36 phố phường

Chiếc giếng đặc biệt giữa phố cổ Hà Nội

NH (t/h) 08:07 23/03/2023

Chiếc giếng ở đình Đông Thành đã góp phần làm nên chiến công của 60 ngày đêm Toàn quốc kháng chiến ở Thủ đô, mở đầu cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp.

dieu-dac-biet-cua-chiec-gieng-giua-pho-co-ha-noi.jpg

Tọa lạc tại số 7 phố Hàng Vải, đình Đông Thành, hay đình Hàng Vải, là một trong những ngôi đình cổ có không gian rộng rãi và kiến trúc đẹp nhất khu phố cổ Hà Nội.

dieu-dac-biet-cua-chiec-gieng-giua-pho-co-ha-noi-hinh-2.jpg

Không chỉ gắn bó với lịch sử phố cổ, đình còn là một địa danh ghi dấu cuộc Kháng chiến toàn quốc mùa đông năm 1946. Chiếc giếng nằm bên hậu cung của đình chính là di vật gắn với những ngày hào hùng ấy.

dieu-dac-biet-cua-chiec-gieng-giua-pho-co-ha-noi-hinh-3.jpg

Ngược dòng thời gian, vào ngày 19/12/1946, khi cuộc chiến nổ ra ở Hà Nội, trung đội tự vệ chiến đấu khu Đông thành đã đóng ở ngôi đình này để chống quân Pháp từ Cửa Đông thành Hà Nội thường xuyên đánh ra. Quân dân Hà Nội cũng sử dụng đình làm một trạm cứu thương của Liên khu I.

dieu-dac-biet-cua-chiec-gieng-giua-pho-co-ha-noi-hinh-4.jpg

 Trong tuần đầu tiên của cuộc kháng chiến, một số cán bộ, trong đó có cụ Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bị kẹt lại trong vòng vây của địch. Cụ Tố đã được các chiến sĩ bảo vệ khu Đông Thành giải cứu và đưa vào trú tại đình Đông Thành. 

dieu-dac-biet-cua-chiec-gieng-giua-pho-co-ha-noi-hinh-5.jpg

Lúc ấy, nhà máy nước bị phá, không có nước dùng, các chiến sĩ đã đào một cái giếng cạnh hậu cung. Nhờ có nguồn nước này mà hoạt động chiến đấu, trị thương và nuôi giấu cán bộ tại đình đã diễn ra thông suốt trong quãng thời gian đánh Pháp tại Hà Nội. 

dieu-dac-biet-cua-chiec-gieng-giua-pho-co-ha-noi-hinh-6.jpg

Có thể nói, chiếc giếng ở đình Đông Thành đã góp phần làm nên chiến công của 60 ngày đêm Toàn quốc kháng chiến ở Thủ đô, mở đầu cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống lại ách thống trị của thực dân Pháp.

dieu-dac-biet-cua-chiec-gieng-giua-pho-co-ha-noi-hinh-7.jpg

Sau ngày giải phóng thủ đô, chiếc giếng ở đình Đông Thành trở thành một di tích của cuộc kháng chiến chống Pháp, đồng thời vẫn được sử dụng như một nguồn nước phục vụ đời sống người dân.

dieu-dac-biet-cua-chiec-gieng-giua-pho-co-ha-noi-hinh-8.jpg

Những năm gần đây, giếng đã được tu bổ khang trang để xứng tầm với giá trị lịch sử cũng như phù hợp hơn với cảnh quan của ngôi đình cổ.

dieu-dac-biet-cua-chiec-gieng-giua-pho-co-ha-noi-hinh-10.jpg

Với người dân phố cổ Hà Nội, chiếc giếng đặc biệt này đã trở thành một địa điểm tâm linh thiêng liêng, thu hút nhiều người đến chiêm bái và ôn lại lịch sử vào những dịp lễ, Tết. 

Ngoài chiếc giếng gần hậu cung, đình Đông Thành còn một giếng nước khác có tuổi đời hàng thế kỷ nằm ở sân trước. Đây là một trong những giếng cổ hiếm hoi còn được bảo tồn ở khu phố cổ Hà Nội cho đến nay./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • Trao giải, triển lãm 62 tác phẩm ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản”
    62/561 tác phẩm ảnh chất lượng trong cuộc thi ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản” được đưa ra triển lãm và trong đó có 11 tác phẩm của 8 tác giả xuất sắc đạt giải.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • Nguyên Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND TP Hà Nội
    Bà Nguyễn Thị Tuyến, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội và ông Nguyễn Quang Đức, nguyên Trưởng ban Nội chính, được cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND thành phố do được phân công công tác khác.
  • Cơ hội tăng trưởng cho ngành rau, hoa, quả Việt Nam
    Ngày 12/12, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu Triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả lần thứ 7 (HortEx Vietnam 2025).
Đừng bỏ lỡ
Chiếc giếng đặc biệt giữa phố cổ Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO