Y tế - Giáo dục

Trường Tiểu học Bế Văn Đàn (Hà Nội): Thực hành mô hình giáo dục STEM

Bích Vân 09/10/2023 07:33

STEM là mô hình giáo dục tiên tiến, hiện đại tích hợp nhiều môn học và kỹ năng cần thiết giúp học sinh phát triển tư duy theo hướng khoa học. Vài năm trở lại đây, mô hình giáo dục này cũng bắt đầu xuất hiện và dần trở nên phổ biến trong nền giáo dục tại Việt Nam.

234.jpg
Tiết học theo mô hình giáo dục STEM của cô trò lớp 3B trường Tiểu học Bế Văn Đàn chào đón sự hiện diện của các chuyên gia Bộ GD&ĐT cùng các thầy cô giáo đến từ trường tiểu học Hồng Kỳ (Sóc Sơn).

Sáng 07/10, tại trường Tiểu học Bế Văn Đàn, quận Đống Đa, TP Hà Nội, các em học sinh lớp 3B đã cùng với cô giáo Tô Thị Hải Hà thực hiện một tiết chuyên đề hấp dẫn thông qua bài học STEM đầu tiên của năm học. Buổi chuyên đề vinh dự được đón Tiến sĩ Tường Duy Hải và Thạc sĩ Lê Thị Thu Huyền là hai chuyên gia của Bộ GD&ĐT đến dự và trao đổi chuyên môn về mô hình giáo dục STEM trong nhà trường. Bên cạnh đó là sự có mặt của cô giáo Lê Thị Thu Chung, Phó Hiệu trưởng trường tiểu học Thịnh Hào, một trong những trường tham gia dạy thí điểm STEM của Thủ đô. Ngoài ra còn có sự tham gia của Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo của cả hai nhà trường kết nghĩa là trường tiểu học Hồng Kỳ (Sóc Sơn) và trường Tiểu học Bế Văn Đàn. Đây cũng là một hoạt động hưởng ứng phong trào “Nhà trường chung tay phát triển, thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” do Bộ GD&ĐT phát động từ năm học 2022-2023.

Bài học STEM mà cô Tô Thị Hải Hà hướng dẫn cho các em học sinh lớp 3B trường Tiểu học Bế Văn Đàn gồm các môn học chủ đạo là Tự nhiên xã hội (bài 7: Các bộ phận của thực vật), môn tích hợp là Mĩ thuật và Toán, với mục tiêu giúp các em tự tay làm ra một cuốn sổ lật nhằm giới thiệu cho mọi người xung quanh về cây cối. Với sự giúp đỡ của cô giáo chủ nhiệm, các em học sinh đã cùng nhau tự khám phá nhiều kiến thức thú vị về đặc điểm của rễ, thân và lá của nhiều loài cây qua hình thức dạy học tích cực “Trạm học”; tiết học đã thực sự trao cho các em cơ hội vận dụng nhiều kĩ năng quan trọng như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng nhận dạng và sắp xếp hình, kĩ năng quan sát và đặc biệt là kĩ năng tự học, tự nghiên cứu,… để khám phá nhiều kiến thức cần thiết cho mục tiêu làm sản phẩm STEM sổ lật về cây cùng với cả nhóm. Có thể thấy rõ sự hào hứng, chủ động, tự giác trong việc sưu tầm nguyên vật liệu, đồ dùng,… của các em trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, ghi chép về vấn đề và lên ý tưởng thiết kế. Đồ dùng học tập và các nguyên vật liệu được các em học sinh sử dụng rất linh hoạt, thành thạo để cùng nhau thiết kế sản phẩm sổ lật về cây. Đây cũng chính là điểm hấp dẫn nhất của tiết học STEM: học sinh được cùng nhau tự tay làm ra sản phẩm để tham gia triển lãm ngay tại lớp.

345.jpg
456.jpg
Các em học sinh rất hào hứng và chủ động trong tiết học với mô hình giáo dục mới-mô hình giáo dục STEM, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Tô Thị Hải Hà.

Chia sẻ với các đồng nghiệp, cô giáo Tô Thị Hải Hà đã bày tỏ niềm vui khi được triển khai những bài học thú vị, có ý nghĩa cho học sinh bên cạnh những băn khoăn trước tiết học đối với quy trình và đặc trưng của hình thức dạy học theo mô hình STEM còn rất mới mẻ. Cô cũng cho biết, học sinh của cô rất hào hứng với bài học và sản phẩm làm ra hôm nay.

567.jpg
678.jpg
Các chuyên gia của Bộ GD&ĐT lắng nghe và chia sẻ với các thầy cô giáo sau giờ giảng.

Trong buổi tập huấn sau chuyên đề, các chuyên gia và nhiều thầy cô giáo của hai nhà trường đã dành những lời khen tặng cho giờ học đặc biệt hấp dẫn này. Các cô giáo cũng chia sẻ những băn khoăn, thắc mắc về quy trình dạy học theo mô hình STEM cũng như phương pháp áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh và nhận được sự chia sẻ nhiệt tình từ hai chuyên gia của Bộ GD&ĐT. Thạc sĩ Lê Thị Thu Huyền cho biết, cô rất ngạc nhiên và thích thú trước một giờ học tự nhiên, thoải mái và những ý tưởng thú vị của các em học sinh. Tiến sĩ Tường Duy Hải lại có nhiều đóng góp cho hoạt động của trạm học để giúp học sinh phát huy tối đa năng lực tự học, đúng với bản chất của dạy học STEM là học sinh phải được tự do sáng tạo.

789.jpg
Chuyên gia của Bộ GD&ĐT cùng các thầy cô giáo tặng hoa chúc mừng cô Tô Thị Hải Hà và chụp ảnh lưu niệm.

Buổi tập huấn đã góp phần truyền cảm hứng và nhận được sự quan tâm nhiệt tình của các thầy cô giáo, hứa hẹn mở ra một hướng tiếp cận mới cho các em học sinh, góp phần vào sự thành công của giáo dục trong nhà trường năm học 2023-2024 này.

STEM là cụm từ viết tắt của một mô hình giáo dục mới hướng đến kinh tế tri thức với sự kết hợp của 4 lĩnh vực, bao gồm: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Math). Mô hình giáo dục này nhằm mục đích mang đến cho học sinh bộ kỹ năng và kiến thức kết hợp ở 4 lĩnh vực kể trên để đào tạo ra thế hệ đón đầu xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, thực tế hóa những kiến thức khô khan để hướng đến sát hơn với cái đích cuối cùng là khả năng hành động và giải quyết vấn đề thông qua áp dụng kiến thức, tạo ra môi trường giáo dục gần gũi, có tính ứng dụng cao.

Năm học 2023-2024 giáo dục Thủ đô xác định đẩy mạnh mô hình giáo dục STEM trong nhà trường là yêu cầu cấp thiết, nhằm khơi dậy khả năng sáng tạo và sự đam mê nghiên cứu khoa học của học sinh. Kết quả thí điểm cho thấy, những sản phẩm của các em tuy còn non nớt nhưng đã phần nào chạm vào mục tiêu của giáo dục STEM là giúp các em hình thành kỹ năng cần thiết để trở thành công dân toàn cầu.
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Phòng Giáo dục Huyện Mê Linh: Nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập ngành Giáo dục Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Mê Linh đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa và ấn tượng, thu hút sự tham gia của hàng nghìn giáo viên, học sinh và nhân viên ngành giáo dục trong khu vực. Những sự kiện này không chỉ là dịp để tri ân các thế hệ nhà giáo mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nghề nghiệp trong ngành giáo dục Mê Linh.
  • [Video] Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội): 40 năm xây dựng và phát triển
    Trường THPT Sóc Sơn chính thức được thành lập từ năm học (1984 – 1985) theo quyết định ngày 03/01/1985 của UBND Thành phố Hà Nội, đánh dấu bước phát triển mới của ngành Giáo dục huyện Sóc Sơn. Từ những ngày đầu thành lập, trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay trường đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào.
  • Đại học Huế kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
    Đại học Huế tôn vinh, tri ân và động viên khen thưởng những tập thể cá nhân có nhiều cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp trồng người nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • Trường THCS Mễ Trì (Quận Nam Từ Liêm): Hành trình 62 năm với sự nghiệp “trồng người”
    Sáng 20/11, Trường THCS Mễ Trì đã long trọng tổ chức Lễ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 62 năm thành lập và 20 năm xây dựng phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới, biểu dương những cán bộ, giáo viên có thành tích trong công tác dạy, đồng thời đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ.
  • Người giáo viên 30 năm cần mẫn “đưa đò” sang sông
    Gần ba thập kỷ gắn bó với sự nghiệp giáo dục, cô Đỗ Thị Minh Hường, giáo viên khối 1, Chủ tịch Công đoàn trường Tiểu học Bế Văn Đàn (Đống Đa, Hà Nội) đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong ngành. Cô Hường luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua; thường xuyên quan tâm, chăm lo đến đời sống của đoàn viên Công đoàn và giáo viên trong trường.
  • Thầy giáo “không lương” tận tâm vì học sinh nghèo vùng đầm Sam
    Thầy giáo Trần Văn Hòa (xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) hơn 30 năm âm thầm trao truyền con chữ cho trẻ em nghèo và “xóa mù” cho nhiều người ở vùng đầm Sam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • ‏Những ấn tượng khó quên từ chương trình nghệ thuật kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Vì Tầm Vóc Việt
    Ngày 15/11, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập. Bên cạnh dấu ấn những thành tựu vì cộng đồng qua suốt một thập kỷ của Quỹ từ thiện xã hội này, người tham dự còn ấn tượng với chương trình nghệ thuật chào mừng đặc sắc. Điểm đặc biệt của chương trình là 12 tiết mục nghệ thuật đều có sự tham dự không kém phần chuyên nghiệp của các nghệ sĩ “nhí” đến từ trường TH School.‏
Đừng bỏ lỡ
Trường Tiểu học Bế Văn Đàn (Hà Nội): Thực hành mô hình giáo dục STEM
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO