân về. Nhưng có lẽ, khoảng thời gian phố phường Hà Nội rực rỡ nhất chính là mùa hè, là tháng 5 với muôn vàn sắc thắm…
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tăng cường xét nghiệm, khuyến khích người dân giao dịch trực tuyến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO