Tác giả bài "Mây và bông" qua đời ở tuổi 85

Kim Thoa| 25/10/2022 14:51

Nhà thơ Ngô Văn Phú, tác giả của những câu thơ quen thuộc mà nhiều người tưởng ca dao: "Trên trời mây trắng như bông/ Ở dưới cánh đồng, bông trắng như mây/ Những cô má đỏ hây hây/ Đội bông như thể đội mây về làng" vừa qua đời vào 15h15 ngày 24-10 tại thành phố Phúc Yên.

nha-tho-ngo-van-phu-2338(1).jpeg

Nhà văn, nhà thơ Ngô Văn Phú sinh ngày 8/4/1937 tại Nam Viêm, Mê Linh, Vĩnh Phúc. Ông là sinh viên khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội khóa 1958-1961. Nhà thơ Ngô Văn Phú có tới 40 năm công tác ở các báo, tạp chí chuyên về văn học. Ông từng là biên tập viên báo Văn học, báo Văn nghệ và tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trong 40 năm đó có tới 13 năm ông giữ chức Tổng biên tập, Phó giám đốc, Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1970. Trong suốt sự nghiệp, ông là tác giả của hơn 220 đầu sách với đủ thể loại từ văn thơ, dịch thuật đến nghiên cứu phê bình, truyện lịch sử, tuyển chọn, giới thiệu. Trong đó, hai mảng đề tài lớn mà ông theo đuổi là truyện lịch sử và sáng tác thơ  với các bút danh như Ngô Vũ Bằng, Đào Bích Nguyên... Các tập thơ có thể kể tới làTháng năm mùa gặt (1978); Đi ngang đồi cọ (1986); Cỏ bùa mê (1988); Heo may (1998)... Tập truyện ngắn: Thần hoàng làng (1992); Giấc mơ hoàng hậu (1993); Người lang thang với mùa thu (2001); Truyện ngắn danh nhân Việt Nam (5 tập, 2006)...

Nhà thơ Ngô Văn Phú từng nhận Giải thưởng truyện ngắn báo Văn học (1958); Giải thưởng thơ tạp chí Văn nghệ (1961); Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012...

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • “Con đường tương lai ” – Hành trình trí tuệ nối dài khát vọng Việt
    Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ngày 19/6, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, Viện Nhân học Văn hóa, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường kết hợp với Sàn văn hóa Học và Đọc Việt Nam, Nhà xuất bản Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá tập 1 và định hướng tập tiếp theo của dự án sách “Con đường tương lai”.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Thơ Lữ Hồng - vị buồn dưới một đồng cỏ thơm
    Tình yêu trong thơ Lữ Hồng không ồn ào hay cháy lửa. Nó là thứ tình thì thầm, âm ỉ từ bên trong, càng đọc càng cảm nhận được sự đằm sâu, nồng nàn và chân thật. Đó không chỉ là cảm xúc của một cô gái trẻ lần đầu biết yêu mà là tâm hồn của người phụ nữ đã trải qua những mất mát thấu hiểu lặng im và khát vọng được yêu trọn vẹn.
  • Nguyễn Chính và những trăn trở “nắng đã qua thu”
    “Nắng đã qua thu” là tập thơ thứ 10 của nhà thơ Nguyễn Chính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành đầu năm 2025, với lời giới thiệu trang trọng, hấp dẫn của nhà thơ Đặng Huy Giang.
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tác giả bài "Mây và bông" qua đời ở tuổi 85
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO