Chính sách & Quản lý

Sẽ hoàn thiện cơ chế chính sách để người dân được thụ hưởng các dịch vụ, hàng hóa văn hóa đa dạng, chất lượng hơn

Hoa Quỳnh 20:23 23/10/2024

Trả lời kiến nghị cử tri về việc xây dựng chính sách tạo điều kiện để người dân có trách nhiệm và quyền lợi trong phát triển văn hóa, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng vừa cho biết, ngành văn hóa và các Bộ, Ngành, địa phương sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thêm một số cơ chế chính sách để người dân được thụ hưởng các dịch vụ, hàng hóa văn hóa đa dạng và chất lượng hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn luôn nhất quán khẳng định quan điểm về quá trình phát triển văn hóa phải đặt con người vào vị trí trung tâm và là mục tiêu cao nhất. Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa của nhân dân, vì nhân dân, nhân dân vừa là chủ thể sáng tạo, trao truyền, vừa là chủ thể thụ hưởng những giá trị của nền văn hóa ấy.

van-hoa-vn.jpg
Bộ VH-TT&DL nhấn mạnh, thường niên đã tổ chức nhiều lễ hội, sự kiện văn hóa nhằm góp phần nâng cao chất lượng sống cho quần chúng nhân dân.

Để triển khai quan điểm này, cho đến nay đã có nhiều chính sách đã được xây dựng, thực thi như: Đảm bảo thực hiện, cung cấp các dịch vụ, hàng hóa công về văn hóa cho người dân bằng cách hỗ trợ chi phí gần như toàn bộ cho các tổ chức nhà nước (thông qua cấp ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp); nỗ lực đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, tăng cường đầu tư, chỉnh trang các không gian công cộng, phát triển các không gian văn hóa. Thường niên tổ chức nhiều lễ hội, sự kiện văn hóa nhằm góp phần nâng cao chất lượng sống cho quần chúng nhân dân...

Đồng thời nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền và giáo dục văn hóa. Nhiều chương trình, dự án được tích cực triển khai như Dự án 06 về: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch có liên quan đến ngành văn hóa thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia đã đề ra; thực hiện nhiều mục tiêu thiết thực. Tiêu biểu như việc khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số rất ít người; khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng sản phẩm văn hóa phục vụ phát triển du lịch.

Xây dựng chính sách và hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận… “Tuy nhiên, để người dân được thụ hưởng các dịch vụ, hàng hóa văn hóa đa dạng và chất lượng hơn, trong thời gian tới, Bộ VH-TT&DL sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thêm một số cơ chế chính sách cụ thể”, ông Nguyễn Văn Hùng, chia sẻ.

Cụ thể, đó là xây dựng cơ chế cụ thể để khuyến khích các chủ thể ngoài Nhà nước tham gia vào cung cấp các dịch vụ và sản phẩm văn hóa, thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh và hệ sinh thái tích cực trong lĩnh vực văn hóa; đảm bảo mọi tầng lớp xã hội được tiếp cận, hưởng thụ và thể hiện năng lực trong sáng tạo, gìn giữ và phát triển văn hóa Việt Nam; đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể ngoài nhà nước khi tham gia đầu tư vào lĩnh vực văn hóa...

Bên cạnh đó, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 sau khi được thông qua có nhiều nội dung liên quan về trách nhiệm và quyền lợi của người dân trong phát triển văn hóa sẽ được giải quyết, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa của nhân dân, xây dựng một nền văn hóa vì hạnh phúc của nhân dân.

“Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 có đối tượng thụ hưởng rộng, bao gồm cả các cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài, các cộng đồng dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội, lực lượng vũ trang, các tổ chức, cá nhân hoạt động trực tiếp trong hoặc liên quan đến lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật, các di sản văn hóa, thiết chế văn hóa trên địa bàn cả nước và tại một số quốc gia” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, nhấn mạnh.

vanhoa-2.jpg
Quá trình phát triển văn hóa ở nước ta đặt con người vào vị trí trung tâm và là mục tiêu cao nhất. (Ảnh minh họa).

Theo tư lệnh ngành văn hóa, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 sẽ được thực hiện trên địa bàn cả nước, bao gồm toàn bộ các xã, phường, thị trấn, toàn bộ các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, toàn bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tại một số quốc gia có mối quan hệ, tương tác văn hóa lâu dài với Việt Nam, có đông đảo người Việt Nam đến sinh sống, học tập, lao động.

Đòn bẩy để phát triển văn hóa sánh ngang với phát triển kinh tế

Trả lời kiến nghị cử tri về việc chú trọng phát triển văn hóa song song với phát triển kinh tế, phát huy nguồn lực nội dung để phát triển văn hóa, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc phát triển văn hóa đã và đang nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, nhất là việc phát triển văn hóa phải được đặt ngang hàng với phát triển kinh tế, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước.

vanhoa-5.jpg
Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. (Ảnh minh họa).

Điều này đã được thể hiện trong các chủ trương, văn bản chỉ đạo, các kết luận như: Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014; Kết luận số 76-KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị; Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021; Kết luận số 42-KL/TW ngày 20/10/2022; Nghị quyết số 68/2022/QH15 ngày 10/11/2022 của Quốc hội…

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Bộ VH-TT&DL đã xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn giai đoạn 2025 - 2035. Ngày 13/9/2024, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL đã ký trình Tờ trình số 444/TTr-CP báo cáo Quốc hội xem xét, dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8.

“Trong thời gian tới, sau khi Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn giai đoạn 2025 - 2035 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở đề xuất của các địa phương, Bộ VH-TT&DL sẽ phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp danh mục các dự án đầu tư để phát triển văn hóa; đồng thời, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động đưa kinh phí đầu tư cho lĩnh vực văn hóa vào kế hoạch trung hạn của địa phương cũng như huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, nhấn mạnh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Chính sách mới xây dựng nền nông nghiệp Hà Nội theo hướng sinh thái, bền vững
    Cùng các chính sách, quy định đặc thù phát triển văn hóa, giáo dục, giao thông thông minh…; điểm mới của Luật Thủ đô (sửa đổi) là lần đầu tiên Luật có Điều khoản riêng về nông nghiệp, nông thôn để xây dựng nền nông nghiệp Hà Nội theo hướng sinh thái, bền vững… Các cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo động lực mới cho sự phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn Hà Nội trong giai đoạn tới.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Thị xã Sơn Tây: Lan tỏa giá trị Di sản Áo dài, rộn ràng ban nhạc toàn quốc
    Chiều 22/10, UBND Thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) tổ chức Hội nghị thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc, cuộc thi Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam 2024. Đây là 2 sự kiện văn hóa nghệ thuật quy mô của Thị xã Sơn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô. Đồng chí Lê Đại Thăng, Phó Chủ tịch UBND Thị xã Sơn Tây chủ trì Hội nghị.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may tại Hà Nội
    Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric tổ chức định kỳ hàng năm vào tháng 10 tại Hà Nội. Đây là nền tảng trưng bày những xu hướng, công nghệ mới nhất trong sản xuất nguyên liệu dệt may và các loại vải đa dạng, đồng thời tập trung vào các thương hiệu uy tín trong nước và quốc tế về thiết bị, máy móc dệt may.
  • Sở GTVT Hà Nội thay đổi địa điểm tiếp công dân và cấp đổi giấy phép lái xe
    Từ ngày 4/11 tới đây, địa điểm tiếp nhận thủ tục cấp, đổi bằng lái xe trực tiếp qua bộ phận một cửa của Sở GTVT Hà Nội sẽ thay đổi, từ Khu liên cơ quan 258 Võ Chí Công, Tây Hồ chuyển về số 2 Phùng Hưng, Hà Đông.
Đừng bỏ lỡ
Sẽ hoàn thiện cơ chế chính sách để người dân được thụ hưởng các dịch vụ, hàng hóa văn hóa đa dạng, chất lượng hơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO