Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội

Kim Thoa| 08/02/2023 14:44

Cục Văn hóa cơ sở Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có văn bản về việc đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động lễ hội năm 2023 bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp...

328382507_917696943001558_535725-1675238553470.jpg
Cục Văn hóa cơ sở đề nghị các địa phương triển khai phương án bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người tham gia lễ hội. Ảnh: Nam Nguyễn

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Quý Mão 2023, Cục Văn hóa cơ sở trân trọng đề nghị các Sở tập trung tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về lễ hội năm 2023 trên địa bàn.

Cụ thể, tổ chức hoạt động lễ hội năm 2023 bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của địa phương; chấp hành nghiêm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội thu lợi bất chính; hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình, ăn mày, ăn xin, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch, xóc thẻ, xin quẻ; di dời “hiện vật lạ” không phù hợp với thuần phong mỹ tục ra khỏi khuôn viên di tích; không đốt đồ mã; quản lý việc đặt hòm công đức theo quy định, phân công lực lượng thu gom tránh để xảy ra tình trạng rải (đặt, cài) tiền lẻ, tiền công đức không đúng nơi quy định.

Cục Văn hóa cơ sở đề nghị các địa phương triển khai phương án bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người tham gia lễ hội, không để xảy ra các hành vi chen lấn, tranh cướp; có phương án xử lý kịp thời những tình huống phát sinh trong lễ hội, trường hợp xảy ra mất an ninh trật tự phải yêu cầu tạm ngừng việc tổ chức theo quy định hiện hành.

Các địa phương tổ chức phương án về an toàn giao thông đường bộ, đường thủy; an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng, chống cháy nổ; giữ gìn cảnh quan môi trường trong khu vực di tích và nơi thờ tự; có nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của du khách tham gia lễ hội.

Các địa phương tiếp tục triển khai biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong hoạt động lễ hội, đẩy mạnh giám sát để đánh giá nguy cơ và kịp thời ứng phó dịch bệnh trong mọi tình huống.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO