Tản văn của một cây bút chuyên thể kí

Vũ Nho| 22/03/2018 10:52

Đức Dũng là nhà báo, hoạt động văn chương chủ yếu với thể loại bút kí. Anh đã in hai tập kí và nhận ba giải thưởng về thể loại này. Mới đây anh trình làng tập tản văn “Ngọn khói quê nghèo”.

Tản văn của một cây bút chuyên thể kí

Hai mươi mốt bài viết  tập hợp trong sách đã được tác giả công bố trên báo. Có thể thấy ba mảng lớn mà người viết quan tâm đó là quê, Tết, thiên nhiên. Về thiên nhiên ví như các bài Tiếng chim tu hú, Đom đóm và hoa gạo, Mùa phượng cháy - mùa thi, Mùa lá rụng,… là thiên nhiên nhưng cũng gắn với quê hương, với những kỉ niệm ấu thơ của tác giả về một vùng đất trung du. Như tác giả bộc bạch: “Tuổi thơ tôi gắn với làng quê trung du với những rừng cọ, đồi chè lúp xúp, những nương ngô, bãi sắn, với cả những “sóng lúa mênh mông cuộn đổ về”. Suốt quãng đời đi học phổ thông, ánh sáng bên trang sách học trò là ánh đèn dầu leo lét. Còn nhớ cứ hết mùa xuân sang  đầu mùa hạ, đom đóm từ đâu bay ra như muôn vàn ngôi sao nhấp nháy khắp sân vườn, đồi nương; như những “hạt ngọc” lấp lánh trên những ngọn lúa chiêm đang ngái ngủ thì con gái”. Bởi vậy mà bao trùm trong tập tản văn này là tình cảm, suy nghĩ, hồi ức về  làng quê, về quê hương. Tác giả còn dành hẳn những bài chuyên về quê như Đèn quê, Đường quê, Mảnh sân quê, Ngọn khói quê nghèo…

Về chủ đề Tết, tuy chỉ có bốn bài, nhưng tác giả cũng khá dụng công. Anh viết về  “Thương nhớ hoa đào”. Từ những câu thơ của thi sĩ Phạm Tiến Duật tác giả dẫn ta đến chợ hoa Hàng Lược, đến cách chơi hoa của kẻ đại gia và người lao động, rồi liên tưởng đến nạn nhân của vỡ nợ tín dụng đen, dự án ma; hàng ngàn doanh nghiệp phá sản vì bão giá. 

Đức Dũng đi nhiều, đọc nhiều, nhớ nhiều. Những điều đó cộng với sự suy ngẫm, chiêm nghiệm và một ý thức “làm văn” cho thể loại đã làm cho một số bài viết của Đức Dũng thành công, có thể neo đậu trong trái tim bạn đọc khó tính thời @ và tạo ra hiệu ứng xã hội nhất định. Tôi cho rằng đọc tản văn nói chung và tản văn của Đức Dũng nói riêng cần có một tâm thế khác với đọc các thể loại khác. Giống như thưởng thức món cốm mà nhà văn Thạch Lam đã viết: “Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ”. Đọc tản văn cũng vậy. Cũng phải thong thả, vừa đọc nhẩn nha, vừa thưởng thức món quà văn chương tác giả tặng cho người đọc. Hãy cùng tác giả đến bên cánh võng để nhớ lại những trong trẻo, êm ả lời ru: “…bên chiếc nôi đung đưa, trong cánh võng kẽo cà kẽo kẹt. Những cánh võng đay, võng gai, võng dù, võng bạt, nứa tre đã đưa bao tuổi thơ vào cái ngủ đằm sâu, yên bình bên tiếng à ơi của bao thế hệ: mẹ ru con, chị ru em, bà ru cháu – như cội nguồn của tình yêu thương, mạch nguồn của tâm hồn Việt. Theo lời ru, cái cò cái vạc, cái bống cái bang, cái tôm cái tép… cùng bao con vật gần gũi với nhà nông và làng quê Việt cứ lần lượt hiện về”. (Cánh võng - lời ru). Có thể ghé lại ở mảnh sân quê để chiêm ngưỡng những hình ảnh vừa quen vừa lạ: “Trên mảnh sân quê này, những sóng lúa nối tiếp nhau như  những “biển vàng” giống khi còn ngoài đồng vậy. Giữa trưa hè nắng chói chang, bàn chân thô ráp của người nông dân luồn sâu vào từng lớp lúa hột, từ ấm nóng đến bỏng rát để đảo cho lúa mau khô mà niềm vui no ấm dâng trào(…) Sân quê vì thế còn phơi cả nỗi nhọc nhằn, thấm đẫm những giọt mồ hôi mặn chát của mẹ cha ta, anh chị ta, của cả chính ta thời ấu thơ, đèn sách và bao bóng hình thế hệ sau nối tiếp” (Mảnh sân quê). Hoặc suy ngẫm vì sao hoa phượng không chỉ cháy trong mùa thi, mà cháy mãi  trong ta một đời dài dặc: “Một loài hoa như biểu tượng cho một thời không thể nào quên trong mỗi người; một loài hoa mang theo hành trang là học thức và nhân cách để “cất cánh”, hỏi sao không “cháy” mãi trong ta suốt cuộc đời dài dặc, đâu chỉ mùa thi?” (Mùa phượng cháy - mùa thi). Mà cũng có thể  khám phá về cách báo hiếu riêng độc đáo với bậc sinh thành tùy theo hoàn cảnh kinh tế: “Thì ra, con người ta báo hiếu cho cha mẹ cứ đâu phải bằng của ngon, vật lạ, bằng sâm, nhung, thuốc bổ tỳ bổ vị; khao thọ linh đình hoặc tổ chức ma chay phải thật rùm beng mà - chỉ một cây gậy nhỏ gọn, chắc chắn làm điểm tựa… lúc sức tàn lực kiệt, chẳng là hiếu, nghĩa đó sao?” (Chiếc gậy của người con). 

Tản văn cho phép người viết “lan man” liên tưởng. Cốt là sự liên tưởng đó bất ngờ nhưng lại hợp lí, hợp tình, hợp cảnh. Từ chuyện hoa gạo, đom đóm tác giả nghĩ về những bị cáo. Từ chuyện vắng tiếng chim tu hú nghĩ đến chuyện “diệt chủng” các loài chim bằng súng săn.  Từ chuyện cánh võng lời ru nghĩ đến chuyện người mẹ trẻ không biết ru, các đồ chơi phản giáo dục trên nôi tới chuyện bạo lực học đường. Từ chuyện ngọn khói đốt đất hun làm phân bón ruộng nghĩ đến khói đốt đồng, đến khói lam trên mái rạ, đến những cột khói bom thời chống Mĩ, rồi đến các cột khói do bất cẩn gây cháy nổ ở các thành phố, khu công nghiệp mà đài, báo đưa tin. Sự liên tưởng đó làm cho tản văn của Đức Dũng gắn liền với những vấn đề nổi cộm của cuộc sống hiện đại, bên cạnh những hồi ức đẹp đẽ, mơ mộng, trong trẻo của quá khứ.

Một điều thú vị là trong tập tản văn này vẫn len vào một tùy bút. Tùy bút được viết về những dòng sông  là một cách lựa chọn khôn khéo để không trùng lặp, mà lại cho phép ngòi bút tung hoành. Tác giả viết về những con sông trong nhạc, sông trong thơ, sông trong điện ảnh của thế giới và của Việt Nam. Điều khác biệt nữa là Đức Dũng muốn đặt vấn đề về sự ô nhiễm môi trường, sự “bức tử” những dòng sông trên khắp ba miền đất nước, cho nên nhan đề bài tùy bút là Những dòng sông... khóc. Sông khóc bởi vì sự thay đổi bờ bãi do nạn cát tặc, sự ô nhiễm do con người gây ra:

Sông xưa thiếu nước - rác thừa
Bờ xưa đã lở bến xưa đã bồi […]
Người xưa nay đã khác rồi
Hồn sông cũng chết từ hồi phụ nhau
Sông buồn chở nặng thương đau
Chở dòng lệ vắt đỏ mầu máu tim.

Không  hài hước đến tinh quái, không quá thông minh, nhưng đôn hậu, ấm áp, khiêm nhường, thủ thỉ và cũng nhiều lúc thăng hoa.  Đó là phong cách, là tạng Đức Dũng. Bởi vậy, tùy bút  Những dòng sông… khóc và hai mươi bài tản văn trong tập Ngọn khói quê nghèo để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng tốt đẹp về ngòi bút chuyên viết kí với tản văn.                  
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, ngành, quận huyện
    Sở Nội vụ Hà Nội vừa thông báo về việc tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, cơ quan tương đương sở, Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Ấn tượng triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”
    Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 10/2024.
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
Tản văn của một cây bút chuyên thể kí
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO