Tadeusz Rozewicz nhà thơ cách tân của Ba Lan

Lê Bá Thự| 14/05/2022 10:17

Tadeusz Rozewicz nhà thơ cách tân của Ba Lan
Tadeusz Rozewicz sinh năm 1921 tại Radomsko (Ba Lan) và mất năm 2014. Trong Đại chiến thế giới lần thứ II, ông tham gia quân du kích, chiến đấu ở trong rừng. Cũng chính trong thời gian đó tác phẩm đầu tay của ông “Tiếng vọng của rừng” đã trình làng. Trước ngày chiến tranh kết thúc, kẻ thù đã giết hại người anh ruột của ông, cũng là một nhà thơ và chiến sĩ du kích. 
Dưới tác động của những đau thương mất mát do chiến tranh gây nên, Rozewicz đã lao vào cuộc cách tân thơ, cuộc cách mạng tổng hợp trên thi đàn Ba Lan sau chiến tranh. Ông chủ xướng thơ mới - thơ tự do, thơ không vần dựa trên nền tảng của cái gọi là sự tích tụ, thể thơ như vậy chứa đựng và chuyển tải được nhiều nội dung hơn thơ lối cũ. Hai tập thơ liên tiếp của ông “Không bình yên” (1947) và “Chiếc găng tay đỏ” (1948) đã thực hiện một cuộc cách tân thật sự, là những thể nghiệm thành công của ông. Những tập thơ đầu của ông thực chất là những tập hồi ký bằng thơ về thế hệ của ông, về nỗi đau mà ông từng nếm trải do đất nước bị chiếm đóng. Rozewicz đã tạo được cho mình một phong cách riêng, một ngôn ngữ riêng và thực tế cho thấy bạn đọc đã thực sự mến mộ phong cách và ngôn ngữ ông dùng. Cuộc cách tân do ông thủ xướng đã làm thay đổi ít nhất hai lĩnh vực văn học Ba Lan sau chiến tranh: thơ và kịch. Làn gió thơ mới đã thổi vào thi đàn Ba Lan, đem lại cho thi ca luồng sinh khí mới. 
Chăm lo cho sự phát triển của nền thi ca Ba Lan, Tadeusz Rozewicz đặc biệt quan tâm tới các nhà thơ trẻ. Ông kêu gọi họ phải tôn trọng sự thật, không viển vông xa lạ, phải bám sát cuộc sống đời thường. Ông nói: “Để thơ có thể là thứ thiệt thì người làm thơ phải bắt đầu từ “miêu tả bộ mặt của chính mình” và những sự việc tưởng như chẳng có gì ghê gớm nhưng lại tác động tới hình thái của cuộc sống con người. Theo ông, nền thi ca đương đại Ba Lan chưa thật sự ăn nhập với cuộc sống, chưa mạnh dạn nhìn vào thực tế. Cần phải xác định một điều là, nhà thơ có trách nhiệm với mình và với dân tộc.
Tadeusz Rozewicz đã để lại cho dân tộc Ba Lan di sản văn học với hàng chục tác phẩm văn xuôi, thơ và kịch. Đặc biệt, với tác phẩm rất xuất sắc “Mẹ ra đi”, viết về người mẹ quá cố của mình, ông đã được tặng Giải thưởng Văn học NIKE (Nữ thần Chiến Thắng) năm 2000, giải thưởng văn học hằng năm danh giá nhất Ba Lan.

Những bông hồng xanh của nhà thơ
Tôi đã thấy nhà thơ
gieo gió
anh ta làm rất đạt
như bông hoa
vãi hạt
Ra về
nhà thơ không gặt bão
ôm một bó hoa hồng
những bông hồng màu xanh.

Tiếng cười
Chiếc lồng im lặng rất lâu
Cho đến khi con chim chào đời trong đó
Con chim im lặng hồi lâu
Cho tới khi chiếc lồng được mở
Han gỉ trong im lặng
Im lặng kéo dài tới khi
Bên ngoài những thanh sắt đen
Vang vọng tiếng cười

Bài tập về nhà
Bài tập về nhà
cho nhà thơ trẻ
Đừng miêu tả Pa-ri
Lờ-vốp hay Cơ-ra-cốp
Hay miêu tả mặt mình
từ trí nhớ
chớ có dùng gương
trong gương bạn dễ nhầm
thật và ảo
Khỏi miêu tả thiên thần
hãy miêu tả con người
hôm qua bị bạn bỏ rơi
hãy miêu tả mặt mình
và chia sẻ cùng tôi
những nét đầy tính cách
tôi chưa hề đọc
chân dung tự họa đẹp
trong làng thơ Ba Lan.
(0) Bình luận
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
Đừng bỏ lỡ
Tadeusz Rozewicz nhà thơ cách tân của Ba Lan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO