Sân khấu - Điện ảnh

Sân khấu Việt - Hàn chi trăm triệu tìm kịch bản đặc sắc cho trẻ em Việt Nam

Mai Chi 07:35 05/12/2023

“Cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu cho trẻ em tại Việt Nam” do Nhà hát Tuổi trẻ (Việt Nam) phối hợp với Nhà hát Sangsangmaru (Hàn Quốc) tổ chức. Tác phẩm đạt Giải nhất cuộc thi sẽ được nhận phần thưởng trị giá 100 triệu đồng.

Theo đó, Lễ phát động “Cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu cho trẻ em tại Việt Nam” vừa diễn ra, được bảo trợ bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hai nước Việt Nam - Hàn Quốc, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Sự kiện cũng là một trong các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc, góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện của hai quốc gia.

453-202312050002391.jpg
Cảnh trong vở nhạc kịch “Đứa con của Yêu tinh” do Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát SangsangMaru phối hợp dàn dựng, biểu diễn trong năm 2022-2023.

Ban tổ chức cho biết, cuộc thi nhằm huy động lực lượng sáng tác của các tác giả chuyên và không chuyên tại Việt Nam sáng tạo và lựa chọn ra kịch bản có chất lượng, làm tiền đề hướng đến dàn dựng những vở nhạc kịch đặc sắc dành cho trẻ em, nâng cao đời sống tinh thần và đáp ứng nhu cầu thụ hưởng nghệ thuật của công chúng, góp phần khắc phục tình trạng thiếu hụt các tác phẩm sân khấu phục vụ thiếu niên, nhi đồng trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, sự kiện này đẩy mạnh hoạt động giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho trẻ em thông qua nghệ thuật sân khấu, các tác phẩm góp phần định hướng về những điều tốt đẹp, những suy nghĩ, hành động Chân - Thiện - Mỹ. Lên án và tránh xa cái xấu, cái ác trong quá trình hình thành nhân cách của thiếu niên, nhi đồng. Đồng thời, đề cao trách nhiệm của cộng đồng, gia đình, xã hội trong công tác chăm sóc, giáo dục, đùm bọc, yêu thương đối với các chủ nhân tương lai của đất nước. Đây còn là hoạt động đề cao vai trò, trách nhiệm của nghệ thuật sân khấu, những người đang hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu đối với thế hệ trẻ.

“Là Nhà hát Quốc gia với chức năng và nhiệm vụ biểu diễn phục vụ thanh thiếu nhi cùng bề dày 45 năm hoạt động, đây cũng là dịp để Nhà hát Tuổi trẻ thể hiện vai trò là đơn vị nghệ thuật chủ động trong việc sáng tạo, tìm kiếm cơ hội và mở rộng hợp tác nghệ thuật quốc tế dành cho trẻ em. Đó cũng chính là tiền đề cho sự hợp tác giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát SangsangMaru – đơn vị sáng tạo nghệ thuật văn hóa tiêu biểu của Hàn Quốc dành cho trẻ em và gia đình, hoạt động theo phương châm Nơi sáng tạo nghệ thuật làm lay động thế giới bằng những câu chuyện giàu trí tưởng tượng.

Với kinh nghiệm và bề dày hoạt động của mình, SangsangMaru đã xây dựng kế hoạch, phát triển và sản xuất các sản phẩm nghệ thuật đặc sắc dành cho thiếu nhi thông qua các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế với các tổ chức nghệ thuật hàng đầu ở Châu Âu và Châu Á”, đại diện Nhà hát Tuổi trẻ, chia sẻ.

453-202312050002392.jpg
Nhà hát Tuổi trẻ (Việt Nam) và Nhà hát Sangsangmaru (Hàn Quốc) vừa phát động cuộc thi “Cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu cho trẻ em tại Việt Nam”.

Ban tổ chức cuộc thi cho biết thêm, cuộc thi dành cho công dân Việt Nam trên 19 tuổi sinh sống, học tập, làm việc tại Việt Nam và trên thế giới, các nhà văn chuyên và không chuyên, đặc biệt khuyến khích các cây viết trẻ có tâm huyết với sự nghiệp chăm sóc, giáo dục trẻ em và sự phát triển của nghệ thuật sân khấu.

Về nội dung tác phẩm, Ban tổ chức không hạn chế đề tài, tuy nhiên khuyến khích các tác phẩm chú trọng khai thác những nội dung, chủ đề gắn bó với đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, thể hiện được tinh thần dân tộc cũng như tinh thần hội nhập với thế giới. Các kịch bản dự thi cũng cần hướng tới sự quan tâm và trách nhiệm của cộng đồng xã hội, gia đình trong công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng.

Ngoài ra, các tác phẩm có thể phản ánh, ca ngợi, cổ vũ, tôn vinh những suy nghĩ, hành động tốt đẹp của thiếu niên, nhi đồng trong đời sống hiện đại; ca ngợi những tấm gương tiêu biểu của thiếu niên, nhi đồng trong sự nghiệp dựng xây đất nước. Đề cập và phê phán những thói hư, tật xấu, các biểu hiện lệch chuẩn mà một bộ phận trẻ em gặp phải trong học tập, ứng xử với người thân, bạn bè, thầy cô...

“Các tác phẩm được sáng tác có thể dựa trên những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, dân gian, huyền thoại nhằm hướng cho các em có những suy nghĩ, hành động đẹp đẽ, đề cao lòng tốt, sự dũng cảm, tinh thần vị tha và tình yêu thương. Khuyến khích trẻ em nuôi dưỡng những ước mơ cao đẹp, phấn đấu vì một thế giới tốt đẹp và tương lai tươi sáng”, Ban tổ chức cuộc thi, nhấn mạnh.

Ban tổ chức sẽ nhận tác phẩm dự thi từ ngày 1/12/2023 đến 30/3/2024, chấp nhận các kịch bản sân khấu thuộc các loại hình nghệ thuật: Kịch nói, Ca múa nhạc, Nhạc kịch (musical). Tác phẩm dự thi không được sao chép, mô phỏng ý tưởng, nội dung các tác phẩm của các tác giả khác ở trong và ngoài nước (kể các các tác phẩm đã công bố hoặc chưa được công bố). Tác phẩm không trong tình trạng tranh chấp về bản quyền hoặc ý tưởng, nội dung, cốt truyện đối với các tác giả khác. Tác giả phải chịu trách nhiệm về bản quyền kịch bản tham dự, nếu phát hiện tác phẩm bị vi phạm về bản quyền tác giả, quyền liên quan, Ban Tổ chức sẽ thu hồi giải thưởng và thông báo trên các phương tiện truyền thông.

Các tác giả có tác phẩm đạt giải sẽ được Ban tổ chức cuộc thi trao bằng chứng nhận kèm theo tiền thưởng, cụ thể: 1 Giải Nhất (trị giá 100 triệu đồng), 1 giải Nhì (trị giá 30 triệu đồng), 1 giải Ba (trị giá 15 triệu đồng). Lễ Tổng kết trao giải dự kiến diễn ra vào mùa thu 2024.

Cuộc thi sáng tác kịch bản cho trẻ em tại Việt Nam được tổ chức trên cơ sở tiếp nối thành công của những dự án giao lưu, đồng sáng tạo vừa qua giữa nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát SangsangMaru, đã giới thiệu tới công chúng Việt Nam một số vở nhạc kịch đặc sắc được dàn dựng theo xu hướng sáng tạo đương đại trên thế giới, nhận được sự quan tâm, hưởng ứng và yêu mến của đông đảo khán giả nhỏ tuổi.

Kết quả của cuộc thi lần này được kỳ vọng sẽ tìm ra những tác phẩm có thể kể câu chuyện của Việt Nam đủ sức lay động và chạm tới thế giới, với mục tiêu chinh phục khán giả quốc tế, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam thông qua nghệ thuật sân khấu, hướng đến một viễn cảnh tốt đẹp cho khán giả nhỏ tuổi trong tương lai, góp sức thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam tầm nhìn 2030 của Chính phủ.

Bài liên quan
  • Những đóng góp cho sân khấu Hà Nội đầu thế kỷ XX của Nguyễn Thúc Khiêm
    Vào những năm 1913 - 1930, ở Hà Nội có hai trung tâm nghệ thuật lớn đó là rạp Quảng Lạc và Sán Nhiên Đài. Đây là nơi chiêu tập được nhiều đào kép nổi tiếng từ 3 miền Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ về biểu diễn. Đặc biệt là các vở diễn tuồng, chèo cải lương với ngôn ngữ sắc bén, đầy tính châm biếm, đả kích sâu cay, kích thích lòng yêu nước của dân tộc gắn liền với tên tuổi Nguyễn Thúc Khiêm đã góp phần vào việc thay đổi, phát triển của sân khấu Hà Nội trong giai đoạn đầu thế kỷ XX.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Sân khấu Việt - Hàn chi trăm triệu tìm kịch bản đặc sắc cho trẻ em Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO