Nhà nước không quản lý tiền công đức tại các cơ sở tôn giáo nhưng yêu cầu phải minh bạch

Hải Truyền| 28/01/2023 08:43

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư Hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Thông tư có hiệu lực từ ngày 19/3 tới đây.

z4065550823008_ba57a82fa5e4a5da1164ac1df2dc7d63.jpg
Từ 19/3/2023 việc quản lý tiền công đức tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo sẽ thực hiện theo Thông tư mới của Bộ Tài chính.

Theo đó, tất cả các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, dù nằm trong phạm vi địa bàn di tích được xếp hạng, được kiểm kê hay không, Nhà nước cũng không quản lý tiền công đức, mà người đại diện cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo tự quyết, tự chịu trách nhiệm.

Trong đó đáng chú ý nhất là những quy định liên quan tới quản lý hòm công đức tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo vốn là một vấn đề nhạy cảm, gây tranh cãi trong những năm qua.

Có những luồng ý kiến trái chiều xung quanh việc Nhà nước có quản lý hay không quản lý tiền công đức tại các cơ sở tôn giáo.

Nhà nước không quản lý tiền công đức tại các cơ sở tôn giáo nhưng yêu cầu phải minh bạch

Theo thông tư này, các hoạt động thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội (bao gồm cả các lễ hội ở cơ sở tôn giáo) phải rất minh bạch, từ lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức đến lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức.

Theo đó, ban tổ chức phải mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí từ các nguồn, tiền công đức cho công tác tổ chức lễ hội theo hình thức chuyển khoản, thanh toán điện tử.

Mở sổ ghi chép đầy đủ khi tiếp nhận tiền mặt. Tiền này nếu chưa sử dụng tới phải gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để đảm bảo quản lý an toàn, minh bạch.

Mở sổ kế toán, hạch toán thu chi. Kết thúc năm tài chính phải lập báo cáo quyết toán…

Những quy định này không áp dụng cho việc quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ đối với cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo chưa được cấp bằng xếp hạng di tích hoặc chưa nằm trong danh mục kiểm kê di tích của địa phương.

Và cũng không áp dụng cho việc quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.

Còn các cơ sở tôn giáo nằm trong phạm vi địa bàn di tích được xếp hạng thì Nhà nước cũng không quản lý tiền công đức mà người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm.

Các cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiền công đức

Cụ thể, tại các điều 10 và điều 11 của thông tư quy định về quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng thì người đại diện cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.

Trường hợp cơ sở tôn giáo nằm trong phạm vi địa bàn di tích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng (ví dụ như chùa Yên Tử, chùa Hương…) theo khoản 4, điều 13 thì cũng do người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết và tự chịu trách nhiệm.

Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng có trách nhiệm chi trả cho đơn vị sự nghiệp công lập một phần chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp, xây mới các công trình phụ trợ dùng chung, chi phí an ninh trật tự, vệ sinh…

Với di tích thuộc sở hữu tư nhân thì chủ sở hữu di tích cũng được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ.

Như vậy, theo thông tư này thì tất cả các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, dù nằm trong phạm vi địa bàn di tích được xếp hạng, được kiểm kê hay không thì Nhà nước cũng không quản lý tiền công đức, mà người đại diện cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo tự quyết, tự chịu trách nhiệm.

Trong quá trình lấy ý kiến người dân về dự thảo thông tư này, Bộ Tài chính có đưa quy định quản lý tiền công đức ở các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo nằm trong di tích được xếp hạng, kiểm kê.

Dẫu vậy, quy định dự thảo này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và một số giáo hội Phật giáo địa phương như Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh.

Các tổ chức này đã gửi văn bản lên các bộ, ban, ngành (không chỉ Bộ Tài chính) đề nghị Nhà nước không nên quản lý tiền công đức cho các cơ sở tôn giáo.

Câu chuyện quản lý tiền công đức được bàn nhiều năm nay nhưng sau vài năm xây dựng, Bộ Tài chính mới ban hành được thông tư này với kết quả là Nhà nước không quản lý tiền công đức tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Yêu cầu siết chặt quản lý di tích trên cả nước
    Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành công văn số 1218/BVHTTDL-DSVH gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh.
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chưa chấp thuận họp báo của Công ty Chị em rọt
    Liên quan tới sự việc chiều 14/3 tại Hà Nội, lần đầu tiên Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt (CER) tổ chức gặp mặt cung cấp thông tin về những "lùm xùm" gần đây, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hà Nội cho biết đơn vị chưa cấp phép họp báo cho công ty này.
  • Ra mắt Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Việt Nam
    Chiều 7/3/2025, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Việt Nam chính thức ra mắt. Trung tâm được thành lập bởi Hội Bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA) với mục tiêu trở thành cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, góp phần giữ gìn và lan tỏa nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại.
  • Quy hoạch bảo quản, tu bổ và phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cảng quân sự Đông Hà
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 25/2/2025 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cảng quân sự Đông Hà (Quảng Trị).
  • Khơi thông chính sách để du lịch cộng đồng bứt phá
    Vừa qua, nhiều người dân kiến nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) cần ban hành hoặc hướng dẫn cụ thể khung chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là về mức hỗ trợ cho người dân, giúp các địa phương có cơ sở thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định tại Luật Du lịch 2017 (Điều 19), như hỗ trợ về trang thiết bị ban đầu, xúc tiến sản phẩm du lịch cộng đồng…
  • Hà Nội chuẩn bị ra “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống”
    UBND TP Hà Nội vừa có Thông báo số 66/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà tại cuộc họp nghe báo cáo công tác quản lý nhà nước về di tích di sản và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nhà nước không quản lý tiền công đức tại các cơ sở tôn giáo nhưng yêu cầu phải minh bạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO