Tác giả Nguyễn Thái Long: “Nếu không viết ra, tôi như người mắc nợ...”

Thụy Phương| 13/02/2023 16:50

“Nếu không viết ra, tôi như người mắc nợ...” – đó là chia sẻ của tác giả Nguyễn Thái Long về tập hồi ký “Tiếng vọng đèo Khau Chỉa” trong buổi lễ ra mắt sách được tổ chức tại Manzi, 14 Phan Huy Ích, Hà Nội, sáng 12/2/2023. Cuốn sách tái hiện một cách chân thực và sinh động cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc những năm 1979 - 1989.

Chia sẻ về nguyên do đã thôi thúc ông viết tập sách này, tác giả Nguyễn Thái Long cho hay, năm 2018 vào dịp kỷ niệm 40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc bảo vệ Tổ quốc, ông cũng nhiều đồng đội đã trở lại Cao Bằng. Trở về nơi chiến trường xưa, thăm lại những những địa danh, bản làng trên miền đất xa xôi hùng vĩ... những ký ức về những ngày chiến tranh khói lửa lại cứ thế ùa về. Cùng với nỗi tiếc thương khôn nguôi những người đồng đội đã vĩnh viễn nằm lại nơi này trong ông còn trào dâng bao niềm đau đáu. Bài thơ “Đêm trắng 17 tháng 2” đã được ra đời và cuốn sách này được viết ra bắt đầu từ những đêm trắng 17 tháng 12 như thế.

Với niềm trăn trở của một người lính đã đi qua cuộc chiến, Nguyễn Thái Long đã dành nhiều thời gian để gặp gỡ và phỏng vấn những đồng đội còn sống; dày công sưu tầm, thu thập những tư liệu quý giá về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Qua những gì đã được “mắt thấy, tai nghe”, ông đã tái hiện một cách trung thực cuộc chiến tranh biên giới trên mặt trận Cao Bằng – Hà Giang cách đây hơn 40 năm qua gần 400 trang sách.

Không chỉ đơn thuần là người ghi lại các thông tin, sự kiện khô cứng theo cách thức của một người viết sử, Nguyễn Thái Long còn kể lại câu chuyện của mình, của những đồng đội mình, của đơn vị mình qua đó tái hiện lịch sử với tâm thế của một người trong cuộc dạt dào cảm xúc: nhớ thương, căm phẫn, đau đáu…

Người đọc dễ dàng bắt gặp những trạng thái cảm xúc ấy trong 5 phần nội dung của cuốn sách: Cao Bằng một dải biên cương, Khau Chỉa 12 ngày đêm khói lửa, Trở lại Tà Lung, Vị Xuyên – lời thề trên đá, Những người lính trở về.

tieng-vong-deo-khau-chia-03.png
Cuốn sách tái hiện một cách chân thực và sinh động cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc.

Ký ức về cuộc chiến tranh hơn 40 năm về trước trong tâm trí tác giả không chỉ chát chúa tiếng súng đạn mà còn đầy vẻ bình yên và thơ mộng của non nước vùng biên. Đó là vẻ đẹp khó cưỡng của hoa dã quỳ một sáng mùa thu nở bừng sắc vàng rực rỡ; là những bụi cỏ tranh sắc lẹm mọc trên khô cằn sỏi đá, thân mảnh mai nhưng kiên cường trong mưa sa gió táp; là những đêm đông ấm sực bên bếp lửa nhà sàn của những gia đình đồng bào dân tộc... Tất cả đã được chuyển tải qua những trang văn thiết tha cảm xúc trữ tình.

Tác giả Nguyễn Thái Long bộc bạch, ông không phải là nhà văn, nhà báo nên cuốn sách viết ra thật khó khăn và phải viết đi viết lại nhiều lần. “Nhưng nếu không viết ra, tôi như người mắc nợ các anh em đồng đội của mình, mắc nợ nhân dân Cao Bằng đã sát cánh cùng chúng tôi chiến đấu, và có lỗi với con cháu mình, vì đã để chúng không biết gì về Khau Chỉa, Tà Lùng, Vị Xuyên nơi mấy chục năm trước đã thấm đẫm máu đào những người lính biên cương, những người lính trung đoàn 567” – tác giả Nguyễn Thái Long trải lòng.

Chia sẻ tại buổi ra mắt sách, PGS. Thiếu tướng Lê Văn Cương đánh giá cao tâm huyết của tác giả Nguyễn Thái Long khi thực hiện tập sách này. “Cùng với nhiều cuốn sách khác, cuốn “Tiếng vọng đèo Khau Chỉa” đã để lại cho các thế hệ muôn đời sau một kho tư liệu vô giá mà nhờ đó họ sẽ được sống lại và cảm nhận được “hơi thở”, “nhịp đập”, “sức nóng” trên chiến trường Cao Bằng – Hà Giang nói riêng và trên toàn tuyến biên giới phía Bắc những năm 1979 – 1989 nói chung. Và cũng qua đó, các thế hệ sau hiểu được tinh thần chiến đấu quả cảm nhưng nhân văn, nhân ái của quân dân ta”.

Tác giả Nguyễn Thái Long sinh năm 1955, quê ở Bắc Giang. Năm 1972, ông nhập ngũ rồi học y sĩ trong quân đội. Ra trường, ông được điều về Trung đoàn 567. Năm 1976, ông cùng đơn vị được điều lên Cao Bằng làm kinh tế và tham gia chiến đấu trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Năm 1987, ông chuyển ngành làm bác sĩ chuyên ngành Tâm thần, sau làm Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bắc Giang. Ông nghỉ hưu năm 2015.

Bài liên quan
  • Có một Hà Nội đa diện đa chiều
    “Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu” là cuốn tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Hồ Anh Thái, vừa ra mắt độc giả vào đầu năm 2023.
(0) Bình luận
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • "Bài văn về trứng vịt lộn" đoạt giải Nhất Cuộc thi sáng tác truyện tranh 2024
    Với mong muốn tìm kiếm các tác giả, hoạ sĩ truyện tranh Việt Nam và phát triển nhiều hơn nữa các tác phẩm truyện tranh của Việt Nam, Viện Pháp tại Việt Nam và Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp tổ chức cuộc thi Sáng tác truyện tranh.
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Huế trong thơ Lê Vĩnh Thái
    Thơ Lê Vĩnh Thái ở bất kỳ chặng nào, tập nào cũng khó đọc, khó hiểu, không thể nhớ. Tôi quen biết anh gần hai chục năm nay, gần như tập thơ nào cũng đọc, song đều để riêng một góc… và suy ngẫm.
  • Sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc từ thời Lý đến nay
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay". Không chỉ khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, phác họa bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này cuốn sách còn góp phần khẳng định những giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, đồng thời đề cập tới những cơ hội, thách thức và các giải pháp phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa tốt đẹp của Phật giáo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Tác giả Nguyễn Thái Long: “Nếu không viết ra, tôi như người mắc nợ...”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO