36 phố phường

Sắc đỏ hoa gạo "thắp lửa" phố phường Hà Nội

Kim Ngân - Ngân Hà 28/03/2023 15:47

Mỗi độ tháng Ba hàng năm, Hà Nội lại được tô điểm bởi sắc đỏ của hoa gạo. Những chùm hoa rực rỡ "thắp lửa" sáng bừng cả phố phường Thủ đô. Cùng dạo bước trên những cung đường " thắp lửa" tháng Ba qua chùm ảnh do phóng viên NHN thực hiện.

hoa-gao-012-lon.jpeg
Hoa gạo (hay còn gọi là hoa mộc miên) có tên khoa học là Bombax ceiba. Ngoài ra, hoa còn  được biết đến với nhiều tên khác như: hoa hồng miên, hoa Pơ-lang (cách gọi của người Tây Nguyên),...
hoa-gao-01-lon.jpeg
Cây hoa gạo thường chỉ mọc đơn độc. Cây có thân gỗ thẳng, cao khoảng 15 - 20 mét.
hoa-gao-02-lon.jpeg
Hoa gạo chỉ nở một lần trong năm, vào dịp cuối xuân. Thời gian hoa kéo dài từ tháng 3 đến đầu tháng 4 dương lịch.
hoa-gao-05-lon.jpeg
Hoa gạo xuất hiện là thời khắc báo hiệu xuân qua, hạ về.
hoa-gao-03-lon.jpeg
Hoa mộc miên gồm 5 cánh, có màu đỏ rực. Sau khi hoa tàn, quả mộc miên sẽ xuất hiện.
hoa-gao-ho-guom-11-lon.jpeg
Dù chiếc giỏ chỉ có đơn điệu loài hoa mộc miên nhưng lại không gợi cảm giác nhàm chán, u buồn. Trái lại, nó vô cùng đẹp và rực rỡ.hoa-gao-04-lon.jpeg
Tại Hồ Gươm - nơi trái tim của Tổ quốc, có một cây hoa mộc miên rất cao lớn.
hoa-gao-06-lon.jpeg
Tuy không rõ cây đã tồn tại được bao lâu nhưng triệu người con Hà Nội dám chắc rằng cây đã cùng dân tộc ngắm nhìn và trải qua biết bao thăng trầm, đổi thay của đất nước.
hoa-gao-10-lon.jpeg
Gốc và thân cây xù xì, hằn rõ dấu vết của thời gian. Có lẽ vì thế, người dân Hà Nội mới truyền tai nhau về cái tên "Cụ gạo".
hoa-gao-07-lon.jpeg
Với vẻ đẹp rực rỡ ấy, mỗi người dân đi tập thể dục qua bờ hồ đều phải dừng lại một vài phút để ngắm nhìn. Có những người chẳng thể kìm lòng mà phải lôi ngay chiếc điện thoại ra để lưu giữ ngay khoảnh khắc đó.
hoa-gao-010-lon.jpeg
Các bà các mẹ còn chu đáo hơn khi chuẩn bị áo dài thướt tha để xuống phố chụp ảnh cùng hoa gạo.
hoa-gao-09-lon.jpeg
Đối với các nhiếp ảnh gia đời đầu, chụp ảnh không phải chỉ là cái nghề mà đó còn là niềm đam mê, sự nhiệt huyết và đặc biệt là "chất nghệ" trong từng khung hình. Do đó, họ rất cầu kì trong khâu chuẩn bị và lựa chọn góc "nháy" để làm sao cho ra một bức hình đẹp nhất.
hoa-gao-11-lon.jpeg
Không chỉ người dân Việt Nam, nhiều du khách nước ngoài cũng phải dừng chân để ngắm nhìn và chụp ảnh với sắc đỏ tươi thắm của cây hoa mộc miên.
hoa-gao-14-lon.jpeg
Gần cây hoa gạo ở Hồ Gươm, một cây mộc miên cổ thụ khác nằm ở giữa 2 con phố Tràng Tiền và Trần Khánh Dư, trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Đây là một trong những cây lớn nhất khu vực nội thành Hà Nội.
hoa-gao-15-lon.jpeg
Cây gạo khoe sắc bên đường nét kiến trúc Pháp pha trộn với kiến trúc Đông Dương của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
z4217050451718_1238b6e67271817301c839ebad756dcc.jpg
Những chùm hoa sai trĩu, đỏ rực cả góc trời khiến ai ngang qua cũng trầm trồ ngắm nhìn.
z4217050447574_e959af688e407e722f1d074a53b0f87e.jpg
hoa-gao-17.2-lon.jpeg
Dưới bóng cây, hoa mộc miên trải dài trên nền đất và thảm cỏ như những đốm lửa nhỏ rực rỡ.

Dân gian ta có câu:

"Bao giờ cho đến tháng ba

Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn"

Mỗi độ tháng Ba về, Thủ đô  Hà Nội như được khoác lên mình tấm áo mới bởi sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo, báo hiệu cho một mùa hè tràn ngập sức sống đang tới./.

Bài liên quan
  • Chuyện về những con dốc trong lòng Hà Nội
    Những con dốc cao vời vợi của Hà Nội xưa, giờ đã được "khoác áo mới" bởi những con đường bằng phẳng, thẳng tắp. Nhưng với những người yêu Hà Nội, những con dốc vẫn luôn vẹn nguyên trong ký ức. những câu chuyện xung quanh chúng cũng dần mai một.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Sắc đỏ hoa gạo "thắp lửa" phố phường Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO