Văn hóa - Xã hội

“Robinson” xứ Huế ở rừng ngập mặn Rú Chá

Hà Oai 09/08/2024 09:51

Vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Đáp (79 tuổi) và bà Trần Thị Hồng (77 tuổi) sinh sống gắn bó với rừng ngập mặn Rú Chá gần 40 năm và được bí là “Robinson xứ Huế”.

Rú Chá là tên của một khu rừng ngập mặn nguyên sinh có tổng diện tích khoảng 5ha nằm ở làng Thuận Hòa (xã Hương Phong, TP Huế) và là khu rừng ngập mặn duy nhất còn tồn tại trên đầm phá Tam Giang - hệ đầm phá lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Theo người dân giải thích cho biết, từ “Rú” có nghĩa là rừng rú còn “Chá” là tên loài cây đặc trưng tại đây và chiếm đến hơn 90% diện tích. Rừng Rú Chá không chỉ hấp dẫn du khách thập phương về phong cảnh, vẻ đẹp hoang sơ mà nhiều người hiếu kỳ còn tò mò về một ngôi nhà duy nhất ở giữa rừng của một cặp vợ chồng được ví là “Robinson xứ Huế” đang sinh sống.

z5711582954388_23356801a89a172e8a4b548534151862.jpg
Khách đến tham quan rừng Rú Chá và ghé thăm nhà ông Nguyễn Ngọc Đáp.

Đó là ngôi nhà của đôi vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Đáp (79 tuổi) và bà Trần Thị Hồng (77 tuổi) đang sinh sống giữa rừng Rú Chá đã được 37 năm. “Trước đây khu vực này là đầm lầy rất khó đi lại vào những ngày mưa mà chỉ di chuyển bằng ghe nhưng khi được tin tưởng giao cho ra giữ rừng Rú Chá tôi đồng ý với tiền công 3 tạ thóc/năm” - ông Nguyễn Ngọc Đáp kể. Ngồi bên cạnh, bà Trần Thị Hồng tiếp lời nói rõ hơn: “Ngày xưa rừng do địa phương quản lý và có nhiều người dân chặt phá cây đưa về làm củi nên chính quyền địa phương tìm người bảo vệ rừng Rú Chá và vợ chồng tôi ra ở, sau này rừng Rú Chá được giao cho cơ quan chức năng quản lý nên vợ chồng tôi không còn bảo vệ nữa nhưng vẫn sinh sống nơi này bởi do quen yên tĩnh”.

Tại thôn Thuận Hòa (xã Hương Phong) vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Đáp vẫn có nhà cửa và con cháu đang sinh sống nhưng do quen sống giữa rừng Rú Chá nên vợ chồng xin, được chấp thuận tiếp tục sinh sống ở đây. “Trong đó ồn ào lắm, chỉ khi nào có việc cần thiết thì tôi mới vào thôi và vợ chồng tôi mong sao được sống ở đây cho đến hết đời” - ông Nguyễn Ngọc Đáp cho hay.

Cũng theo vợ chồng bà Trần Thị Hồng, dù vợ chồng đã gần 80 tuổi nhưng sống không phụ thuộc vào con cái và vẫn đủ sức khỏe làm việc kiếm sống. Cụ thể, vợ chồng “Robinson xứ Huế” vẫn đang làm 3 sào ruộng, chăn nuôi cá, cua, gà, vịt… “Giờ hai vợ chồng tôi không có lương mà cũng như có lương bởi khi khách về đây tham quan và ghé vào thăm thấy tôm, cá, gà, vịt chúng tôi nuôi hoàn toàn tự nhiên… thì hỏi mua hoặc họ thuê chúng tôi nấu để thưởng thức luôn tại chỗ là có tiền”.

z5711554046835_e020f22105dcab3be50d4f882df3ba75.jpg
Vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Đáp và bà Trần Thị Hồng cùng ngôi nhà của mình.

Theo ông Nguyễn Văn Đáng - Trưởng thôn Thuận Hòa (xã Hương Phong) cho biết, khu rừng ngập mặn Rú Chá trước đây nhà nước thuê ông Nguyễn Ngọc Đáp bảo vệ và nay đã giao cho cơ quan chức năng. Tuy nhiên, do vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Đáp mong muốn ở lại sinh sống nên địa phương tạo điệu kiện.

z5711604724504_a9b60e7b6a5d15b3f6ef1626c0cafa0c.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Đáp trên đường về nhà của mình.

Bà Hoàng Kim Quy - Cán bộ Hạt Kiểm lâm TP Huế cho hay, đơn vị đang quản lý khu rừng ngập mặn Rú Chá và hiện nay vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Đáp vẫn đang hỗ trợ chính quyền địa phương và Hạt Kiểm lâm TP Huế trong việc chăm sóc, bảo vệ rừng ngập mặn Rú Chá. “Nếu thấy có điều bất thường bác Đáp sẽ thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc chúng tôi để kịp thời xử lý, đặc biệt là vào mùa chim di cư sẽ hay có các đối tượng thường lợi dụng săn bắt bất hợp pháp nên bác Đáp như “cánh tay nối dài” của lực lượng kiểm lâm” - bà Hoàng Kim Quy chia sẻ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Từ đêm nay, Thủ đô Hà Nội rét đậm
    Hôm nay 13/12 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại. Riêng Thủ đô Hà Nội từ đêm nay trời rét đậm.
  • Chương trình Xuân quê hương 2025 sẽ diễn ra tại Hà Nội
    Đây là sự kiện thường niên ý nghĩa dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần gắn kết đồng bào xa quê với Tổ quốc. Chương trình có sự tham dự của các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bộ Ngoại giao và các ban, bộ, ngành, địa phương.
  • Hà Nội vinh danh 83 cơ sở, công trình sử dụng năng lượng xanh
    Vừa qua, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ trao danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh Thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Hà Nội có gần 80 cơ sở dịch vụ karaoke đủ điều kiện kinh doanh
    Ngày 12/12, Sở VH&TT Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Nghị định số 148/2024/NĐ-CP ngày 12/11/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
  • Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững
    Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị đã tổ chức Diễn đàn “Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững”. Diễn đàn là dịp để các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra sáng kiến thực tiễn về phát triển đô thị theo hướng xanh và bền vững.
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
“Robinson” xứ Huế ở rừng ngập mặn Rú Chá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO