Dần xóa bỏ thói quen “dâng sao giải hạn”, đốt vàng mã tại các đình, chùa

Thạch Vũ| 03/02/2023 15:54

Dần loại bỏ thói quen cũ, thay vì cúng dâng sao giải hạn đầu năm, đốt hình nhân thế mạng để giải trừ sao xấu, năm nay nhiều chùa ở Hà Nội đã thay đổi bằng hình thức cầu an.

z4077776063115_9da79deabff4596efa267b410286fd3b.jpg
Việc đốt vàng mã tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo dần được loại bỏ.

Việc này đã hạn chế một lượng lớn vàng mã được đốt dịp đầu năm gây lãng phí, ô nhiễm môi trường và đang góp phần thay đổi tư duy của người dân, phật tử theo chiều hướng tích cực.

Theo ghi nhận của PV tại nhiều ngôi chùa ở Hà Nội trong dịp đầu Xuân năm nay thì hầu hết phật tử và người dân đi lễ tại chùa không còn thói quen mua và đốt vàng mã. Mọi người dần ý thức rõ tác hại của việc đốt vàng mã nên rất nhiều gia đình đã bỏ hẳn thủ tục này. Có được kết quả như vậy là nhờ sự tuyên truyền của những người phụ trách hoạt động tôn giáo của các ngôi chùa, nên người dân đã hiểu và không mang vàng mã đến thắp hương nữa...

Ghi nhận tại chùa Trấn Quốc (quận Tây Hồ), năm nay nhà chùa thực hiện làm lễ cầu an cho người dân vào ngày 30/1 (tức mùng 9 tháng Giêng), không thực hiện cúng dâng sao giải hạn, đốt vàng mã. Theo quan sát của PV, nhiều gia đình đến đăng ký cầu bình an cho gia đình, mong cả năm suôn sẻ. Khi được hỏi về việc cúng dâng sao giải hạn cho gia đình vì có nhiều sao xấu trong năm, một người dân đến lễ tại đây cho biết, từ nhiều năm qua gia đình đều đến chùa chỉ đăng ký cầu bình an chứ không làm lễ dâng sao giải hạn.

Còn tại chùa Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm) ngày 29/1, nhiều người dân đến đăng ký cầu bình an cho gia đình. Ngay khi bước chân vào cổng chùa, một bảng thông báo nêu rõ, lễ cầu an, cầu tài lộc đầu năm được tổ chức vào 18h30 các ngày 6, 9, 13, 18 tháng Giêng âm lịch. Tại khu vực đăng ký cầu an, nhiều người đứng xếp hàng chờ đến lượt. Đa số đều đồng tình với việc không cúng dâng sao giải hạn mà chỉ nên cầu bình an cho các gia đình, hạn chế đốt vàng mã, bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy cho khu vực.

Đầu năm 2023, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có thông báo về tổ chức nghi lễ cầu nguyện bình an trong dịp Tết cổ truyền xuân Quý Mão 2023. Theo đó, thông báo đề nghị các chùa, cơ sở tự viện và tăng ni tổ chức tụng kinh cầu an và thuyết giảng về ý nghĩa của luật nhân quả của Phật giáo, tạo phước đức bằng việc tránh ác, làm thiện, làm nhiều việc tốt. Đồng thời, khi tổ chức, thực hành các nghi lễ cầu an phải bảo đảm trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không đốt vàng mã, tránh những nội dung không phù hợp với truyền thống của Phật giáo.

Việc ban hành văn bản ngay khi các nghi lễ đầu năm tại các chùa bắt đầu diễn ra của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thực sự kịp thời, đúng lúc, yêu cầu các nhà chùa phải thực hiện nghiêm để tránh mê tín dị đoan và lãng phí. Đề nghị các cơ quan quản lý văn hóa tiếp tục kiểm tra, giám sát và nhắc nhở ban quản lý các di tích, ban quản lý lễ hội thực hiện nghiêm chỉ đạo về việc không tổ chức dâng sao giải hạn, đốt vàng mã tại các lễ cầu an, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu và thực hành các nghi lễ tín ngưỡng, văn hóa theo hướng văn minh mà vẫn duy trì truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Bài liên quan
  • Những lễ hội đầu năm trên mọi miền đất nước
    Mỗi độ xuân về, người dân trên cả nước lại nô nức đi lễ hội: đình, đền, chùa, để thể hiện lòng thành, cầu mong một năm bình an, may mắn. Đồng thời, cũng là dịp để được hòa mình vào những nghi lễ đậm đà bản sắc văn hóa của mỗi vùng quê, đất nước...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng 2025: Lan tỏa tinh thần thượng võ “vùng đất hai vua”
    Thông tin UBND thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương sẽ phối hợp với Sở Văn hóa và Thể Thao Hà Nội, Liên đoàn Vật Việt Nam tổ chức Giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng lần thứ IV năm 2025. Giải vật dự kiến diễn ra từ ngày 22 đến 25/5 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao thị xã Sơn Tây, phố Phan Chu Trinh, phường Ngô Quyền.
  • Tây Hồ: Khám sức khỏe cho người cao tuổi tại hai phường Quảng An và Yên Phụ
    Trong không khí tháng Năm đầy ý nghĩa – thời điểm cả nước hướng về kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam (10/5/1995 - 10/5/2025), hai phường Quảng An và Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã tổ chức chương trình khám, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên vào các ngày 19 và 20/5/2025.
Đừng bỏ lỡ
Dần xóa bỏ thói quen “dâng sao giải hạn”, đốt vàng mã tại các đình, chùa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO