Giáo dục

Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất tăng sĩ số lớp học lên 50 học sinh/lớp

Phan Anh 11:35 10/10/2023

Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất với Bộ GD&ĐT về tăng sĩ số học sinh từ 45-50 em/lớp nhằm giải quyết khó khăn về trường lớp đồng thời khẳng định trong năm học tới sẽ kiên quyết không để xảy ra điểm nóng về tuyển sinh đầu cấp.

di4tauml.png
Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất tăng sĩ số lớp học lên 50 học sinh/lớp (ảnh minh hoạ)

Hôm qua (9/10), đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng làm trưởng đoàn đã có ngày làm việc với Sở GD&ĐT Hà Nội về kiểm tra thực hiện nhiệm vụ đầu năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, phổ thông.

Nội dung trọng tâm của đợt kiểm tra là việc thực hiện chương trình giáo dục chính khóa và việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, năm học 2023-2024, thành phố Hà Nội có hơn 2.800 trường học với hơn 2,2 triệu học sinh, gần 115.000 giáo viên. Việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa lớp 4, 8 và 11 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được các nhà trường thực hiện đúng quy định; việc phát hành sách giáo khoa được triển khai đúng tiến độ, kịp thời tới học sinh trước ngày khai giảng. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các khối lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10 và 11 đang được thực hiện nghiêm túc, chất lượng.

Với tình trạng tăng dân số cơ học, Hà Nội xảy ra hiện tượng quá tải trường, lớp học, nhất là ở các trường học thuộc khu vực nội thành. Ở một số địa bàn, sĩ số học sinh/lớp, số lớp/trường vượt quá quy định; một số nơi thiếu trường công lập.

Do vậy, Sở GD&ĐT đề nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn, cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh lớp 10 các trường công lập tại các quận và một số địa bàn huyện giáp ranh khu vực nội thành. Việc này nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh trong bối cảnh quy mô học sinh trong độ tuổi tuyển sinh trên địa bàn thành phố hằng năm tăng nhanh.

Cụ thể, Sở đề xuất Bộ GD&ĐT cho phép tăng 10% số lớp/trường (từ 45 lớp/trường thành 50 lớp/trường, vượt 5 lớp/trường). Cùng với đó, Sở đề xuất Bộ cho phép tăng sĩ số thêm 10% số học sinh/lớp (từ 45 học sinh/lớp thành 50 học sinh/lớp, vượt 5 học sinh/lớp) và cho phép áp dụng thay diện tích đất/học sinh bằng diện tích sử dụng/học sinh.

Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh, hiện tỷ lệ bình quân học sinh/lớp ở cấp THPT là 40,7. Ở mỗi địa bàn, tỷ lệ học sinh/lớp có sự khác biệt, đặc biệt là các trường tại các quận trung tâm, nơi có mật độ dân cư cao hiện nay, đều đang phải chịu áp lực rất lớn từ số lượng học sinh trên mỗi lớp.

Một số quận có tỷ lệ bình quân học sinh/lớp cao hơn mức trung bình của toàn thành phố, như: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân.

Ngoài kiến nghị tăng sĩ số lớp học, Sở còn đề xuất nhóm giải pháp, gồm đẩy nhanh tiến độ xây mới và sửa chữa; rà soát những công trình chậm tiến độ để thu hồi đất xây trường; quy hoạch mạng lưới trường công đến năm 2050; tiếp tục phân tuyến tuyển sinh để điều hòa thí sinh hợp lý; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; đẩy mạnh xã hội hóa./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Học sinh đầu cấp Hà Nội được cấp mã ngành trước 31/5
    Để phục vụ công tác tuyển sinh đầu cấp, toàn bộ học sinh dự tuyển năm học 2024-2025 sẽ được mã tuyển sinh gồm mã học sinh kèm mật khẩu trước ngày 31/5.
  • Phát động cuộc thi tìm hiểu môi trường 'Giấc mơ xanh'
    Ngày 20/5, tại Trường THCS Trưng Vương (Hà Nội,), Báo Tiền Phong phối hợp cùng Sở GD&ĐT Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ phát động cuộc thi tìm hiểu môi trường "Giấc mơ xanh".
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Sân khấu học đường: Hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với ngành Giáo dục của Thủ đô
    Hàng trăm học sinh tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã không rời mắt khỏi 2 vở diễn Sự tích cây nêu ngày Tết và Mồ Côi xử kiện do Nhà hát Kịch Hà Nội tổ chức và biểu diễn; qua đó cho thấy hiệu quả của Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong Chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (gọi tắt là Đề án sân khấu học đường).
  • Quận Ba Đình (Hà Nội) trao giải cuộc thi Olympic
    Sáng 20/5, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình tổ chức tổng kết và trao Giấy chứng nhận học sinh giỏi (HSG) trong cuộc thi Olympic các môn văn hóa và Khoa học lớp 6,7,8 cấp THCS quận Ba Đình năm học 2023 - 2024. Bà Phạm Thị Diễm - Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình dự và trao giải cho các em học sinh.
  • Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn
    Lễ Tổng kết chương trình Tuần Lễ Vàng 2024 và Kỷ niệm 15 năm thành lập Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (2009 – 2024) với chủ đề: "Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn” diễn ra ngày 19/5 tại Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Những con phố Hà Nội rợp sắc hoa tháng 5
    Suốt 4 mùa, mỗi con đường, góc phố của Thủ đô đều được tô điểm bởi sắc hoa. Có những loài hoa đã trở thành nét đặc trưng tiêu biểu cho từng tháng, từng mùa. Nếu hoa sữa gắn liền với mùa thu, với cái rét đầu đông thì hoa ban sẽ gọi Xuân về. Nhưng có lẽ, khoảng thời gian phố phường Hà Nội rực rỡ nhất chính là mùa hè, là tháng 5 với muôn vàn sắc thắm…
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất tăng sĩ số lớp học lên 50 học sinh/lớp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO